Trang chủNewsKinh tếThúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu...

Thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả







Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: HNV) 

Trong khuôn khổ Tọa đàm nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) vừa mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông tin một số kết quả kinh tế – xã hội (KT-XH) vĩ mô nửa đầu năm 2024. Theo ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KH&ĐT, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ổn, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của nước ta năm 2024.

Trong khi nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khẩu… mặc dù đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm.

Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hàng hóa Việt Nam ở cả thị trường trong nước và quốc tế, và cả trong thu hút FDI, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… “Điều này đặt ra áp lực lớn đối với các bộ, cơ quan, trong đó có Bộ KH&ĐT, với vị trí, vai trò là cơ quan tổng hợp, tham mưu chiến lược về phát triển KT-XH, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Các giải pháp, chính sách điều hành yêu cầu phải chủ động, kịp thời ứng phó với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô bên ngoài; vừa phải thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả với các nước để không “tụt lại phía sau” trong các xu thế lớn toàn cầu. Đồng thời, phải tập trung cải thiện các yếu tố nền tảng về thể chế, hạ tầng, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… giải quyết các điểm nghẽn về nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển” – Vụ trưởng Nguyễn Đức Tâm nói.

6 nhóm kết quả tích cực của nền kinh tế vĩ mô nửa đầu 2024

Cũng theo Vụ trưởng Nguyễn Đức Tâm, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ đã theo sát tình hình, kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, chính sách điều hành, đóng góp chung vào các kết quả tích cực của nền kinh tế trong các tháng đầu năm, thể hiện qua 06 nhóm kết quả gồm:

Một là, tăng trưởng tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5,66% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,6%) và là mức tăng trưởng cao nhất ASEAN (Việt Nam tăng 5,66%, Indonesia tăng 5,11%, Malaysia tăng 4,2%, Singapore tăng 2,7%, Thái Lan tăng 1,5%).

Các chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… tích cực hơn qua từng tháng.

Xu hướng này cho chúng ta kỳ vọng tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng tiếp tục tích cực, dự báo có thể đạt mức cao theo kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (lần lượt là 6,2% và 6,0%).

Hai là, tiếp tục tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án đường cao tốc, trọng điểm, liên vùng, hạ tầng năng lượng. Đơn cử như vượt thu NSTW năm 2023 cho chi đầu tư phát triển khoảng 27 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã dành khoảng 20 nghìn tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, liên vùng.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu để phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia.

Đến nay, cả nước có khoảng 2.000 km đường cao tốc đi vào hoạt động; mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc là có thể đạt được.

Ba là, công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt nhiều kết quả rõ nét. Quyết tâm cải cách được thúc đẩy mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương.

Đặc biệt là, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sớm hơn 5 tháng so với thời điểm có hiệu lực của Luật.

Bộ đã tham mưu Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công; rà soát tổng thể vướng mắc trong các quy định pháp luật, nhất là về phân cấp, phân quyền để trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ.

Tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án giao thông đường bộ, để trình cấp có thẩm quyền mở rộng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại một số địa phương để xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng tại các địa phương khác.

Việc triển khai hiệu quả các chính sách này kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bốn là, công tác quy hoạch đã cơ bản hoàn thành, đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành toàn bộ 6/6 quy hoạch vùng; tổ chức các Hội nghị điều phối vùng, Hội nghị của các địa phương để công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư. Đây là cơ hội để sắp xếp lại không gian phát triển của cả nước, tạo động lực tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Năm là, nước ta tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Số vốn FDI thực hiện 5 tháng đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ; vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,9 tỷ USD, tăng 50,8%. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu tiếp tục đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Sáu là, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, các ngành công nghiệp chíp, bán dẫn… tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) ngày càng phát huy hiệu quả là cầu nối cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước và quốc tế và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên cả nước. Cuối tháng 5, Bộ KH&ĐT đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đào tạo Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Cần giải quyết 4 tồn tại lớn của nền kinh tế






Ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KH&ĐT (Ảnh: HNV)

Vụ trưởng Tâm cũng thẳng thắn chỉ ra, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 04 vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất, các động lực tăng trưởng mặc dù đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng khó tạo bước đột phá cho tăng trưởng năm 2024. Về phía cung, khu vực nông nghiệp tăng trưởng ổn định (quanh khoảng 3-4%), khó tạo bứt phá cho tăng trưởng kinh tế chung. Khu vực công nghiệp khó chuyển biến nhanh do phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, các nền kinh tế lớn. Khu vực dịch vụ, du lịch có chuyển biến, nhưng thiếu yếu tố đột phá, cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến quốc tế, cần thúc đẩy hơn nữa để phát huy tiềm năng đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng năm 2024.

