Trang chủNewsThời sựThúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp...

Thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN nhanh và hiệu quả hơn

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới, tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. Ảnh: Diệp Trương/TTXVN

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khi trao đổi với báo chí về bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; thông qua vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng và tính tiên phong cách mạng, gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên để nỗ lực thực hiện thành công Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27).

Tổng Bí thư khẳng định, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biện pháp để thực hiện thành công công cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định trong Điều lệ Đảng, đó là “xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”. Đồng thời, đây cũng là biện pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đã được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, hướng tới hai mục tiêu chiến lược, mốc 100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm thành lập nước (2045); thể hiện khát vọng, ý chí của toàn Đảng, toàn dân, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phồn vinh. Để sớm đạt được những mục tiêu này, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một giải pháp, cho nên phải tập trung nguồn lực và nỗ lực thực hiện.

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phát huy sự vào cuộc thực chất và hiệu quả của cả hệ thống chính trị thông qua việc thúc đẩy và giải quyết hài hòa mối quan hệ của ba yếu tố: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tư tưởng này đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rất rõ trong bài viết.

Về phát huy sự lãnh đạo của Đảng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư nhấn mạnh sự chỉ đạo đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế với những cách làm mới, quyết liệt, khoa học. Theo đó, Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách; lãnh đạo thể chế hóa đường lối, chính sách thành pháp luật để quản lý Nhà nước và xã hội. Đồng thời, phải có quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ để chính sách, pháp luật thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Chính phủ cần theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật để kịp thời phát hiện những quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn, cản trở đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực đầu tư, sản xuất, kinh doanh để có biện pháp xử lý, không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế – xã hội.

Về Nhà nước quản lý, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần phải phát huy và vận dụng hài hòa giữa nguyên tắc “đức trị” và “pháp trị” trên tinh thần “đức trị” là sự phát huy các ưu điểm, thế mạnh, vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, nêu gương của cán bộ đảng viên để dẫn dắt yếu tố “pháp trị” là việc thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Với cách nói ngắn gọn, đơn giản nhưng ý nghĩa của vấn đề này vô cùng to lớn: Đã là cán bộ, đảng viên trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thì phải gương mẫu đi đầu, bảo đảm sự thượng tôn pháp luật. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu cán bộ, đảng viên làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, chủ động phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật thì pháp luật sẽ đi vào cuộc sống, cải cách hành chính sẽ được bảo đảm, các “điểm nghẽn” được tháo gỡ, từ đó khơi thông nguồn lực phát triển. Nếu cán bộ, công chức gương mẫu thì những bức xúc trong quy trình thủ tục hoặc sự chậm trễ, thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm với người dân… sẽ không còn nữa. Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư khẳng định, sẽ không có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên thực tế nếu như cán bộ, đảng viên, cơ quan Nhà nước thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm với quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế – xã hội.

Về vấn đề nhân dân làm chủ, Tổng Bí thư nhấn mạnh, để có dân chủ thực chất thì mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đức hy sinh vì sự nghiệp chung, chăm lo cho nhân dân được thực hiện đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nếu cứ nói dân chủ, nhưng cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không hướng dẫn, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện thì dân chủ ở đó chỉ là hình thức. Để “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng yêu cầu, mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phải vì nhân dân, bảo vệ nhân dân; mọi cán bộ, đảng viên phải là “công bộc của dân”. Vậy thì, trong mọi công việc của mình, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Làm tốt điều này sẽ phát huy sự đồng thuận của người dân trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; từ đó thúc đẩy dân chủ, khuyến khích người dân tham gia tích cực hơn vào công tác quản lý nhà nước và xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩ vào năm 2045 theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 27.

Nhấn mạnh những nội dung mà Tổng Bí thư đề cập trong bài viết là tư tưởng lớn, hết sức thực tế để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, cần xây dựng mô hình điểm ở một số địa phương với các mục tiêu, cách làm và kết quả cụ thể, trên cơ sở đó lan tỏa, nhân rộng trong toàn quốc, để việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là một phương thức quan trọng giúp thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đối với ngành Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị cần phát huy vị trí, vai trò của ngành Tư pháp, chủ động tham mưu với Chính phủ và các cấp ủy ở địa phương để tổ chức các hoạt động triển khai Nghị quyết 27 trên cơ sở nhận thức mới về tư tưởng mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 mà Nghị quyết 27 đề cập là “Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo…”. Do đó, Bộ Tư pháp sẽ phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương và các Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện để hướng dẫn, lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như các vấn đề của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến người dân và doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật, đóng góp xây dựng thể chế.

Đối với tư pháp địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, cần quan tâm đề xuất cấp ủy cùng cấp xây dựng kế hoạch hoạt động liên quan đến công tác tư pháp, pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền theo hướng gắn công tác tuyên giáo với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong xã hội; gắn công tác dân vận với vận động nhân dân chấp hành, tuân thủ pháp luật; hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ ở cơ sở về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và những vấn đề tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện thể chế, đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Baotintuc.vn

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/thuc-day-qua-trinh-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-nhanh-va-hieu-qua-hon-20241023145257501.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư chủ trì hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIV

Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (6.11). Sáng nay (6.11) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng,...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường chuyển đoàn đại biểu Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm chuyển về sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Chủ tịch nước Lương Cường chuyển về sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM. Chiều 31/10, trước phiên thảo luận về Luật Bảo hiểm Y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã thông báo về việc chuyển sinh hoạt đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Buổi sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc

Chiều 7/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thành phố Trùng Khánh, tiếp tục chuyến làm việc tại Trung Quốc. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-thanh-pho-trung-khanh-trung-quoc-20241107203319221.htm

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cùng chuyên mục

Tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh

(ĐCSVN) - Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương Việt Nam mở rộng và tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh. ...

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã hợp tác với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (VNAT) tổ chức hội thảo về “Giải pháp du lịch...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng để đầu tư tiền ảo

Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa bắt giam nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mượn tiền đáo hạn rồi chiếm đoạt.Qua điều tra, cơ quan công an xác định Cù Thị Hoài Thanh (31 tuổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là nhân viên Ngân hàng TMCP (Chi nhánh Sông Hàn).Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, Thanh quen biết với...

Mới nhất

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao...

Tiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát huy thế mạnh du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp được xem là định hướng quan trọng gắn với mô hình du lịch sinh thái sông nước và vườn cây ăn trái đặc sản mà địa phương đang nỗ lực khai thác hiệu quả. Trung bình mỗi năm, Đông Hòa Hiệp đón...

Mới nhất