Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThúc đẩy nghiên cứu KH&CN giúp Việt Nam vươn lên trong nền...

Thúc đẩy nghiên cứu KH&CN giúp Việt Nam vươn lên trong nền kinh tế tri thức toàn cầu

(ĐCSVN) – Các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở giáo dục đại học đăng ký là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động R&D sẽ được xác định rõ ràng, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN.

 






 Toàn cảnh cuổi làm việc. Ảnh: Mai Hà

Đây là một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) được trao đổi tại buổi làm việc giữa Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ngày 25/12/2024 tại Hà Nội.

Dự thảo đã đề xuất bỏ quy định yêu cầu đăng ký hoạt động KH&CN đối với tất cả các tổ chức, thay vào đó chỉ quy định về việc thành lập và đăng ký hoạt động đối với tổ chức R&D. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức nghiên cứu mạnh và sàng lọc các tổ chức kém hiệu quả, phù hợp với mục tiêu tinh gọn bộ máy Nhà nước theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Thêm vào đó, bổ sung quy định về tổ chức R&D công lập đặc biệt hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên đầu tư; bổ sung quy định về cơ chế tự chủ đối với tổ chức R&D công lập; bổ sung nguyên tắc chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung quy định về đạo đức nghiên cứu và trách nhiệm của các tổ chức R&D phải ban hành và thực thi các quy định về đạo đức khoa học.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết, Dự thảo sẽ mở rộng nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST không chỉ bao gồm nhân lực trong các tổ chức KH&CN công lập mà còn bao gồm: học viên thạc sĩ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ; cá nhân quản lý hoạt động KH,CN&ĐMST trong các cơ quan quản lý nhà nước; cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong trong doanh nghiệp; cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ độc lập hoặc trong các tổ chức khác. Đồng thời, quy định các chính sách ưu đãi phù hợp với từng đối tượng nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST; bổ sung quy định cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong tổ chức KH&CN công lập được tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tổ chức KH&CN mà mình là thành viên tạo ra; định kỳ được cử sang làm việc tại các tổ chức R&D, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong một thời gian nhất định để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực, nắm bắt nhu cầu công nghệ. Trong thời gian làm việc ở các tổ chức này vẫn được giữ nguyên chế độ lương, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng tại tổ chức KH&CN công lập. Đây được coi là quy định có tính đột phá nhằm thúc đẩy liên kết giữa khu vực nghiên cứu với doanh nghiệp để giúp nâng cao trình độ của doanh nghiệp, gắn nghiên cứu với thực tiễn và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kinh phí cho các hoạt động KH&CN trong các tổ chức đại học cần được tăng cường không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn cho các đề tài nghiên cứu, hội thảo và các hoạt động hỗ trợ khác.

Thứ trưởng cho biết thêm, các chương trình, nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu sẽ đổi mới cách thức triển khai theo hai phương thức: do Nhà nước đặt hàng và do tổ chức, cá nhân đề xuất để có cơ chế giao kết quả phù hợp, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Kinh phí sẽ được giao cho tổ chức chủ trì, không giao trực tiếp cho chủ nhiệm đề tài. Ngoài ra, việc sử dụng chung phòng thí nghiệm và các cơ chế hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu sẽ được khuyến khích để tối ưu hóa nguồn lực.

Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phân cấp quản lý các chương trình KH&CN cho các bộ, ngành và địa phương, đồng thời thực hiện kiểm tra và đánh giá việc thực hiện; bổ sung quy định về đánh giá chương trình KH&CN, nhiệm vụ KH&CN; chủ thể thực hiện đánh giá; trách nhiệm của tổ chức chủ trì, bộ, ngành, địa phương, cơ quan quản lý chương trình nhiệm vụ KH&CN; thời điểm đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tạo hành lang pháp lý thử nghiệm các công nghệ mới mà pháp luật chưa có quy định hoặc cấm thử nghiệm.

Đặc biệt, các tổ chức KH&CN như Viện Toán học cao cấp hay các trung tâm nghiên cứu xuất sắc sẽ được chú trọng và thúc đẩy phát triển. Hơn nữa, sẽ bổ sung quy định về cụm nhiệm vụ KH&CN, chuỗi nhiệm vụ KH&CN, cách thức xét chọn nhiệm vụ để triển khai một nội dung nghiên cứu trong một giai đoạn gắn với kết quả đầu ra.

