Công trình “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương” lđược xem là một đại dự án, mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đại dự án này khó hoàn thành tiến độ theo kế hoạch, do vấp nhiều cái khó.Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại đoàn kết của hơn 21 nghìn đồng bào DTTS ở quê hương Quảng Trị Anh hùng.Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.Sáng 19/11, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị: Bồi dưỡng, tập huấn, tìm hiểu thực tế phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức quốc gia và trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc trên địa bàn huyện Quản Bạ năm 2024.Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại đoàn kết của hơn 21 nghìn đồng bào DTTS ở quê hương Quảng Trị Anh hùng.Triển khai Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều đợt truyền thông lồng ghép nội dung giáo dục về giới trong trường học để nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về tác hại tảo hôn và hôn nhân cận huyết (TH&HNCHT).Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, sáng 19/11, tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Gia Rai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum – Gia Lai.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024. Phát hiện loài thực vật mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Nghệ nhân Sình ca thôn Giếng Đõ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã huy động các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo.Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với đa phần là đồng bào Gié – Triêng sinh sống. Để bản, làng của đồng bào ngày càng khởi sắc, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, lực lượng Người có uy tín cũng có những đóng góp thiết thực, hiệu quả. Các vị luôn tiên phong trong nhiều lĩnh vực, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, tránh xa những hủ tục lạc hậu.Các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống cháu bé 7 tuổi tại phường Nông Trang, thành phố Việt Trì bị cửa cuốn kẹp vào cổ dẫn đến ngừng tuần hoàn. Đây là một trong những người bệnh được cứu sống từ “mô hình bác sĩ với người dân” được triển khai từ tháng 10/2023.Trong 3 năm từ 2022 đến 2024, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt Chương trình MTQG 1719). Chương trình đã tạo sinh kế cho người dân phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng nâng cao toàn diện đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 19/11, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Dự án “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương”, là danh mục sử dụng nguồn vốn của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) lớn nhất, chiếm 12% tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025.
Ở góc độ vĩ mô, đó là danh mục mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG 1719 trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại, công trình giao thông mang trọng trách lớn, là mở mới đường giao thông đến trung tâm xã đối với xã chưa có đường từ trung tâm huyện tới trung tâm xã.
Dự án có tổng mức đầu tư 428,8 tỷ đồng, gồm 16 gói thầu. Trong đó, 2 gói thầu có quy mô lớn nhất là Gói thầu XL02 thi công xây dựng công trình đoạn Km8+877,68 – Km12+713 và các cầu Suối Hộc, Chà Lài 1, Chà Lài 2 (giá gói thầu 281,6 tỷ đồng) và Gói thầu XL01 thi công xây dựng công trình đoạn Km0+00 – Km8+877,68 (99,79 tỷ đồng).
Đây là dự án nằm trong mục tiêu phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, nhằm phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện và kết nối trung tâm xã Nhôn Mai, Mai Sơn qua xã Hữu Khuông (các xã vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ) đến trung tâm huyện Tương Dương.
Ông Lô Văn Giáp,Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông (Tương Dương) thông tin: Lâu nay, các xã vùng lòng hồ gồm Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn rất khó khăn, vất vả vì thiếu đường bộ ra trung tâm huyện. Ba xã này muốn giao thương với bên ngoài, chỉ có 2 cách là đi thuyền bè trên lòng hồ hơn 2 giờ hoặc mượn đường bộ qua huyện Kỳ Sơn, với chiều dài 180km. Các sản phẩm nông nghiệp làm ra rất khó tiêu thụ nên cuộc sống bà con nặng tính tự cung tự cấp. Khi dự án khởi động, bà con rất phấn khởi bởi sau khi hoàn thành sẽ phá thế bế tắc của các xã vùng lòng hồ.,
Dự án đã và đang tiến hành những bước đầu tiên về đầu tư xây dựng, thì vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Nghệ An-chủ đầu tư thì, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân nguồn vốn khó có thể đảm bảo theo yêu cầu, kéo theo tỷ lệ giải ngân chung của Chương trình MTQG 1719 tại địa phương chưa cao.
Đại diện Ban Quản lý dự án sở Giao thông vận tải Nghệ An cho biết: Cái khó chung khi triển khai dự án, là khu vực miền núi xa xôi, có đồi núi cao, địa hình hiểm trở. Dẫn đến công tác triển khai tại hiện trường, như vận chuyển máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu gặp rất nhiều khó khăn. Đơn vị thi công đã phải vận chuyển vật tư, thiết bị qua phà, thuyền nên rất tốn kém và vất vả.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, đó là thời gian chờ hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường, kéo dài 6 tháng. Cụ thể, ngày 13/11/2023, Sở Giao thông vận tải Nghệ An trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; nhưng đến ngày 27/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới phê duyệt.
Đáng quan tâm, phần lớn dự án triển khai trên đất rừng phòng hộ nên rất mất thời gian thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mục đích rừng. Vì vậy, thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng kéo dài và phải qua nhiều bước, thủ tục đơn vị liên quan, dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công chậm.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tiến độ thi công của Dự án này. Ngay tại dự án thành phần cầu Suối Hộc, là công trình cấp I, nằm trong lòng hồ thủy đện Bản Vẽ đang gặp bất lợi do cốt nước thường xuyên ở mức cao, dẫn tới đơn vị thi công chỉ có thể thực hiện phần hạ bộ trong khoảng 4 tháng mùa cạn (từ tháng 4 đến tháng 7). Trong khi đó, đơn vị thi công không thể huy động các thiết bị lớn như xà lan, máy khoan cọc khoan nhồi vào lòng hồ để đẩy nhanh tiến độ.
Là đơn vị hưởng lợi, huyện Tương Dương cũng rất “ngán ngẩm” khi quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng kéo dài, dẫn đến việc thụ hưởng của người dân bị chậm trễ. Chủ tịch UBND huyện Tương Dương-ông Đinh Hồng Vinh chia sẻ: Chúng tôi rất mong Dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, buôn bán của người dân các xã vùng lòng hồ vốn đang khó khăn. Với tiến độ hiện nay, đến hết giai đoạn 2021-2025 thì Dự án vẫn chưa thể hoàn thành.
Với những khó khăn đang gặp phải và tiến độ thi công hiện nay, Dự án mở mới đường giao thông đến trung tâm xã đối với xã chưa có đường từ trung tâm huyện tới trung tâm xã sẽ khó hoàn thành theo kế hoạch. Như vậy, chỉ tiêu, mục tiêu đến năm 2025, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã của huyện sẽ không thể thực hiện được.
Nguồn: https://baodantoc.vn/thuc-hien-dai-du-an-tu-nguon-von-chuong-trinh-mtqg-1719-o-tuong-duong-vap-nhieu-cai-kho-1731849946579.htm