Trang chủDestinationsQuảng NamThực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Nợ đọng dây...

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Nợ đọng dây dưa, chậm giải ngân vốn | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



Thời gian qua, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 ở cấp huyện và cấp xã trong tỉnh còn dây dưa. Trong khi đó, tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp năm 2022 khá chậm.

Năm 2022, do Trung ương và tỉnh chậm phân bổ nguồn vốn nên việc tổ chức triển khai và giải ngân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Ảnh: MAI LINH
Năm 2022, do Trung ương và tỉnh chậm phân bổ nguồn vốn nên việc tổ chức triển khai và giải ngân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Ảnh: MAI LINH

Dây dưa nợ đọng xây dựng cơ bản

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh, tính đến cuối tháng 12/2022 tổng số nợ đọng trong giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn Quảng Nam là hơn 191,7 tỷ đồng, trong đó nợ thực hiện tiêu chí xã NTM hơn 160,2 tỷ đồng và nợ thực hiện tiêu chí huyện NTM gần 31,5 tỷ đồng.

Đối với khoản nợ trên, ngân sách trung ương và tỉnh không nợ, ngân sách cấp huyện nợ hơn 126,1 tỷ đồng, ngân sách cấp xã và các nguồn khác nợ gần 65,6 tỷ đồng.

Trong hơn 191,7 tỷ đồng nợ đọng thì nợ công trình đã quyết toán gần 41,4 tỷ đồng (cấp huyện nợ xấp xỉ 21 tỷ đồng, cấp xã và các nguồn khác nợ hơn 20,4 tỷ đồng), nợ công trình chưa quyết toán hơn 150,3 tỷ đồng (cấp huyện nợ gần 105,2 tỷ đồng, cấp xã và các nguồn khác nợ hơn 45,1 tỷ đồng).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị các sở, ngành, địa phương chỉ đạo khẩn trương thực hiện nguồn vốn năm 2023 đã được giao, hoàn thành việc giao vốn đầu tư theo danh mục cho cấp xã trước ngày 15/3/2023 và lựa chọn nhà thầu chậm nhất trong tháng 4/2023.

Đến ngày 30/6/2023, công trình, dự án nào có tỷ lệ giải ngân 0% sẽ xem xét điều chuyển cho công trình, dự án khác trên địa bàn xã hoặc điều chuyển cho xã khác trong địa bàn huyện. Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo kho bạc nhà nước cấp huyện dừng giải ngân đối với công trình đến ngày 30/6/2023 có tỷ lệ giải ngân 0% để phục vụ việc điều chuyển…

Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh nhìn nhận, bên cạnh cân đối nguồn vốn đối ứng thực hiện Chương trình NTM giai đoạn 2022 – 2025 nợ xây dựng cơ bản ở cấp huyện và cấp xã còn nhiều, việc trả nợ chủ yếu trông chờ vào khai thác quỹ đất. Tuy nhiên, việc khai thác quỹ đất còn nhiều khó khăn, thủ tục phức tạp.

Theo ông Tấn, thời gian qua giá vật liệu xây dựng và nhân công tăng; đặc biệt là giá cát, sỏi, đất san lấp chưa được điều chỉnh kịp thời, phần tăng cao này cấp xã và người dân phải chịu đối ứng nên dễ phát sinh nợ ở cấp xã.

“Đáng chú ý, công tác quyết toán dự án hoàn thành đối với những công trình đã thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2020 còn khá nhiều. Hiện nay, còn đến 1.042 công trình chưa quyết toán, đây là vấn đề đáng báo động và cần quan tâm chỉ đạo trong năm 2023” – ông Tấn nói.

Theo ông Ngô Tấn, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo quyết toán dự án hoàn thành để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, nhất là nợ giai đoạn 2018 – 2020 ngay trong quý II năm 2023.

Cạnh đó, rà soát danh mục đầu tư, cắt giảm quy mô các công trình chưa thực sự cấp thiết, ưu tiên bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản trước khi đầu tư công trình mới. UBND tỉnh xem xét, ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, vượt thu hằng năm để hỗ trợ các địa phương khó khăn thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Kiên quyết xử lý trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện nếu xã còn nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn NTM. Nếu không có kế hoạch xử lý nợ thì thu hồi bằng công nhận đạt chuẩn NTM và kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn thống nhất với đề xuất của ông Ngô Tấn; đồng thời yêu cầu các cấp, ngành thời gian tới tích cực phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc khai thác quỹ đất để tạo nguồn thu cho các địa phương giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản.

