Trang chủNewsThời sựThúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo...

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực


202408201103218985_dsc_5605.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”

Ngày 20/8, tiếp tục Phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Báo cáo dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh – Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, mục đích giám sát nhằm đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực; kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân…, đưa ra đề xuất kiến nghị, giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực.

202408201004514825_dsc_5508.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh – Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát báo cáo dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát.

Nội dung giám sát sẽ tập trung vào 4 vấn đề: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề xuất kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.

Phạm vi giám sát tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024 trên phạm vi cả nước.

1(1).jpeg
Toàn cảnh phiên họp

Cho ý kiến tại phiên phọp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội rất quan tâm tới vấn đề thực hiện chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

“Tôi thống nhất cách đặt vấn đề của Đoàn giám sát, chúng ta tập trung sâu vào vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để làm sao chúng ta phát hiện được những mặt mạnh, những việc làm được trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua. Đồng thời, chúng ta thấy những mặt hạn chế đối với vấn đề này, từ đó đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để làm sao thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước chúng ta hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

202408201103218985_dsc_5640.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến tại phiên họp.

Về các địa phương đến giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, kế hoạch đưa ra rất hợp lý khi tiến hành giám sát trực tiếp tại chính địa phương theo tiêu chí đại diện cho các vùng, miền, là hạt nhân, cực tăng trưởng và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng, trung tâm phát triển mới, sử dụng nhiều lao động, địa bàn khó khăn, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số.

Về đề cương báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần có sự phân tích, dự báo đặt ra cho nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp. Đất nước muốn phát triển đi lên, thì phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, bảo đảm thật sự là quốc sách hàng đầu. “Về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đầy đủ, nhưng vừa qua có sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương hay không, thì lần giám sát này phải chỉ rõ và đặt ra nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp. Đào tạo ra thì phải có việc làm, đào tạo đúng ngành nghề. Thực tế cho thấy, có thời gian học theo phong trào, thấy cái gì dễ thì đăng ký học nhưng học ra không có việc làm, thầy nhiều hơn thợ” – Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Đoàn giám sát cần nghiên cứu kỹ phạm vi giám sát, nhất là các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành, đã thực hiện, nội dung nào đang thực hiện, nội dung nào chưa thực hiện và lý do vì sao, những vấn đề mà dư luận, xã hội, nhân dân quan tâm?

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát phải đưa ra số liệu đầy đủ, có “bức tranh” tương đối toàn diện về thực trạng nguồn nhân lực, đánh giá rõ quy mô, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong một mối tương quan Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới để xem xét. “Chúng ta giám sát nhiều, chúng ta đi thực tế nhiều nhưng cuối cùng sản phẩm là kiến nghị và khi kiến nghị ra cơ quan nào, ngành nào phải thực hiện chỉ ra cho rõ. Mỗi thành viên Đoàn giám sát là phải thật sự trách nhiệm, có sản phẩm tham gia góp ý, đề xuất của mình, nhất là quan điểm đối với kết luận giám sát. Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cùng tham gia đánh giá việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực phụ trách….”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về thời gian, theo dự thảo, các cơ quan gửi báo cáo và dự thảo kế hoạch đối với UBND cấp tỉnh là trước ngày 01/6/2025; bộ, ngành trước ngày 15/1/2025; Chính phủ báo cáo ngày 20/1/2025. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần cân nhắc thật kỹ thời gian này theo hướng hợp lý hơn. Về thời gian giám sát tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần xác định rõ thời điểm tiến hành, tránh thời gian tổ chức phiên họp hàng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thời gian tổ chức Kỳ họp Quốc hội…

Giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải thật sự đổi mới, thiết thực, lấy hiệu quả là chính, tránh việc đi nhiều địa phương, nhiều ngành nhưng hiệu quả mang lại không lớn – Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ./.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thuc-day-manh-me-hon-nua-su-nghiep-giao-duc-dao-tao-va-su-dung-nguon-nhan-luc-378591.html

Cùng chủ đề

Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp bất thường thứ 8

  Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp bất thường thứ 8 và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phiên họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn Theo dự kiến, phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 5,5 ngày (ngày 12.9, sáng 13.9 và từ ngày 23 - 26.9.2024). Ủy viên Bộ Chính trị,...

[Ảnh] Chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm lĩnh vực tại Phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm các lĩnh vực: nông nghiệp...

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội chất vấn để ‘giám sát lại’

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại” qua phiên chất vấn việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề. Sáng 21/8, phát biểu khai mạc phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, phiên chất vấn nhằm xem xét...

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội chất vấn để ‘giám sát lại’

Sáng 21/8, phát biểu khai mạc phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, phiên chất vấn nhằm xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 đến hết năm 2023. Giám sát đến cùng  Theo Chủ tịch Quốc...

Đề xuất 09 giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN trong giai đoạn 2021 - 2023 ở các địa phương đạt tỷ lệ thấp. Còn tình trạng cào bằng trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp. Các chính sách nâng cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Nhiều gia đình ngành TN&MT Yên Bái bị thiệt hại nặng do ngập lụt

Đối với những gia đình bị ngập sâu chưa thể khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị huy động cán bộ, đoàn Thanh niên của Sở cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường để các hộ sớm ổn định...

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Cùng chuyên mục

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa...

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Video cảnh sát Mỹ truy đuổi bắt...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

Bộ Nội vụ có nhiều sáng tạo, đổi mới, không đùn đẩy, né tránh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Mới nhất

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Mới nhất