Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới, mà dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, còn là cách góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của mỗi người dân trong lĩnh vực này.Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quảng Hòa được phân bổ trên 293.687 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn.Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới, mà dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, còn là cách góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của mỗi người dân trong lĩnh vực này.Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quảng Hòa được phân bổ trên 293.687 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn.Thông tin từ Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho biết, vào khoảng 19h30 ngày 13/11, đơn vị tiếp nhận tin báo về việc xảy ra vụ nổ lớn tại gia đình anh Bế Văn C., SN, 1991, ở thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng – Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó trưởng Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Nhiều hạng mục được đầu tư, nâng cấp.
Dự án 6, chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An được bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 2 dự án; gồm Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu) và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang (Môn Sơn, Con Cuông).
Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông Lương Viết Tùng cho hay: Hạng mục tu bổ, tôn tạo di tích Nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn, là một điểm nhấn quan trọng của việc thực hiện dự án 6, cũng như hoạt động bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa ở địa phương. Chúng tôi kỳ vọng khi dự án hoàn thành, sẽ góp phần lưu giữ tốt hơn các giá trị văn hóa của người Thái, cũng kỳ vọng sẽ là điểm đến trên hành trình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Con Cuông.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc mua sắm, bàn giao trang thiết bị cho 228 nhà văn hóa; xây dựng 1 mô hình văn hóa, 10 tủ sách cộng đồng và hỗ trợ chống xuống cấp cho 3 di tích.
Ngoài ra, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều nội dung khác cũng đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, như hỗ trợ kinh phí cho 18 nghệ nhân người DTTS truyền dạy văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS; hỗ trợ kinh phí cho 14 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thu hút 585 người tham gia…
Anh Xồng Bá Cha ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cho biết: Qua các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa… chúng tôi nhận thấy kho tàng văn hóa của đồng bào các DTTS rất đồ sộ, giàu bản sắc, là nguồn cội văn hóa của mỗi tộc người. Vì thế, qua mỗi buổi tập huấn, truyền dạy, chúng tôi như thêm yêu văn hóa của dân tộc mình hơn.
Nhờ những đầu tư, hỗ trợ của dự án 6, nên tỷ lệ đồng bào DTTS xem truyền hình đạt 100%, nghe đài phát thanh đạt 100%, tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 96,11%, tỷ lệ thôn có đội văn hóa văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên đạt 68,41%…
Theo đánh giá của Sở Văn hóa thể thao Nghệ An, Dự án 6 có tác động tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh, thông qua việc nâng cao cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, thể thao; hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao và các đối tượng liên quan đến hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng tủ sách phục vụ đồng bào…
Thông qua các hoạt động thuộc Dự án, mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân được nâng cao mà vẫn đảm bảo yếu tố truyền thống, không bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xu hướng hội nhập. Các hoạt động, nội dung của Dự án 6 nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của đồng bào DTTS và miền núi.
Tháo gỡ những “điểm nghẽn”
Vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An chiếm 83% diện tích của tỉnh, là nơi cư ngụ của hơn 1,2 triệu người, với 5 thành phần DTTS đông đúc là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Đan Lai… Với đặc điểm địa lý, dân tộc đó, nhu cầu về phát triển cơ sở vật chất văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về thiết chế văn hóa, thể thao sau sáp nhập thôn, bản.
Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh còn 41 thôn, bản vùng đồng bào DTTS&MN chưa có thiết chế văn hóa, thể thao; 418 nhà văn hóa thôn, bản đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc không đảm bảo quy mô tiêu chuẩn. Theo đó, nhu cầu cần đầu tư cho linh vực này là rất lớn, nhưng việc huy động nguồn vốn còn hạn chế, bởi, các huyện miền núi khó khăn trong việc đối ứng nguồn vốn; việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; trong khi đó đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc, cán bộ văn hóa tại các địa phương triển khai Chương trình MTQG 1719 phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ nên sẽ gặp hạn chế về triển khai, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ.
Thực tế hiện nay, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An đang gặp một số tồn tại, vướng mắc cần sớm tháo gỡ. Cụ thể Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022, Điều 34, Mục 9, Khoản b quy định cụ thể định mức chi đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống, tuy nhiên tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 không có nội dung này gây khó khăn cho cơ sở thực hiện.
Ngoài ra, theo Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/4/2023 của Bộ VHTT&DL không quy định cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để thực hiện hỗ trợ cho nghệ nhân nên nội dung Xây dựng chính sách và hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống gặp vướng mắc.
Để việc thực hiện Dự án 6 đạt mục tiêu cao nhất, Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An cũng đã đề xuất, đối với nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống cho mỗi dân tộc có khó khăn đặc thù, thì cần điều chuyển từ nội dung sử dụng vốn sự nghiệp sang nội dung sử dụng vốn đầu tư do nhiệm vụ có nguồn vốn lớn, thời gian triển khai kéo dài.
Còn với nhiệm vụ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, cần tăng định mức số điểm trên mỗi nhà văn hóa do định mức hiện tại quá thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thuc-hien-du-an-6-chuong-trinh-mtqg-1719-o-nghe-an-gop-phan-thay-doi-suy-nghi-va-hanh-dong-ve-bao-ton-ban-sac-van-hoa-1731431227458.htm