Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023


Nỗ lực của Việt Nam trong phát triển văn hóa

Tham dự Hội thảo về phía quốc tế có ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; ông Marco Della Seta, Đại sứ Italia tại Việt Nam; ông Piere du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tại Việt Nam…

Về phía Việt Nam có TS. Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; đại diện Sở VHTT/VHTTDL một số địa phương; các thiết chế văn hóa, hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo và đông đảo chuyên gia, nghệ sĩ, người thực hành nghệ thuật…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS. Nguyễn Phương Hòa cho biết: Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa là một công cụ pháp lý quốc tế trao cho các quốc gia chủ quyền ban hành các chính sách văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các biểu đạt văn hóa.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 1.

Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS Nguyễn Phương Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo

Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, ra đời Công ước và cũng là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7/2007 ngay sau khi Công ước có hiệu lực. Kể từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực với hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước và hiện đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025.

Về nghĩa vụ thành viên, Điều 9 của Công ước 2005 về Chia sẻ thông tin và sự minh bạch đã nêu rõ “các quốc gia thành viên cung cấp các thông tin phù hợp trong báo cáo định kỳ 04 năm/lần cho UNESCO về các biện pháp thực hiện để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế”. Đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2008-2011, 2012-2015 và 2016-2019. Theo tiến độ, Việt Nam sẽ phải nộp Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020-2023 cho UNESCO trong tháng 6 năm 2024.

“Chính vì thế, Hội thảo hôm nay được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn rộng rãi để các bên liên quan cùng góp ý nhằm hoàn thiện Báo cáo quốc gia do Tổ biên soạn gồm đại diện của các bộ, ban, ngành liên quan và một số tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dự thảo” – bà Nguyễn Phương Hòa nói.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 2.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (bên phải ảnh) cho ý kiến tại hội thảo.

Cũng theo bà Nguyễn Phương Hòa, giai đoạn 2020 – 2023 là một thời kỳ vô cùng khó khăn khi toàn thế giới hứng chịu đại dịch Covid, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa – một lĩnh vực đòi hỏi tụ tập đông người. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh ấy, chưa bao giờ chúng ta lại thấy lĩnh vực văn hóa được Đảng và Nhà nước Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt đến vậy. Đáng chú ý nhất phải kể đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11.2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Bên cạnh đó là các Hội thảo thể chế, chính sách và các nguồn lực cho phát triển văn hóa năm 2022 do Quốc hội chủ trì, Hội nghị toàn quốc kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa của Việt Nam, Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên về công nghiệp văn hóa năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì… Tất cả đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 2.

Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker chia sẻ tại hội thảo

Năm 2021, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Chiến lược cũng đặt ra một loạt các mục tiêu cụ thể cho văn hóa Việt Nam đến năm 2030, trong đó phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm…

Ở cấp độ địa phương, nhiều chính sách quan tâm đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cũng được một số tỉnh, thành phố ban hành, như thành phố Hà Nội với Nghị quyết Số 09 – NQ/TU ngày 22 tháng 2 năm 2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thành phố Hồ Chí Minh với Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; Tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững…; Tỉnh ủy Quảng Nam có Nghị quyết 11- NQ/TU về phát triển sự nghiệp văn hóa, TDTT giai đoạn 2021 – 2025…

Ở cấp độ các thiết chế văn hóa, hiệp hội, cá nhân nghệ sĩ, nhiều sáng kiến được chủ động thực hiện, tạo nên một đời sống văn hóa – nghệ thuật sôi động. Đây cũng là giai đoạn ghi nhận sự chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam, vượt qua những ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Trần Hải Vân trình bày tổng quan báo cáo

Tại Hội thảo, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đối với lĩnh vực văn hóa và đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước UNESCO 2005 nhiệm kỳ 2021-2025. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra môi trường chính sách và khung pháp lý thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa Công ước cũng như các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo của quốc gia.

Qua đó, ông Jonathan Baker khẳng định, trong thời gian tới, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội vẫn là đối tác tin cậy của Việt Nam và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nếu Việt Nam yêu cầu, không chỉ trong Công ước này mà còn trong các lĩnh vực hợp tác khác.

Đẩy mạnh mục tiêu phát triển văn hóa theo hướng bền vững

Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ cùng với các bộ, ban, ngành thì việc thực hiện Công ước 2005 vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy – Trưởng Ban nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, hiện nay Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn chưa thực sự khuyến khích và thu hút nhân lực vào lĩnh vực này. Đặc biệt, hệ thống luật pháp liên quan tới mô hình kinh doanh, đầu tư, kiểm duyệt, chính sách thuế và sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được hoàn thiện.

Thêm nữa, hiện nay Việt Nam chưa có Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hóa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thống kê của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan mới chỉ đáp ứng yêu cầu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chưa được thực hiện toàn diện và đầy đủ dẫn đến việc đề xuất giải pháp phát triển của từng lĩnh vực chưa kịp thời và sát thực tế. Nhiều lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa chưa chuẩn hóa được phương pháp thống kê, thiếu hệ thống theo dõi, nên rất khó đánh giá tình hình phát triển.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 4.

PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy – Trưởng Ban nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Qua đó, PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy cho rằng, trong thời gian 4 năm tới, để đạt được những kết quả nhất định trong việc tiếp tục thực hiện các cam kết theo tinh thần của Công ước 2005, Việt Nam cần ưu tiên nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quan trọng nhằm huy động, giải phóng nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Lồng ghép các vấn đề về phát triển văn hóa và sáng tạo văn hóa trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hợp tác phát triển quốc tế (về phát triển kinh tế, giáo dục – đào tạo, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,…), thúc đẩy cơ chế phối hợp đồng bộ, hợp tác liên ngành, xuyên ngành trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.

Cùng với đó, hình thành một mạng lưới các đô thị sáng tạo tại Việt Nam như là những trung tâm sáng tạo lớn của quốc gia về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo như thiết kế, thủ công, ẩm thực, du lịch văn hóa,… Phát triển và quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa sáng tạo trong môi trường số một cách phù hợp, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 5.

Quang cảnh Hội thảo

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam Bùi Nguyên Hùng, cần tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm góp phần bảo vệ những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, phổ biến tới cộng đồng và công chúng để họ có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.



Nguồn: https://toquoc.vn/thuc-hien-cong-uoc-2005-cua-unesco-giai-doan-2020-2023-nhieu-chuyen-bien-manh-me-trong-phat-trien-van-hoa-20240604144952641.htm

Cùng chủ đề

Để văn hóa trở thành nền tảng vững chắc của xã hội

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 3/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra đối với đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/de-van-hoatro-thanh-nen-tang-vung-chac-cua-xa-hoi-123068.htm

Quốc hội bàn về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa 2025-2035

Hôm nay, Quốc hội sẽ bàn thảo một số nội dung quan trọng liên quan tới Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật cảnh vệ... Tiếp tục chương trình làm việc đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (3/6), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 12 với nhiều nội dung quan trọng. Trong phiên làm việc buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Văn...

Bộ VHTTDL khởi động giải báo chí toàn quốc lần thứ hai

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch" lần thứ hai là ngày hội tôn vinh những người làm báo trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là nơi giao lưu và trao đổi nghề nghiệp giữa những người làm báo đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả...

Khai mạc Ngày hội Thế giới tuổi thơ lần thứ XXV

Thực hiện: Nam Nguyễn | 31/05/2024 ...

Ngọc Mai, Quốc Nghiệp phải làm việc với Thanh tra Bộ Văn hóa khi về nước

Ngày 29/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) cho biết: "Thanh tra Bộ Văn hóa sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM để làm việc với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp. Trước mắt sẽ đợi họ về nước, sau đó mới có buổi làm việc trực tiếp".Liên quan vụ việc, phía Công an TPHCM xác nhận đơn vị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội chợ Thương mại và Du lịch – Nhịp cầu Xuyên Á

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến Thương mại năm 2024 và hưởng ứng lễ hội Vì Hòa bình năm 2024, từ ngày 6-12/6/2024, tại thành phố Đông Hà, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội chợ Thương mại và...

Đánh thức tiềm năng du lịch qua điện ảnh

Tiềm năng chưa được đánh thứcĐiện ảnh đã được khẳng định là kênh quảng bá du lịch hữu hiệu trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia. Những cảnh quay đẹp trong các bộ phim "bom tấn" có thể tạo ra "ma lực" thu hút khách du lịch, giúp...

Đằng sau slogan ‘Theo cách của bạn” là bí mật công nghệ Viettel

35 năm Viettel là hành trình sáng tạo công nghệ để phục vụ mỗi khách hàng như một cá thể, với những nhu cầu cần được lắng nghe, phục vụ riêng biệt. Một minh chứng cho tầm nhìn này là hệ thống tính cước thời gian thực. Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) đối với nhà mạng có vai trò tương tự như Core Banking đối với ngân hàng, nhưng có quy mô và độ phức tạp lớn...

Chưa tạo sự công bằng giữa tài năng lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và lĩnh vực khác

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trong đó, vấn đề về đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa...

Tìm hiểu về sự phát triển của làng nghề khắc mộc bản có tuổi đời hơn 500 năm

(Tổ Quốc) - Nhằm bảo tồn và tạo cơ hội để di sản phát triển, ngày 2/6, tại Hà Nội, Phường Bách Nghệ -Trung tâm Nghiên...

Bài đọc nhiều

Doraemon vượt Conan thành anime ăn khách nhất Việt Nam

Kể từ lần đầu được dịch ở Việt Nam vào năm 1992, đến nay đã 32 năm, Doraemon vẫn là "thương hiệu bất bại ở Việt Nam" và được yêu thích qua nhiều thế hệ.Cách đây ít năm, một số khán giả trung thành của bộ truyện tranh gốc từng lo ngại trẻ em thế hệ mới sẽ không đọc truyện tranh...

