Trang chủNewsDu lịchThúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình "cất cánh"

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình “cất cánh”

(Tổ Quốc) – Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, những năm gần đây, du lịch tỉnh Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhiều loại hình du lịch khác nhau để phát triển du lịch.

Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi với nhiều sông, hồ, thác nước, đồi núi trùng điệp tạo nên nhiều động đẹp như thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh… Các địa điểm hút du khách tham quan như khu sinh thái rừng đầu nguồn Núi cô, thác Giăng, vùng hồ Hòa Bình, gồm 47 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Đặc biệt, Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là Khu du lịch quốc gia có diện tích 52.000ha; trong đó diện tích mặt nước khoảng 8.000ha với hàng chục đảo và bán đảo tạo nên phong cảnh non nước hữu tình, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí.

Ngoài ra, nền văn hóa Hòa Bình có từ thời tiền sử, vùng đất nổi tiếng với bốn mường Bi, Vang, Thàng, Động. Các dân tộc sống trên vùng đất này có những nét văn hóa riêng biệt tạo nên các sắc thái đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.

Hòa Bình cũng là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của các dân tộc cùng với những lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc gắn với nông nghiệp nổi tiếng như: Lễ hội Chiêng người Mường, Lễ hội Chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Bi, Lễ hội Đền Bờ, Lễ hội Xên Mường người Thái,..

Đồng thời, Hòa Bình còn là cái nôi văn hóa của người Việt, là nơi bảo tồn, lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và gần 10 nghìn chiếc chiêng quý giá. Hòa Bình cũng là nơi sản sinh và còn lưu giữ những áng Mo sử thi “Đẻ đất – Đẻ nước” của người Mường. Mỗi dân tộc ở Hòa Bình có bản sắc văn hóa riêng thể hiện trong phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở, trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống… đặc sắc.

Bên cạnh đó, Hòa Bình có 05 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Mo Mường, Nghệ thuật Chiêng Mường, Lễ hội Khai hạ, Tri thức dân gian Lịch Tre của dân tộc Mường và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng Loóng của người Thái Mai Châu, đây là những lợi thế để du lịch Hòa Bình phát triển.

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình "cất cánh" - Ảnh 1.

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình “cất cánh”

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, những năm gần đây, du lịch tỉnh Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhiều loại hình du lịch khác nhau để phát triển du lịch.

Ngành du lịch Hòa Bình được chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; từng bước xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh.

Cụ thể, tỉnh đã ban hành Đề án phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia, Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp và đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị trường.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân lực và phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch hồ Hòa Bình.

Với thế mạnh là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, cộng đồng, du lịch thể thao và văn hóa tâm linh. Hòa Bình cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng loại hình du lịch tâm linh trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình và các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn… Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông mới tại các địa phương có tiềm năng như: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn để thu hút khách.

Đối với thị trường khách quốc tế, tỉnh chú trọng xây dựng các sản phẩm về du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề thủ công truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí…

Với sự nỗ lực kể trên, năm 2023, Hòa Bình đón 3,8 triệu lượt du khách tham quan, tăng 21,5% so với cùng kỳ, thực hiện 108,6% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế 450 nghìn lượt, đạt 100% kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch đạt 4.000 tỉ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 102,6% kế hoạch năm.

6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Hòa Bình ước đón 2,6 triệu lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 61,9% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 260 nghìn lượt, khách nội địa 2.340 nghìn lượt. Trong năm 2024, du lịch Hòa Bình phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách, trong đó có 500 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch trên 4.600 tỉ đồng.

Theo Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 đã đề ra 11 giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch, Hòa Bình sẽ phấn đấu đón 4,9 triệu khách vào năm 2025, doanh thu du lịch đạt 5,4 nghìn tỉ đồng.

Để hiện thực hóa mục tiêu này và hướng đến phát triển du lịch hiệu quả, an toàn, thời gian tới, Hòa Bình sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách trong và ngoài nước biết tới các điểm đến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống…

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình "cất cánh" - Ảnh 2.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình Bùi Xuân Trường cho biết, để thu hút thêm nhiều lượt khách đến với Hòa Bình, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách, việc xây dựng, tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn có ý nghĩa then chốt.

“Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, văn hóa, thể thao. Mở rộng các môn thể thao truyền thống của đồng bào thiểu số cũng như tổ chức các giải đua xe đạp, giải golf mang tầm quốc tế khu vực; phát triển thêm môn dù lượn để tăng sức cạnh tranh sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình với các tỉnh khác”, ông Bùi Xuân Trường cho hay.

Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình cũng sẽ chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Khu du lịch Mai Châu và những địa phương có tiềm năng du lịch như Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy. Đặc biệt, các dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh – chăm sóc sức khỏe; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng… sẽ được tập trung phát triển.

Có thể khẳng định, sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã giúp ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có chuyển biến mạnh mẽ, thu hút doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các sản phẩm mới, bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, từ đó, mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Hòa Bình “cất cánh”.