Chậm giải ngân vốn

Ông Nguyễn Kim Vân – cán bộ chuyên trách NTM huyện Quế Sơn cho biết, thực hiện Chương trình NTM năm 2022, địa phương được ngân sách trung ương hỗ trợ 19,4 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển hơn 15,5 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 3,9 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 11,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 2,7 tỷ đồng).

Do việc khai thác quỹ đất gặp nhiều khó khăn nên cấp huyện và cấp xã không có nguồn thu để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình nông thôn mới. Ảnh: MAI LINH
Do việc khai thác quỹ đất gặp nhiều khó khăn nên cấp huyện và cấp xã không có nguồn thu để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình nông thôn mới. Ảnh: MAI LINH

Tuy nhiên, thời gian qua việc giải ngân các kênh vốn vừa nêu khá chậm. Tính đến ngày 31/1/2023, Quế Sơn mới chỉ giải ngân được hơn 5,5 tỷ đồng trong số hơn 15,5 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương (đạt 35,7%) và gần 9,9 tỷ đồng trong số 11,3 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh (đạt 87,6%).

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách trung ương chưa giải ngân được đồng nào, còn ngân sách tỉnh chỉ giải ngân được 475 triệu đồng trong số hơn 2,7 tỷ đồng (đạt 17,3%).

Năm 2022, tổng nguồn vốn Quảng Nam huy động thực hiện Chương trình NTM là hơn 1.982,5 tỷ đồng, gồm ngân sách nhà nước các cấp gần 1.590,4 tỷ đồng, vốn tín dụng xấp xỉ 40 tỷ đồng, vốn huy động từ các doanh nghiệp và HTX gần 28,6 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp quy ra giá trị gần 323,6 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/1/2023, các địa phương mới chỉ giải ngân được 42% các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trong kế hoạch thực hiện Chương trình NTM năm 2022.

Một số ý kiến cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn xây dựng NTM năm 2022 chậm tiến độ. Cụ thể, ngày 20/7/2022 HĐND tỉnh mới có nghị quyết về phân bổ vốn kế hoạch năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025. Từ đó, HĐND cấp huyện mới phê duyệt danh mục chi tiết công trình đầu tư công trung hạn thực hiện Chương trình NTM năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025.

Cạnh đó, vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương năm 2022 chậm phân bổ nên việc tổ chức triển khai và giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2022 gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ giải ngân thấp. Đáng chú ý, theo cơ chế phân cấp, nhiều huyện chậm chỉ đạo phê duyệt kế hoạch trung hạn, chậm giao vốn cho cấp xã…

Theo ông Ngô Tấn, các đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thành công tác chuyển nguồn, kéo dài kinh phí năm 2022 sang năm 2023 để thực hiện theo đúng thời gian UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Công văn số 8668 (ngày 23/12/2022).

Tập trung thực hiện giải ngân 100% vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 trước ngày 31/12/2023. Trường hợp đơn vị, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang thì chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và sẽ giảm bố trí vốn kế hoạch năm sau.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. Rakuten Viber ghi nhận hơn 54% người dùng đánh giá cao các tính...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Dùng gói cước 5G trả sau NINE, nhận BIB giải chạy Viettel Marathon

Từ ngày 12/11/2024, Viettel tặng miễn phí BIB tham gia giải chạy Viettel Marathon 2024 (chặng Hà Nội) cho khách hàng sử dụng gói cước 5G trả sau NINE (thành viên NINE 5G). Nhằm khích lệ phong trào rèn luyện thể thao, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) triển khai chương trình tặng voucher để nhận BIB giải chạy Viettel Marathon (chặng Hà Nội) áp dụng cho tất cả các cự ly 42km, 21km, 10km, 5km cho khách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Việt Nam xếp hạng 16/20 quốc gia giàu nhất châu Á | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey. ...

Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Hiện nay, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Đáng chú ý là, giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Trung ương và tỉnh giảm mạnh so với trước đây, trong khi đó bộ...

Lúa đông xuân được mùa | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Đợt nghỉ lễ vừa qua, nông dân trên địa bàn tỉnh tập trung thu hoạch rộ lúa đông xuân. Mặc dù trong vụ thời tiết diễn biến phức tạp, những loại sâu bệnh nguy hiểm phát sinh gây hại nhưng nhà nông đã triển khai hiệu quả nhiều biện pháp...

Đôn đốc tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nạo vét sông Cổ Cò | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 28/7, UBND tỉnh có công văn đề nghị các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, thành phố Hội An (đoạn qua địa phận thị xã Điện Bàn). ...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Mới nhất