Trang chủPolitical ActivitiesThực hiện "1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4...

Thực hiện “1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 không và 5 tăng cường trong triển khai dịch vụ công trực tuyến”


Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Sáng 31/8/2024, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đã tham dự Hội nghị.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự hội nghị tại các điểm cầu có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; 9 đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước vào giai đoạn phát triển dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay. Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình. Một số địa phương đạt tỷ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỷ lệ rất thấp dưới 5%, trung bình khối địa phương mới chỉ đạt 17,9%.

Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan Nhà nước, thể hiện thông qua tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

Để bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.

Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Việc hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.

Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC - Ảnh 3.

Quang cảnh Hội nghị chuyên đề Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tổ chức tại Đà Nẵng vào sáng 31-8

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu, giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; quan điểm, định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó nêu rõ: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp”.

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề ra các mục tiêu đến năm 2025: “Xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã… Thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc…”.

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC - Ảnh 4.

Thủ tướng chỉ ra 8 nhóm kết quả nổi bật cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập trong triển khai dịch vụ công trực tuyến

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Thủ tướng đã ban hành các chiến lược, chương trình về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số.

8 nhóm kết quả nổi bật

Về những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở.

Từ năm 2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 quyết định, 5 chỉ thị chỉ đạo, điều hành để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. 63/63 địa phương đã ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Thứ hai, nhận thức và hành động về nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công trực tuyến có nhiều chuyển biến tích cực. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC tăng từ 90% năm 2022 lên 93% đến tháng 8/2024.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2022, dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam xếp hạng 76/193, tăng 5 bậc so với năm 2020; dữ liệu mở xếp hạng 87/193, tăng 10 bậc so với năm 2020.

Thứ ba, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa được triển khai tích cực. Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Chính phủ đã ban hành 06 Nghị định; các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 04 thông tư.

Thứ tư, TTHC, quy định kinh doanh tiếp tục được cắt giảm, đơn giản hóa; số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến được nâng lên.

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC - Ảnh 5.

Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm

Từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 3.000 quy định kinh doanh; phân cấp cho địa phương gần 700 TTHC. Từ năm 2021 đến nay, đã cung cấp thêm gần 1.800 dịch vụ công trực tuyến, đạt 4.400 dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chiếm 70% tổng số TTHC.

Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình tăng từ 28% năm 2021 lên 51,5% vào tháng 8/2024. Đặc biệt, đã triển khai 43/53 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; trong đó, 23/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 đã được thực hiện toàn trình, giúp tiết kiệm cho Nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng/năm.

Tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các bộ, ngành đạt 43,4% (tăng 23% so với năm 2023), của địa phương đạt 64,3% (tăng 35% so năm 2023).

Thứ năm, hạ tầng số, nền tảng số, thiết bị, công nghệ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp được quan tâm đầu tư.

100% cơ quan nhà nước đã được triển khai mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã để trao đổi, chia sẻ dữ liệu. 100% bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Có 82,2% hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng; 84% thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh.

Thứ sáu, các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, 04 doanh nghiệp nhà nước. Cấp trên 87,7 triệu thẻ căn cước gắn chíp; kích hoạt trên 57,1 triệu tài khoản VNeID.

Thứ bảy, một số bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đổi mới, thực hiện các mô hình, giải pháp hữu hiệu trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp như các Bộ: Công an, Tài chính, Công Thương; các địa phương như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cà Mau, Tây Ninh… Cần hoan nghênh, học tập các bộ, địa phương này, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ tám, tích cực triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia, tạo thuận lợi thương mại sẵn sàng thực hiện hải quan số. Việt Nam đang triển khai kết nối và trao đổi tờ khai hải quan ASEAN với 8 nước thành viên ASEAN; tạo tiền đề để tiếp tục kết nối với Hàn Quốc, Liên bang Nga, New Zealand.

Cơ chế một cửa quốc gia đã cung cấp 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của trên 70.000 doanh nghiệp; hàng triệu bộ hồ sơ hành chính được xử lý trên môi trường điện tử, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thông quan.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách cần làm tốt hơn. Cải cách TTHC vẫn còn chậm, thủ tục còn rườm rà.

Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa chuyển biến rõ nét; kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến không đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị. Nhiều dịch vụ công trực tuyến chưa được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều hoặc chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp toàn trình. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình phát sinh hồ sơ của địa phương mới đạt 17%, mục tiêu đến năm 2025 là tối thiểu 80%. Việc tái sử dụng dữ liệu để người dân chỉ cung cấp thông tin 1 lần còn thấp.

Triển khai Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia còn nhiều bất cập. Chưa có nhiều cơ quan quản lý nhà nước triển khai TTHC nội bộ trên môi trường điện tử. Nhân lực số, hạ tầng số chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có đột phá. Tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền tăng mạnh. Công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận trong xã hội nhằm thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến và triển khai Đề án 06 nhiều lúc, nhiều nơi chưa được coi trọng.

Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm. Theo đó, người đứng đầu phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, khen thưởng, kỷ luật kịp thời; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

“Thực tiễn cũng cho thấy “không có gì là không thể”, vấn đề là có quyết tâm làm, có biết cách làm, cách huy động nguồn lực, sức mạnh của người dân và doanh nghiệp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hay không. Tinh thần là “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã bàn là phải thông, đã ra quân là chiến thắng””, Thủ tướng nêu rõ.

Người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan nhà nước

Về quan điểm, định hướng thời gian tới, Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách.

Thủ tướng chỉ rõ 1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 không và 5 tăng cường trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

1 mục tiêu chung là cắt giảm chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện, tạo thuận lợi và phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

2 trụ cột gồm: Kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ và tạo thực hiện thuận lợi dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3 đột phá là pháp lý hóa; số hóa; tự động hóa.

“4 không” là: Không giấy tờ; không tiền mặt; không tiếp xúc nếu pháp luật không quy định; không để ai bị bỏ lại phía sau.

“5 tăng cường” gồm: (1) Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành và tăng cường giám sát, kiểm tra; (2) Tăng cường công khai, minh bạch, đơn giản hóa TTHC gắn với tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu; (3) Tăng cường đầu tư hạ tầng số; (4) Tăng cường đối thoại, xử lý vướng mắc phát sinh; đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương, đẩy lùi tiêu cực; (5) Tăng cường kiến thức, kỹ năng số, phát triển nhân lực số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng trước hết yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ , nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Thứ hai, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó rà soát, phát hiện, kịp thời sửa đổi, bổ sung những bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống các quy định và văn bản quy phạm pháp luật và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn trên tinh thần cái gì thực tiễn đặt ra, đòi hỏi, yêu cầu, đã chín, đã rõ thì phải sửa đổi, bổ sung, thiết kế thành quy định để tạo hành lang pháp lý trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. “Chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”, Thủ tướng nêu rõ.

Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, TTHC; cương quyết xóa bỏ cơ chế xin-cho; tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch để cán bộ không mắc phải những sai phạm; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ (cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% TTHC và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ) và chuyển đổi mạnh mẽ sang xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các TTHC. Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì).

Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về TTHC liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng sử dụng hồ sơ hành chính dưới dạng dữ liệu số.

Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến.

Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng.

Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp các dịch vụ công trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa TTHC, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025, 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.

Sớm có nghiên cứu đánh giá, mở rộng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích để hoàn thiện hệ sinh thái trên môi trường điện tử cho người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công và Bộ phận một cửa các cấp, trở thành các điểm số hóa, cung cấp các dịch vụ công phi địa giới hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số, nhất là các đối tượng yếu thế.

Thứ tư, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; xây dựng, hoàn thành, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tăng cường kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công theo hướng người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan nhà nước.

Tăng cường đàm phán với các đối tác thương mại của Việt Nam để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo việc trao đổi thông tin, công nhận lẫn nhau đối với dữ liệu/chứng từ thương mại, chứng từ hành chính điện tử.

Thứ năm, tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số quốc gia thông suốt, hiệu quả. Tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia theo đúng Nghị quyết 175 của Chính phủ. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, tỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuyển đổi số. Khẩn trương xóa các điểm lõm sóng, lõm điện. Tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị, công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu công tác.

Thứ sáu, tiến hành tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thứ bảy, đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Đề án “Tuyên truyền, phổ biến về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong tháng 9/2024.

“Điều quan trọng nhất là tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số với phát triển đất nước nhanh, toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu phải quán triệt tinh thần gương mẫu, đi đầu, lãnh đạo, chỉ đạo thực sự sát sao, tổ chức thực hiện thực sự hiệu quả, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong công tác này”, Thủ tướng Chính phủ phát biểu và tin tưởng sau Hội nghị này, việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn, đạt kết quả quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/thu-tuong-tao-thuan-loi-nhat-phuc-vu-tot-nhat-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-thuc-hien-tthc-197240831135113782.htm

Cùng chủ đề

Tàu hàng bị trật bánh khi qua đèo Hải Vân ở Đà Nẵng

Trong lúc qua đèo Hải Vân (Đà Nẵng), tàu hoả chở hàng bị trật bánh 3 toa xe. Đến sáng nay (2/11), lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khắc phục sự cố. Sáng 2/11, lực lượng chức năng vẫn đang khắc phục sự cố tàu hoả trật bánh khỏi đường ray khi qua đèo Hải Vân, địa phận Đà Nẵng. Thông tin ban đầu, lúc 21h10 ngày 1/11, tàu hoả chở hàng đang di chuyển vào đường số 1...

