Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung...

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách


Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo
Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo.

Chiều 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về “Khung chính sách và pháp lý cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”.

Vì mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dành cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UN và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

Các chuyên gia từ UNESCO Hà Nội, Trụ sở chính của UNESCO, Ban Phát triển Nhà giáo của UNESCO và Đại diện Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về Giáo viên vì Giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì và đại diện từ Đại học Sư phạm Thượng Hải đã tham gia và đóng góp chuyên môn cho Hội thảo.

Với mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia, hạnh phúc và an sinh của người dân cũng như hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV (diễn ra trong tháng 10-11/2024), dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025). Luật Nhà giáo nếu được Quốc hội Việt Nam thông qua kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để nhà giáo phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp hiệu quả vào công cuộc đổi mới giáo dục quốc gia.

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ, ở nhiều quốc gia, nhất là với đất nước có truyền thống trọng học, trọng thầy, thì vị trí, vai trò của nhà giáo luôn được quan tâm. Nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ xây dựng Đề án Luật Nhà giáo với phương châm nhất quán nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng làm sao để thu hút, giữ chân được những người tài vào nghề sư phạm, yên tâm cống hiến.

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng với quy trình, thủ tục công phu, kỹ lưỡng. Trong đó có sự tham gia trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, các sở GD&ĐT. Dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, có 127 lượt ý kiến tại các tổ và có 37 ý kiến thảo luận tại nghị trường.

Trong quá trình đó, Bộ GD&ĐT đã tham vấn với UNESCO – cơ quan chuyên môn về giáo dục của Liên hợp quốc và Lực lượng đặc nhiệm giáo viên quốc tế vì Giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì về bối cảnh toàn cầu và khu vực của công việc chuyển đổi của nhà giáo. Các tài liệu tham vấn chuyên môn gồm hướng dẫn quốc tế liên quan, nghiên cứu và kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách cho nhà giáo từ các quốc gia thành viên và các trung tâm nghiên cứu.

Tăng vị thế của nhà giáo

Trao đổi về quá trình soạn thảo Luật Nhà giáo và xin ý kiến ​​đóng góp, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, chia sẻ Luật Nhà Giáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng rãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố tất cả nhà giáo trở thành những lực lượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề này, cho dù họ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những người tham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay.

Trao đổi về chương trình Hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, UNESCO Việt Nam cho biết, Hội thảo là minh chứng sống động cho cam kết chung của UNESCO và Bộ GD&ĐT trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam, một đất nước đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Nhà giáo thế giới (5/10) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Trong khi đó, bà Valerie Djioze-Gallet, đại diện Ban Phát triển Nhà giáo viên (Trụ sở chính của UNESCO), cho hay, UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật pháp dành cho nhà giáo và sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho đất nước này nhằm giải quyết các thách thức, chẳng hạn như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhà giáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn…

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo
Bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam.

Hướng tới xây dựng chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định, ở các nước tiến tiến và có truyền thống về giáo dục, họ xác định rõ vai trò, vị thế của nhà giáo đối với sự hưng thịnh của quốc gia. Đầu tư cho giáo dục, phát triển nhà giáo là đầu tư cho sự phát triển, cho hiện tại và tương lai.

Thông qua các ý kiến được trao đổi tại hội thảo, các thông điệp đều đề cập sự phát triển đội ngũ nhà giáo và xây dựng chính sách nhà giáo theo hướng tăng cường và thuận lợi nhất để phát triển nhà giáo. Đó không chỉ là vấn đề tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, không gian làm việc, để nhà giáo có những điều kiện cơ bản nhất có thể sống được bằng nghề và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: “Đây không phải ưu đãi, biệt đãi đối với nhà giáo mà là những chính sách cơ bản của nhà giáo và kinh nghiệm trên quốc tế đều chứng minh việc đó. Trong thời gian tới, trong quá trình tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT sẽ hướng tới xây dựng những chính sách đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo”.

Thông qua các bài thuyết trình của các chuyên gia UNESCO, những người tham dự đã có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay: Trong một khế ước xã hội mới về giáo dục, người giáo viên phải được đặt ở trung tâm, và nghề nghiệp của họ phải được đánh giá lại và hình dung lại như một nỗ lực hợp tác, làm bừng lên những tri thức mới, mang lại sự chuyển đổi về giáo dục và xã hội [1].

Các đại biểu cũng được giới thiệu về Hướng dẫn Xây dựng Chính sách Nhà giáo, một công cụ hữu ích và thiết thực để định hướng cho việc xây dựng và/hoặc xem xét các chính sách quốc gia về nhà giáo thông qua việc giải quyết các thành tố khác nhau trong chính sách nhà giáo và cách các thành tố này tác động lẫn nhau, góp phần xây dựng chính sách quốc gia về nhà giáo dựa trên minh chứng như một thành phần tích hợp trong các kế hoạch hoặc chính sách của cả ngành giáo dục phù hợp với các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia nói chung.

Những vấn đề thực tế hơn mà nhà giáo trên thế giới nói chung và ở một số quốc gia nói riêng đang phải đối mặt cũng được nêu ra và thảo luận trong Báo cáo toàn cầu về Nhà giáo do UNESCO và Lực lượng Đặc nhiệm Quốc tế về Nhà giáo vì Giáo dục 2030 khởi xướng. Trường hợp cụ thể về Luật Nhà giáo của Trung Quốc cũng được Giáo sư Li Tingzhou, Đại học Sư phạm Thượng Hải chia sẻ.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều được tổng kết bằng nội dung thảo luận sôi nổi về tính liên quan của các kinh nghiệm quốc tế đối với việc xây dựng khung chính sách và pháp lý nhà giáo tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu.

[1] Báo cáo của UNESCO do Ủy ban quốc tế về Tương lai của giáo dục công bố năm 2021 có tựa đề Cùng hı̀nh dung lại tương lai của chúng ta – Khế ước xã hội mới cho giáo dục.





Nguồn

Cùng chủ đề

Văn Lãng (Lạng Sơn): Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm cho đồng bào...

Nhằm thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã nâng cao trình độ dân trí, tạo thuận lợi cho đồng bào DTTS có việc làm, tổ chức các mô hình...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026. + Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức...

Bộ GDĐT đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. ...

Bộ GDĐT đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

(ĐCSVN) - Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Mới nhất

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Ông Khuất Việt Hùng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Hanoi Metro

Theo đó, từ ngày 18/12, Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Khuất Việt Hùng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến nhận công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên,...

Mới nhất