Về đầu tư và tài chính, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung quy định xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển KH,CN&ĐMST quốc gia, làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm, bao gồm cả kinh phí dự phòng cho các tình huống khẩn cấp. Các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước sẽ được sửa đổi để phù hợp với thực tế, làm rõ việc chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp KH&CN; hoàn thiện quy định về Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, quỹ phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù hoạt động tài trợ của Quỹ.

Đối với hoàn thiện quy định về thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển, Thứ trưởng cho biết, Dự án sẽ mở rộng quy định về giao quyền sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ, trừ một số trường hợp đặc biệt để tạo điều kiện cho tổ chức chủ trì tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết quả và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Quy định này sẽ tháo gỡ nút thắt trong việc định giá trước khi giao quyền trong các quy định hiện nay. Đặc biệt, sẽ hoàn thiện các quy định sử dụng lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, cũng bổ sung quy định về hệ thống ĐMST quốc gia; chính sách đối với trung tâm ĐMST xuất sắc; bổ sung quy định về phổ biến, lan tỏa tri thức: các hoạt động phổ biến, lan tỏa tri thức, trách nhiệm phổ biến; kinh phí dành cho các hoạt động phổ biến, lan tỏa tri thức; bổ sung quy định về tạp chí KH&CN phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Nhất trí cao với phát biểu của Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, cần làm rõ vai trò và chức năng giữa các viện nghiên cứu và trường đại học để tránh trùng lặp; sẽ xem xét cơ chế đồng cơ hữu giữa các viện nghiên cứu và trường đại học, bao gồm cả tuyển dụng, bổ nhiệm, biên chế giảng viên và công tác giảng dạy… Hơn nữa, cần phát triển nghiên cứu ứng dụng kết hợp với đào tạo, chú trọng đến việc liên kết nguồn nhân lực và tài chính cho KH,CN&ĐMST.

Để sử dụng hiệu quả kinh phí hoạt động của các trường đại học, cần thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ, đồng thời thống nhất các quy định về tài sản và tài trợ cho KH&CN. Các nhiệm vụ và chương trình KH&CN cần có sự liên kết giữa nhiều đơn vị và các cơ quan quản lý tài chính. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả các chương trình KH&CN và sử dụng kinh phí cần được thực hiện nghiêm túc.

Vấn đề sáp nhập và quản lý nhà nước đối với các quỹ nghiên cứu cần được làm rõ, đặc biệt là việc phân bổ nguồn lực cho các bộ, ngành và các đơn vị nghiên cứu ngoài hệ thống quản lý hiện tại để các tổ chức nghiên cứu thực hiện đúng vai trò của mình và đạt hiệu quả cao trong công tác R&D.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực và làm rõ hơn vai trò của ĐMST trong các luật hiện hành; thống nhất quan điểm về quản lý và phát triển ĐMST, đặc biệt là việc sử dụng và quản lý các quỹ hỗ trợ nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiệu quả đầu tư vào các trường đại học.

Về mặt pháp lý, cần quy định rõ các tổ chức R&D phi thương mại và các cơ chế thuế hỗ trợ, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển.

Hai bên thống nhất cao về các nội dung chính trong Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST liên quan đến các tổ chức KH&CN, các cơ sở giáo dục đại học; nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST; quy trình triển khai nhiệm vụ KH&CN, chương trình KH&CN; quy định về chấp nhận rủi ro, độ trễ trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quy định về liêm chính khoa học; quy định thúc đẩy liên kết viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; phổ biến, lan tỏa tri thức KH,CN&ĐMST. Đặc biệt, sẽ quy định tổ chức thành lập nghiên cứu phát triển phi thương mại.

