Trang chủChính trịNgoại giaoThúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đem lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường
Năm 2024 đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam có thể đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội. (Nguồn: PwC)

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 13/11/2024 cũng như tại nhiều diễn đàn khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam cần làm mới ba động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và thúc đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…

Không ngủ quên trên chiến thắng

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều kỳ tích. Sự quyết liệt, sáng suốt trong chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã đưa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bứt tốc trong những tháng cuối năm, cán đích tăng trưởng trên 7%, đứng đầu khu vực ASEAN, vượt mục tiêu 6,5% – 7% do Quốc hội đặt ra.

Không những thế, năm qua cũng đánh dấu mốc quan trọng khi chúng ta có thể đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Mức tăng trưởng GDP trên 7% đảm bảo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ở mức 4.700 USD-4.730 USD. Theo ước tính, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động năm 2024 ước đạt 5,56%, vượt mục tiêu 4,8%-5,3% do Quốc hội giao.

Để đạt được những mục tiêu đó, ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng DN và người dân đã mang lại những trái ngọt cho Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức gây mất ổn định nền kinh tế vĩ mô: thị trường bất động sản, thị trường tài chính còn gặp nhiều khó khăn; nợ xấu ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng. Triển vọng kinh tế năm 2025 tuy tươi sáng hơn nhưng vẫn sẽ tiếp tục gặp không ít trở ngại.

Trong khi đó, các rủi ro bên ngoài chưa có dấu hiệu được giải quyết mà có nguy cơ còn lớn hơn so với năm 2024. Thách thức càng nghiêm trọng hơn khi triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới bị đe dọa bởi lạm phát, hệ thống tài chính toàn cầu

suy yếu trong khi xung đột quân sự Nga – Ukraine và Trung Đông tiếp tục leo thang, chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy… Hơn nữa, nền kinh tế thị trường với cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hiệu quả của các DN và dự án nhà nước đã gây ra sự lãng phí, không phát huy hết tính ưu việt của nền kinh tế thị trường…

Đặc biệt, hiện nay DN và người lao động đang đứng trước nhiều khó khăn liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Theo báo cáo khảo sát nhanh mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam, về triển vọng sản xuất kinh doanh của DN, gần 70% giảm đơn hàng và trên 20% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới, dẫn đến DN tiếp tục cắt giảm lao động và sức mua của người tiêu dùng giảm.

Ngoài ra, các thách thức nội tại của nền kinh tế mở và tác động của cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay đến Việt Nam ngày càng lớn, khi giá nguồn vốn sản phẩm (manufactured capital) của nền kinh tế nói chung cũng như giá đầu vào của nhiều DN tăng (giá xăng tăng mạnh và giá bán lẻ điện có xu hướng ngày càng tăng). Trong khi đó, các dự báo cho thấy biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường không những sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho chi phí sinh hoạt, đi lại… của người dân cũng tăng theo trong bối cảnh chúng ta cũng đang đứng trước thách thức cải cách chính sách tiền lương cho người lao động. Hơn nữa, Việt Nam là một trong những nước có độ mở thương mại cao nên khi lạm phát các nước tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến các DN nhập khẩu.

Ngày 12/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025. Theo đó, tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, phấn đấu khoảng 7-7,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4,5%. Mục tiêu này là khả thi nếu so sánh kết quả đạt được 2024 và triển vọng, tình hình chung thế giới và trong nước năm 2025.

Để hiện thực hóa mục tiêu, chúng ta cần phải có gói đồng bộ giải pháp vĩ mô ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo có hiệu ứng lan tỏa tích cực vĩ mô, nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường hơn là chỉ có chính sách đơn lẻ có lợi cho một ngành hoặc cá nhân DN. Xin đề xuất năm giải pháp về các lĩnh vực sau:

Chính sách tiền tệ

Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của giá cả để xem xét giảm lãi suất và điều kiện tín dụng để DN, người dân, nhất là DN trong khu vực nông nghiệp đang là nền tảng bền vững cho nền kinh tế hiện nay – tiếp cận được tín dụng. Đối với xử lý nợ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Trong điều hành chính sách giá – lương – tiền cần đảm bảo thị trường tiêu dùng vận hành lành mạnh để những người lao động có thể tiếp cận các hàng hóa thiết yếu đáp ứng cuộc sống gia đình. Đặc biệt, phải đảm bảo cho các gia đình có thu nhập trung bình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ có thu nhập ổn định có thể tiếp cận được nơi ở nhằm đảm bảo một xã hội phát triển bền vững và một đất nước “đất lành chim đậu”.