Vietnam Post bị tấn công mã hóa dữ liệu gây gián đoạn hoạt động chuyển phát

Trong thông tin vừa phát ra trưa 4/6 về sự cố gián đoạn hệ thống CNTT của doanh nghiệp mình, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, vào 3h10 ngày 4/6, hệ thống CNTT của đơn vị đã bị tấn công bất hợp pháp ransomware (tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền - PV). Sự cố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch...

Thừa Thiên Huế xử lý đăng tin sai sự thật liên quan đến sự việc ông Thích Minh Tuệ

Chiều ngày 03/6/2024, tại UBND xã Hương Thọ, thành phố Huế, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với lực lượng chức năng đã tiến hành làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông N.V.T (sinh năm 1990) - chủ tài khoản Youtube “15s Bình Dương” về hành vi đăng các video có tiêu đề, ảnh bìa thể hiện nội dung “giật tít, câu view”, thông tin sai sự thật về...

Thúc đẩy mạnh mẽ quảng bá hình ảnh quốc gia, điểm đến du lịch của Việt Nam

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Viện Phim Việt Nam, Cục Điện ảnh, Vụ Kế hoạch tài chính, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Văn phòng Bộ.Từ thực trạng...

Cùng chuyên mục

Ở Hà Tĩnh vừa thả vô rừng một con động vật hoang dã chuyên săn mồi có tên trong sách Đỏ

Clip: Người dân bàn giao loài chim Diều hoa Miến Điện săn mồi dũng mãnh để thả về tự nhiên. Con diều hâu này là một trong những loài chim hoang dã, loài động vật hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ.Lãnh đạo Vườn...

Xẻ ngang sa mạc, Saudi Arabia xây dựng công trình như phim viễn tưởng

Việc phóng xe băng qua sa mạc mênh mông, trên một con đường thẳng tắp không rẽ lối nào giống như một cảnh phim khoa học viễn tưởng. Nhưng tại Saudi Arabia, viễn cảnh ấy...

Quyền Linh mời đạo diễn phim ăn khách nhất Hàn Quốc đến Việt Nam

Nghệ sĩ Quyền Linh, giám đốc Trung tâm Phát triển Điện ảnh, nhấn mạnh: "Liên hoan phim quốc tế là một trong những con đường ngắn nhất để đạt thành công trong lĩnh vực điện ảnh.Một bộ phim đoạt giải hoặc trình chiếu tại một liên hoan phim quốc tế uy tín sẽ thu hút sự chú ý của khán giả và...

Vì sao nhân viên văn phòng Trung Quốc đu trend trồng buồng chuối?

Theo báo South China Morning Post ngày 4-6, nhiều nhân viên trẻ tuổi ở Trung Quốc trồng chuối trong văn phòng như một cách mới lạ để giảm bớt căng thẳng nơi làm việc.Trong tiếng Trung Quốc có cụm từ "ting zhi jiao lu", nghĩa là ngừng lo âu. Nhưng khi phát âm, cụm "ting zhi jiao lu" cũng có nghĩa "chấm...

Công trình xa hoa bậc nhất của nước Nga

Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg (Nga), cung điện Mùa Đông là một trong những công trình khiến bao khách tham quan phải choáng ngợp trước độ chi tiết và lộng lẫy của nó.

Mới nhất

Hơn 100 ứng viên vào vòng trong cuộc bình chọn Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024

Hơn 100 ứng viên vào vòng trong cuộc bình chọn Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024Ngày 4/6/2024, Hội nghị Hội đồng sơ tuyển Bình chọn Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc 2024 được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. ...

Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index giữ sắc xanh

Áp lực bán mạnh vào cuối phiên khiến VN-Index chỉ có được mức tăng điểm nhẹ. Khối ngoại tiếp tục chuỗi bán ròng đã kéo dài 8 phiên, nhưng lượng bán ra đã giảm đáng kể. Cổ phiếu FPT đóng góp tích cực nhất...

Ở Hà Tĩnh vừa thả vô rừng một con động vật hoang dã chuyên săn mồi có tên trong sách Đỏ

Clip: Người dân bàn giao loài chim Diều hoa Miến Điện săn mồi dũng mãnh để thả về tự nhiên. Con diều hâu này là một...

Tổng kết và khai mạc Triển lãm cuộc vận động sáng tác tranh về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình...

(Bqp.vn) - Chiều 4/6, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết, trao giải, khai mạc Triển lãm Cuộc vận động sáng tác tranh về đề tài bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Các đại biểu...

Xẻ ngang sa mạc, Saudi Arabia xây dựng công trình như phim viễn tưởng

Việc phóng xe băng qua sa mạc mênh mông, trên một con đường thẳng tắp...

Mới nhất