Các ngành, lĩnh vực động lực mới cho tăng trưởng như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chíp, bán dẫn… còn chậm, nguy cơ không bắt kịp được với các nước trên thế giới, khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước đã ban hành các gói chính sách quy mô lớn để thúc đẩy.

Doanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý; một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để. Một số bộ, ngành, địa phương, trong một số trường hợp chưa thực sự theo sát, đồng hành cùng doanh nghiệp; chưa coi khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để đồng hành tháo gỡ, hỗ trợ.

Về phía cầu, tiêu dùng trong nước 5 tháng mặc dù tăng khá, nhưng dự báo cả năm khó có thể tăng trưởng cao như năm 2023 và các năm trước dịch 2015 – 2019; để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng thì cần tiếp tục có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tăng tiêu dùng trong nước.

Tăng trưởng xuất khẩu là điểm sáng, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn từ thị trường thế giới; áp lực cạnh tranh gia tăng; rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thương mại mới.

Doanh nghiệp phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững, tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị (ESG)… đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, trong khi thời gian để chuyển đổi không còn nhiều (nhiều nước dự kiến áp dụng từ năm 2026).

Đầu tư tư nhân phục hồi chậm; tốc độ tăng vốn FDI đăng ký có dấu hiệu giảm dần qua từng tháng, có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều (bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ), có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.

Cung ứng điện vẫn là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI; nhu cầu sử dụng điện tái tạo của doanh nghiệp ngày càng lớn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bảo vệ môi trường, giảm khí thải các-bon.

Thứ ba, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: tăng trưởng tín dụng; xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng “0 đồng”; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán…

Thứ tư, thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, phòng cháy, chữa cháy, tai nạn giao thông… vẫn là thách thức lớn đối với phát triển KT-XH nước ta.

Trước tình hình đó, Bộ sẽ tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới; tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6 – 6,5%); theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra (4-4,5%); tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, những kết quả ban đầu của nền kinh tế non nửa đầu năm 2024 là minh chứng rõ nét, khẳng định quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành thời gian qua của Chính phủ là rất đúng đắn, kịp thời; tạo tâm thế bản lĩnh, tự tin để triển khai hiệu quả các giải pháp trong thời gian tới. Đặc biệt là sự lãnh đạo sát sao, đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định đúng và trúng các vấn đề của nền kinh tế để tháo gỡ khó khăn, trong đó có công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, phân cấp, phân quyền, xử lý căn bản, cốt lõi các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo là các nội dung được khởi xướng từ Bộ KH&ĐT, ngoài ra còn có các khái niệm mới: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm… cũng đang được Bộ tích cực triển khai xây dựng tham mưu chính sách một cách thiết thực và hiệu quả. Theo Bộ trưởng, các nội dung đổi mới, cải cách cần thiết phải đi vào thực chất, đi vào tận sâu bản chất của vấn đề. Chẳng hạn, với thu hút FDI thì phải bền vững, với quy hoạch thì phải công khai minh bạch. Đáng chú ý là, khi ban hành các chính sách thì phải thiết thực đi vào cuộc sống, đặc biệt khuyến khích động viên các doanh nghiệp trong nước không ngừng lớn mạnh./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-tang-truong-ho-tro-nen-kinh-te-canh-tranh-hieu-qua-667653.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

 Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: Dương Giang –...

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Putin

(Dân trí) - Tối 20/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là sự kiện cuối cùng Tổng thống Nga Putin tham dự trước khi rời Việt Nam vào tối cùng ngày.  Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước chào mừng Tổng thống Putin có chuyến thăm...

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam

TASS dẫn một đoạn Tuyên bố chung Việt Nam-Liên bang Nga có đoạn nói rằng mối quan hệ của hai nước nhằm củng cố hòa bình, ổn định và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Báo chí Nga và các nước khác trên thế giới đã dành nhiều bài viết đánh giá về chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đến Việt Nam. Nhiều phóng viên cơ quan...

Ghi bàn ở phút cuối cùng, Serbia hòa nghẹt thở trước Slovenia

(Dân trí) - Slovenia dẫn bàn cho tới tận phút bù giờ cuối cùng, tuy nhiên khi trận đấu chỉ còn tính bằng giây, Serbia đã gỡ hòa 1-1 để giành lại một điểm quý giá tại Allianz Arena. 90+7' Hết giờ Slovenia hòa 1-1 với Serbia. 90+5'  Bàn thắng. Jovic ghi bàn Serbia thực hiện quả phạt góc, dường như đó sẽ là pha bóng cuối cùng của trận đấu. Ilic treo bóng vào trong vòng cấm địa, Jovic đã tì đè tốt và...