Thị trường tiền tệ (đặc biệt trong bối cảnh đồng VND nội tệ còn yếu) luôn gắn chặt với thị trường bất động sản, ngoại tệ mạnh, kim loại quý, chính vì vậy, cần kết hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa thuế cũng như tỷ giá hiệu quả chống các hiện tượng đầu cơ, lãng phí các nguồn lực đảm bảo lưu thông tiền tệ và các lĩnh vực tạo ra cơ sở vật chất và công ăn việc làm cho xã hội.

Chính sách tài khóa

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và DN, người dân vẫn chưa hết khó khăn, nên chăng cần tiếp tục kéo dài việc thực hiện các biện pháp giãn, giảm thuế và chấp nhận ở mức độ nhất định bội chi ngân sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững hơn. Xây dựng chính sách tài khóa công bằng và minh bạch nhằm tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Chính sách thuế quan cần được vận hành chủ động linh hoạt để bảo vệ thị trường sản xuất và tiêu dùng nội địa trong quá trình thực hiện hiệu quả chính sách hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của đất nước

Đầu tư công

Cần thúc đẩy quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Biện pháp này vừa giúp nâng cao năng lực sản xuất trong dài hạn, vừa thúc đẩy đầu tư công, kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn cũng như tạo công ăn việc làm, giảm bớt phụ thuộc vào chính sách xuất khẩu lao động.

Nên chăng, cũng cần nghiên cứu sửa đổi Luật đầu tư công để xóa bỏ tư duy xin – cho, tăng cường tính chủ động, có trách nhiệm cho cơ sở và hợp tác hiệu quả PPP… nhằm thúc đẩy quá trình giải ngân, triển khai trong đầu tư công một cách công bằng và minh bạch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh quan hệ với cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy nguồn lực thị trường vốn cho đầu tư công.

Chính sách khoa học và công nghệ

Cần nâng cao tỷ lệ đầu tư/chi tiêu vào khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển (R&D) trong tổng chi ngân sách nhà nước để tổng chi cho hoạt động này trong GDP có sự gia tăng. Tỷ lệ này của Việt Nam còn ở mức thấp, theo thống kê chỉ khoảng 0,42% GDP. Do đó, cần có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển, qua các quỹ của nhà nước, qua việc hoàn thiện cơ chế để các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển bền vững, qua việc tạo các khoản tín dụng hỗ trợ cho đổi mới – sáng tạo trong phát triển khoa học công nghệ cũng như quản trị các nguồn lực phát triển.

Công tác dự báo

Cần làm tốt công tác dự báo cung cầu thị trường trên cơ sở tổng kết kết quả thực thi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm ra các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để Việt Nam có thể ứng phó tốt nhất với những biến động của thế giới và trong nước.

Mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phản ánh sự tự tin của Chính phủ và niềm tin vào tiềm năng của đất nước. Nếu các xu hướng tích cực từ năm 2024 tiếp tục và Chính phủ gửi đi các tín hiệu rõ ràng, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% sẽ nằm trong tầm tay.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thuc-day-nguon-luc-kinh-te-hoan-thien-kinh-te-thi-truong-299474.html

Cùng chủ đề

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,59%

Theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Lào Cai năm 2024 tăng 1,59% so với năm trước. Ngày 4/1, thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Lào Cai năm 2024 tăng 1,59% so với năm trước. Trong nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

‘Xuân biên phòng ấm lòng dân bản’ năm 2025 mang Tết cho dân biên giới Kiên Giang

'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2025 đã mang lại cho người dân vùng biên giới TP Hà Tiên một cái Tết Nguyên đán Ất Tỵ ấm áp, no đủ. ...

Người sống thọ nhất thế giới qua đời ở Nhật Bản

Bà Tomiko Itooka, người cao tuổi nhất Nhật Bản và được công nhận là người sống thọ nhất thế giới, đã qua đời ở tuổi 116. Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-song-tho-nhat-the-gioi-qua-doi-o-nhat-ban-20250104170847743.htm

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Mẹ tôi ép con dâu kí giấy khước từ tài sản, ngay sau đó liền hối hận vì con dâu đáp trả bằng chiêu...