Buổi làm việc của hai Bộ đã góp phần làm rõ nhiều nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT. Những thay đổi trong Dự thảo đã đưa ra những quy định quan trọng và thiết thực nhằm phát triển một hệ thống KH,CN&ĐMST mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Đây là bước đi quyết định giúp Việt Nam không chỉ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/thuc-day-nghien-cuu-kh-cn-giup-viet-nam-vuon-len-trong-nen-kinh-te-tri-thuc-toan-cau-687485.html

Cùng chủ đề

Hà Nội: Quán cà phê không dành cho người yếu tim, tỷ phú thế giới cũng đến

(Dân trí) - Với thiết kế độc lạ, lấy cảm hứng từ quỷ địa ngục, quán cà phê ở An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) từng là nơi được tỷ phú công nghệ - CEO Apple Tim Cook - ghé thăm khi đến Hà Nội. Với căn nhà màu xanh lá nổi bật trên con đường An Dương (quận Tây Hồ), quán cà phê có tên Nirvana Space là một trong những nơi nhiều người nổi tiếng và các...

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị...

Báo Singapore bình luận khi đội nhà thất bại đau đớn trước tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Nhiều tờ báo Singapore tỏ ra đau đớn khi đội nhà thất bại trước đội tuyển Việt Nam trong phút bù giờ. Đồng thời, họ đã lên tiếng phản đối trọng tài Kim Woo Sung vì quyết định gây tranh cãi. Tiến Linh, Xuân Son ghi bàn muộn, tuyển Việt Nam hạ gục Singapore Đội tuyển Singapore đã gây ra nhiều khó khăn cho đội tuyển Việt Nam khi được thi đấu trên sân nhà Jalan Besar ở bán kết...

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg. Nên xuất bán thịt heo đúng theo lịch trình và thời gian đã định, không nên cố tình giữ lại để đẩy giá lên cao, vì điều này có thể gây ra hiện tượng tăng giá ảo.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26-12, tại quảng trường khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh, diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội tuyển Việt Nam thắng Singapore 2-0 đầy kịch tính

(ĐCSVN) - Hai tiền đạo Tiến Linh, Xuân Son ghi bàn ở những phút bù giờ cuối cùng giúp đội tuyển Việt Nam thắng 2-0 trên sân Singapore ở trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024, diễn ra vào tối 26/12. Giống như những trận đấu trước đây với Philippines trên sân cỏ nhân tạo, ở lần đối đầu này đội tuyển Việt Nam chơi thận trọng và ưu tiên sự chắc chắn. Tỷ lệ kiểm soát bóng của...

Ban Tuyên giáo Trung ương tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. ...

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Dự và trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên...

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(ĐCSVN) - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, với trách nhiệm của một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam xác định rõ tâm thế và sứ mệnh của mình cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân chuẩn bị tốt nhất cho bước tiến quan trọng của đất nước...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Giáo sư Riad Malki, Đặc phái viên của Tổng thống Palestine, đang có chuyến công tác tại Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực và thế giới. ...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ...

Cùng chuyên mục

Đến 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo

Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt...

Australia sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Australia đã chứng minh rằng có thể sử dụng sử dụng CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư. ...

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

Thứ gì lật nghiêng lỗ đen quái vật trước mắt người Trái Đất?

(NLĐO) - Các nhà khoa học hoàn toàn bối rối trước sự kiện bí ẩn xảy ra với một lỗ đen quái vật không xa Ngân Hà. ...

Trung Quốc phát triển robot sạc năng lượng cho sứ mệnh Thường Nga 8

DNVN - Các nhà khoa học từ Trung Quốc đang chuẩn bị phát triển một robot đặc biệt trên Mặt Trăng để hỗ trợ cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ Thường Nga 8 (Chang'e-8). Kế hoạch dự kiến sẽ đưa Thường Nga 8 lên Mặt Trăng vào năm 2028. ...

Mới nhất

Khai mạc Festival hoa Mê Linh năm 2024

VHO - Tối ngày 26.12, UBND huyện Mê Linh, TP Hà Nội đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 – năm 2024 với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ...

Nguồn thu của vịnh Hạ Long chưa xứng tầm di sản thế giới

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ Long hiện nay thì nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ vẫn còn khiêm tốn. Ngày 26.12, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh) phối hợp Viện Kinh tế VN thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN tổ...

Biến động trái chiều ở 2 miền Bắc – Nam

Giá heo hơi hôm nay 27/12/2024 tiếp tục ghi nhận đà giảm ở một số tỉnh miền Bắc, trong khi đó miền Nam tiếp đà tăng giá ở nhiều tỉnh thành. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận quay đầu giảm...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và...

Mới nhất

Yen Nhật đón tin xấu

HLV Ruben Amorim lâm nguy