Trang chủNewsChính trịThực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn bộc lộ nhiều tồn...

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực


Ngày 15/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Tại phiên họp, thẩm tra sơ bộ Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, trong năm 2023 đã tiết kiệm được 83.087 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2022. Có 31 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố có số tiết kiệm về chi ngân sách, trong đó một số Bộ, ngành, địa phương có số tiết kiệm cao; một số địa phương đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi thường xuyên. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên phạm vi cả nước nhất là các công trình trọng điểm quốc gia đạt cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản chặt chẽ, tiết kiệm từ khâu đầu tư, mua sắm đến khai thác, sử dụng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục cập nhật, vận hành có hiệu quả. Nhiều Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt việc rà soát, sắp xếp, bố trí lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

202405151514113794_dsc_1195.jpg
Ông Lê Quang Mạnh báo cáo tại phiên họp

Tuy nhiên, ông Mạnh cũng chỉ ra công tác THTK, CLP vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Theo đó, công tác hoàn thiện thể chế có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên có những tồn tại, hạn chế qua nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Một số Bộ, ngành chưa thực hiện đúng kế hoạch lập pháp, còn tình trạng chậm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; có dự án luật khi trình chưa bảo đảm chất lượng, hồ sơ chưa đúng quy định; tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh tiếp tục diễn ra.

Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư, đất đai, bất động sản, nhà ở, xây dựng, quy hoạch cũng như việc thực thi thiếu nhất quán của một số địa phương khiến cho việc triển khai các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, ách tắc, lãng phí, nhiều dự án phải dừng thi công do vướng thủ tục pháp lý, doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp.

Công tác quản lý, sử dụng ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), Chương trình phục hồi kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế dẫn tới lãng phí nguồn lực. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cho thấy có 91/115 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân cả nước, có đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn. Việc triển khai thực hiện 3 CTMTQG tiếp tục chậm, làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình. Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương nhất là kinh phí sự nghiệp thấp, chỉ đạt 46,77% kế hoạch bao gồm cả vốn năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2023.

Việc triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chưa đạt mục tiêu, yêu cầu, làm lãng phí nguồn lực. Đến 31/1/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình mới đạt 77.390 tỷ đồng/130.500 tỷ đồng, bằng khoảng 59% kế hoạch vốn; 107/272 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50%, một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực giao thông vận tải được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân rất thấp.

THTK, CLP trong quản lý, sử dụng tài sản công còn nhiều tồn tại, lãng phí. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chưa đầy đủ; nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chưa được giải quyết triệt để; công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước chậm; còn tình trạng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số địa phương để hoang hóa, lãng phí; việc xử lý, sắp xếp sử dụng tài sản công ở các đơn vị hành chính sau sáp nhập, nhất là tại các huyện, xã khu vực miền núi còn lãng phí do thiếu cơ chế, chính sách, pháp luật để xử lý.

Còn nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm do đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường; các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được giải quyết dứt điểm. Còn 404/908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích là 18.308/28.155 ha chưa được xử lý.

Cạnh đó, THTK, CLP trong tổ chức, bộ máy; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước mặc dù được cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế dẫn lãng phí về nguồn lực và thời gian. Việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều khó khăn, vướng mắc; cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục đại học còn nhiều bất cập do thiếu quy định pháp luật; cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân lực khoa học và công nghệ còn nhiều điểm chưa phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tồn tại, lãng phí trong triển khai các dự án đầu tư bất động sản. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc về pháp lý triển khai dự án trong đó có quy định về phương pháp định giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ chế phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất; doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động dẫn đến nhiều dự án phải giãn tiến độ, dừng triển khai; khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023.

Việc xử lý các dự án, cụm dự án theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 chưa đạt yêu cầu. Mới có phương án xử lý đối với 17/51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 11/13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 14/19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 501/880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-van-boc-lo-nhieu-ton-tai-la-nguy-co-dan-den-tham-nhung-tieu-cuc-10279882.html

Cùng chủ đề

‘Có những vật chứng, tài sản để lâu không thanh lý được, rất lãng phí’

Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. ...

Lãng phí từ một dự án không gian du lịch biển

Dự án không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, TP Sầm Sơn (gọi tắt là DA phía Đông) được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo...

Lãng phí cầu cảng cá trăm tỷ

Cảng cá “nhiều không”Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2010, hoàn thành, đưa vào sử dụng vào...

Phiên chất vấn lĩnh vực kiểm toán sôi nổi, thẳng thắn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, KTNN có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính Nhà nước, quản lý sử...

Xây dựng thiết chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng

Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). Tiếp tục tổ...

Sẵn sàng cho Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã dự buổi tổng duyệt Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024. ...

Xây dựng khu dân cư Mỹ Lại phát triển văn minh, hiện đại

Ngày 10/11, ông Võ Thanh An, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư (KDC) Mỹ Lại, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. ...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Lê Văn Trung, thay mặt lãnh đạo thành phố, đã dự, chung vui, chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà. ...

Đã hỗ trợ cho gần 3.400 hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, dột nát

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát, các địa phương trong tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ hơn 107 tỷ đồng cho 3.387 hộ gia đình, đạt trên 47,5% kế hoạch. Trong đó, nhiều nhất là huyện Bảo...

Bài đọc nhiều

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Khi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp

Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ với sự cần thiết của việc ban hành Luật. Song cần quy định chặt chẽ để bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, tránh tình trạng lộ, lọt thông tin. Bên cạnh đó, việc quy định rõ điều kiện, trường hợp được chuyển dữ liệu ra nước ngoài cũng nhận được nhiều ý kiến của các vị...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Cùng chuyên mục

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù hợp cho các cơ chế hợp tác tiểu vùng trong giai đoạn phát triển mới. ...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát như chiến dịch, ngày hội của toàn dân

Thủ tướng cho rằng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới. Yêu cầu...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

NDO - Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. Đón Chủ tịch nước Lương Cường...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

Mới nhất

Những kỳ vọng tại phiên chất vấn

Mục đích cuối cùng của hoạt động chất vấn là cả người hỏi và trả lời cùng nhau làm sáng tỏ các vấn đề nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra. ...

VietinBank thông báo chào hàng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có kế hoạch tổ chức Gói mua sắm “Quà tặng cho chương trình khuyến mãi đơn vị chi lương mới” sử dụng nguồn vốn chi phí của VietinBank. VietinBank kính mời các nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và quan tâm đối với việc cung cấp dịch...

Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh

Sau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa mới giải phóng mặt bằng được 10ha/435ha. Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằngSau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính...

Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất

Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án, nhưng trong thời gian tới sẽ tác động đến thị trường, vì làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất… của doanh nghiệp. TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử...

Mới nhất