Nguồn: https://toquoc.vn/thuc-day-tao-dot-pha-cho-du-lich-hoa-binh-cat-canh-20241203151256274.htm

Cùng chủ đề

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Di sản văn hóa - báu vật do ông cha để lại Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với các di sản được UNESCO vinh danh. Trong đó có các di sản thiên...

Di tích Hải Vân Quan chính thức hoàn thành trùng tu

(Tổ Quốc) - Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. ...

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá - văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.Sáng ngày 20/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức...

Tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho du lịch phát triển

Ngày 19/12, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội nghị trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du lịch 2017. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người “nặn” ông già tuyết ở Hà Nội

(Tổ Quốc) - Ông Vũ Anh Tuấn (ở phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người có kinh nghiệm 20 năm làm nghề tạo hình người tuyết bằng xốp. Với đôi tay khéo léo và sự tỉ mỉ của mình, các sản phẩm mùa Giáng sinh ông tạo ra đều rất duyên dáng, và giúp ông thu được bạc triệu mỗi ngày. ...

Di tích Hải Vân Quan chính thức hoàn thành trùng tu

(Tổ Quốc) - Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. ...

10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hoá, Thể thao TP.HCM năm 2025

(Tổ Quốc) - Năm 2025, ngành Văn hoá và Thể thao TP.HCM phát động thi đua với Chủ đề "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc - động lực phát triển Thành phố trong...

Giới thiệu trọn vẹn tinh hoa văn hóa Việt Nam đến Mỹ Latin và Trung Đông

(Tổ Quốc) - Năm 2024, chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. ...

Lee Bo Young mặc đơn giản mà sang ở tuổi 45 nhờ 1 nguyên tắc

Sau đây chính là "chìa khóa" mặc đẹp của nữ diễn viên Lee Bo Young. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Nhiều đường bay thẳng từ các thị trường mới tới Phú Quốc đã và đang được thiết lập, trong đó có những hãng bay sang trọng, đưa các du khách có nhu cầu chi tiêu cao tới đảo ngọc.Kiên Giang: Phú Quốc đón đoàn khách trên chuyến bay thuê bao đầu tiên từ SécKiên Giang: Lĩnh vực du lịch thu hút trên 16,5 tỷ USD vốn đầu tưKiên Giang đặt mục tiêu đạt 38.000 tỷ doanh thu du lịch...

Hà Nam công bố logo Du lịch mới của tỉnh

Logo (biểu trưng) Du lịch mới của tỉnh Hà Nam là tổng hòa các hình tượng cánh diều, chùa Ngọc - Tam Chúc, mặt trời nhằm thể hiện các sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh, gắn liền là slogan “Hương sắc Hà Nam”. ...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần Văn hóa Việt-Nhật trên đỉnh núi Bà Đen ở tỉnh Tây NinhHơn 1 triệu du khách tham quan Khu Du...

Cùng chuyên mục

Xu hướng du lịch tình nguyện

Những ngày cuối năm, khi miền núi phía Bắc chìm trong sương lạnh và giá buốt, nhiều hoạt động thiện nguyện dành cho người nghèo và các vùng khó khăn lại được triển khai sôi nổi. Làm từ thiện là việc đáng quý, nhưng thực tế cho thấy nhiều vùng sâu, vùng xa đã đổi thay một cách căn cơ nhờ phát triển du lịch cộng đồng. ...

Lễ “Xên Đông” (Cúng rừng) của người Thái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NDO - Tối 21/12, tại Quảng trường Golden Field, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ “Xên Đông” (Cúng rừng) của người Thái thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Theo đồng chí Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, hiện thị xã...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc.Tìm hiểu 16 di sản Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của Nhân loạiMúa Lamvong Lào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thểTrò diễn...

Lãng đãng Ba Khan

Nếu muốn được hòa mình cùng thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, ít ồn ào của đám đông, Ba Khan (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) chính là lựa chọn dành cho bạn. Thung lũng Ba Khan thuộc huyện Mai...

Khai mạc tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu 2024

NDO - Tối 20/12, tỉnh Lai Châu chính thức khai mạc Tuần Du lịch-Văn hoá năm 2024. Với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ" đêm khai mạc đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách với sự tham dự của đại diện 8 tỉnh trung du, miền núi bắc bộ, Thành phố Hà Nội và đại diện chính quyền huyện Kim Bình, tỉnh Vân...

Mới nhất

Ngày hội Văn hóa quân-dân chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 22/12, tại phố đi bộ đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Ngày hội Văn hóa quân-dân chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân...

Bệnh nhân phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim

Nhập viện trong tình trạng suy tim nặng, hở van ba lá mức độ 4/4 khiến tim giãn to gấp đôi bình thường, kết hợp với rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân cao tuổi tưởng mình khó thoát cửa tử. ...

Nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng: Tự hào và biết ơn người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024), nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng giới thiệu 3 tác phẩm mới: Khúc tráng ca Cảnh sát Biển Việt Nam (NSƯT Hoàng Tùng thể hiện), Bài ca người lính Tàu ngầm (NSƯT Vũ Thắng Lợi), Tự hào người chiến sĩ Không quân (Đào Mác). Các ca khúc đều được phối...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động...

Mới nhất