Chính tôi cũng thấy mẹ mình quá đáng vì cố tình khiến chị dâu bẽ mặt trước mọi người. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân...

Ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ kỹ thuật số và công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5-6/1.

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ do chế độ ăn uống.

Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Cạnh tranh với các công ty Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt vị trí tiên phong trong làn sóng công nghệ mới.

Quốc gia Đông Nam Á khởi động xây dựng nhà máy điện chạy bằng hydro trị giá 1 tỷ USD

Dự kiến nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên tương thích với hydro do PacificLight Power xây dựng trên đảo Jurong của Singapore sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2029.

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

Bài đọc nhiều

“Cỗ máy” kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Sự quyết tâm của Việt Nam được thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg rằng: Phải tăng tốc, bứt phá, hướng tới mức tăng trưởng trên 8%! "Cỗ máy" kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường...

Hạn hán và nhiệt độ cao trong thời kỳ phát triển quả của cây cà phê ở Brazil sẽ khiến năng suất thấp hơn ước tính ban đầu. Xuất khẩu cà phê của Brazil trong năm tới sẽ giảm 2,6 triệu bao so với năm 2024. Còn tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê dự kiến tăng 1,8 triệu bao trong năm 2025 nhờ nguồn cung cải thiện, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

75 năm hữu nghị Việt – Trung: Thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn, Quế Lâm

Bệnh viện Nam Khê Sơn được xây dựng vào năm 1968, là một bệnh viện được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là bệnh viện quốc tế chuyên điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam, cũng là bệnh viện quốc tế hậu phương duy nhất của Trung Quốc chuyên tiếp nhận các bạn bè Việt Nam.

Giá vàng “khởi sắc” đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng thế giới tăng liên tiếp trong hai ngày đầu năm mới. Giá vàng trong nước cũng có những bước tiến đáng kể. Theo các chuyên gia, căng thẳng địa chính trị leo thang, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng, trong khi nợ và thâm hụt của kinh tế Mỹ có thể tệ hơn. Tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.

Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay “mối tình” 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga cho một số nước châu Âu vào ngày đầu năm 2025, chấm dứt sự thống trị kéo dài nhiều thập kỷ của Moscow đối với thị trường năng lượng khu vực.

Cùng chuyên mục

Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Cạnh tranh với các công ty Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt vị trí tiên phong trong làn sóng công nghệ mới.

Hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Chiều 3/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Việt Nam là cửa ngõ để doanh nghiệp Canada chinh phục thị trường châu Á-Thái Bình Dương

Doanh nghiệp Canada sẽ tìm đến nơi sản xuất mới và Việt Nam như một trung tâm để sản xuất và xuất khẩu tới Indonesia hay Philippines hoặc sang các nước khác.

Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Với quy định trước đây, hiện hằng ngày có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường...

Hạn hán và nhiệt độ cao trong thời kỳ phát triển quả của cây cà phê ở Brazil sẽ khiến năng suất thấp hơn ước tính ban đầu. Xuất khẩu cà phê của Brazil trong năm tới sẽ giảm 2,6 triệu bao so với năm 2024. Còn tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê dự kiến tăng 1,8 triệu bao trong năm 2025 nhờ nguồn cung cải thiện, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Mới nhất

CSGT sẽ quản lý camera hành trình, trong cabin xe ôtô

(NLĐO)- Lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận...

Người phụ nữ cao 1m53 có 10 cách mặc chân váy tôn dáng mà không cần đi giày cao gót thường xuyên

Chị em sở hữu chiều cao khiêm tốn nên tham khảo 10 cách mặc chân váy sau đây. ...

Làng hoa Sa Đéc nức tiếng miền Tây hối hả vào vụ Tết

Có truyền thống trồng hoa hơn một thế kỷ, làng hoa Sa Đéc được mệnh danh là nơi tập trung của những vựa hoa lớn nhất miền Tây Nam Bộ... Vựa hoa của miền Tây Những ngày cận Tết Nguyên đán, làng hoa Sa Đéc (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) như khoác...

Mới nhất