Mena Gourmet Market đưa nông sản Quảng Nam đến TP Hồ Chí Minh

DNVN - Ngày 1/11, Mena Gourmet Market công bố việc hợp tác với Hội Khách sạn Đà Nẵng và Hợp tác xã Viet Farm đưa những sản phẩm nông sản độc đáo từ một số nông trại vùng núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đến tay du khách và người tiêu dùng tại TP...

Phát huy vai trò đầu tàu lĩnh vực logistics

Bài 1: Cảng Đà Nẵng gắn kết cùng thương hiệu của thành phố đáng sống! Bài 2: Cảng Đà Nẵng hướng đến cảng xanh: Lộ trình và những giải pháp  Bài 3: Định hướng chiến lược phát triển đúng đắn  Là tổ hợp cảng biển lớn và hiện đại nhất khu vực miền Trung, một cửa mở quan trọng hướng ra đại dương, điểm đầu và cũng là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, cảng Đà Nẵng...

Bắt tài xế lừa chạy án để chiếm đoạt 250 triệu đồng

Ngày 1/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng cho biết vừa bắt quả tang nam thanh niên có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức nhận tiền chạy án.Trước đó, Công an quận Cẩm Lệ nắm được nguồn tin có nam thanh niên nghi vấn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng việc nhận tiền để lo chạy án cho một người dân...

Các Thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo các Thương vụ, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp và khu thương mại tự do thành phố. Ngày 31/10, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại tháng 10 năm 2024 với chủ đề “Trao đổi về Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Vai trò của cơ quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024-2025

Phát biểu tại buổi lễ, ông Khuất Quang Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp nhấn mạnh, trải qua 56 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo hàng chục nghìn cán bộ kỹ thuật, quản lý cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện trường đào tạo...

Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Tỉnh Khánh Hòa sẽ sử dụng 5.787m2 đất giáp ranh với Công viên Yersin trên đường Trần Phú, TP Nha Trang (hiện nay là khu vực Nhà khách 378- Bộ Công an) để xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin. ...

Tái cơ cấu ngành Công Thương nhìn từ kinh nghiệm của những doanh nghiệp “đầu tàu”

Đổi mới công nghệ và chuyển đổi sốĐổi mới công nghệ và chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả, tối ưu chi phí và thích ứng với thị trường biến động nhanh chóng.Theo đó, các doanh nghiệp nói chung không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Bigdata); Chuyển đổi số trong quản trị...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy …

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ. Trên cơ sở kết quả tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương,...

Cùng chuyên mục

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Bqp.vn) - Sáng 31/10, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, làm việc với Nhà máy Z117 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) và Lữ đoàn 113 (Binh chủng Đặc công) về công tác chuẩn bị gian trưng bày, quà tặng và biểu diễn phục...

Bộ Công Thương cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên …

 1. Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngCác nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay cam kết về dịch vụ hậu mãi. Do vậy, trong trường hợp giao dịch phát sinh vấn đề không mong muốn, người...

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu …

1. Thông tin chung về vụ việc- Sản phẩm bị điều tra: Sản phẩm đúc bằng sợi có mã HS: 4823.61.0020, 4823.61.0040, 4823.69.0020, 4823.69.0040, 4823.90.1000.- Mã vụ việc: A-552-845 và C-552-846.- Các nước bị điều tra: 02 quốc gia gồm Việt Nam và Trung Quốc và đều bị đề nghị điều tra kép CBPG/CTC.- Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 50 triệu USD và...

Thông báo gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống …

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Mã vụ việc: AD21).  Ngày 09 tháng 10 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) đã có Thông báo số 156/TB-PVTM về việc ban...

Tiếp tục làm sâu sắc thêm về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam và truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai...

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ ngày 27 - 31/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến thăm các di tích lịch sử gắn với cách mạng Việt Nam tại Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông (Trung...

Mới nhất

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số

Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có đợt kiểm tra, khảo sát về việc “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030" tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh...

Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng

Đẩy mạnh đầu tư kho bãi, tăng cường dịch vụ để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm thiểu chi phí… đang là cuộc đua của nhiều doanh nghiệp giao nhận nhằm tiếp tục mở rộng thị phần. Đẩy mạnh đầu tư kho bãi, tăng cường dịch vụ để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm...

Khó nhưng vẫn chọn, vì sao?

Đề tham khảo tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá là dài và khó, nhất là khi phải...

Hết thời khan hiếm nguồn cung, tại sao giá nhà vẫn tăng?

Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp phép mới và đủ điều kiện bán nhà “trên giấy" đều tăng lên trong quý III/2024. Tuy nhiên, khi nguồn cung đã dồi dào, thị trường vẫn có những lý do khiến giá nhà tăng cao. Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp...

Mới nhất