Giá tiêu hôm nay 21/6/2024, thị trường đồng loạt giảm, người trồng bán nhỏ giọt để nghe ngóng

Giá tiêu hôm nay 21/6/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 160.000 đồng/kg.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

 Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: Dương Giang –...

Thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi

Sự hồi phục này có được nhờ những điều chỉnh tích cực từ các cơ quan quản lý, điều hành cùng việc không ngừng hoàn thiện về thể chế chính sách cũng như sự mở rộng nguồn cung của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp... Nhiều dự án mới được mở bán ...

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng nhẹ

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng nhẹ  ...

Đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, hiệu quả, đúng quy chế

Sáng 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với Ban Chỉ đạo thi 63 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chủ trì tại điểm cầu Bộ GD&ĐT.  Hơn 1 triệu thí sinh dự thi tại 2.323 điểm thi Thay mặt Thường trực...

Tạo thêm động lực phát triển trong nhiều lĩnh vực

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir...

Bài đọc nhiều

FPT lọt TOP 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á

(ĐCSVN)- FPT vừa được đưa vào danh sách 500 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á (The Southeast Asia 500) và là công ty lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ CNTT trong khu vực do Fortune đánh giá. Fortune nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín thế giới như Fortune 500, Fortune Global 500, Fortune Europe 500…   Các công ty tại 7 quốc gia bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia...

Việt Nam cần đa dạng hoá nguồn cung để sử dụng hiệu quả năng lượng

Kể từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng. Năng lượng nhập khẩu có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2020 và đạt mức nhập khẩu kỷ lục vào năm 2020 với 53.605 KTOE Lễ công bố "Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2024." (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách then chốt cho phát triển năng lượng bền vững, tiến đến phát thải...

Khi nào thì đậu tương thoát cảnh “rớt giá”?

Khô đậu tương đột ngột tăng vọt, doanh nghiệp chăn nuôi bất an Trung Quốc ồ ạt nhập đậu tương, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng mạnh? Tuy nhiên, vào cuối năm, tâm điểm chú ý của thị trường thường dần chuyển dịch sang việc đánh giá vụ mùa mới của Mỹ. Đây có thể là biến số khiến giá đậu tương đảo chiều xu hướng hiện tại. Xuất...

Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Thế giới tăng cao, giá vàng nhẫn tiến sát vàng miếng

Giá vàng trong nước hôm nay 20/6/2024 Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được một số thương hiệu điều chỉnh tăng. Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn đắt hơn 100 nghìn đồng mỗi lượng so với chốt phiên hôm qua, niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ tại TP.HCM ở mức 73,55-75,15 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji mua -...

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 50 ASEAN, bất ngờ về DN Việt đứng nhất bảng

Vingroup và nhiều công ty khác của Việt Nam như Masan, Hòa Phát,... lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bất ngờ là vị trí đầu bảng của DN Việt là một tập đoàn có lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các DN khác. Tạp chí Fortune hôm 18/6 đã công bố danh sách Fortune SEA 500 - thống kê các doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có 70...

Cùng chuyên mục

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả ước thu về 3,4 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 3 tỷ USD Chất lượng, minh bạch thông tin “chìa khóa” để nông sản Việt vào thị trường EU Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, theo số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu...

Giá cà phê tiếp tục neo cao?

Dự báo giá cà phê ngày 19/6/2024: Giá cà phê bật tăng trở lại? Dự báo giá cà phê ngày 20/6/2024: Giá cà phê trong nước có "trượt dốc"? Dự báo giá cà phê ngày 21/6/2024 tại thị trường trong nước quay đầu tăng. Theo đánh giá mới đây của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), nguồn cung cà phê trong nước hiện đã gần như cạn, tồn kho...

Thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi

Sự hồi phục này có được nhờ những điều chỉnh tích cực từ các cơ quan quản lý, điều hành cùng việc không ngừng hoàn thiện về thể chế chính sách cũng như sự mở rộng nguồn cung của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp... Nhiều dự án mới được mở bán ...

Giá lúa giảm mạnh từ 200-400 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/6 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh với các loại lúa. Riêng thị trường gạo giá biến đông trái chiều, giá gạo nguyên liệu tăng 100 đồng/kg trong khi giá gạo thành phẩm IR 504 giảm 50 đồng/kg. Trên thị trường lúa, ghi nhận tại các địa phương như An Giang, giá ổn định,chất lượng lúa đẹp, một số nơi lúa được cắt trong 2...

Mới nhất

Toàn văn Tuyên bố chung Việt – Nga nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin

2. Nhằm phát huy thành tựu đạt được sau 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, gìn giữ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, cũng như tranh thủ tiềm năng hợp tác, hai bên khẳng định mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược...

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Nga

Việt Nam - Nga đã ra tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị song phương. Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ngày 20-6...

Mới nhất