Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThúc đẩy học tập suốt đời

Thúc đẩy học tập suốt đời


img

Sinh viên Trường ĐH Thương mại (Hà Nội). Ảnh: NTCC

Ông Hoàng Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) chia sẻ thông tin và làm rõ hơn về những giải pháp nhằm thúc đẩy học tập suốt đời.

Phát triển mạnh mẽ

– Việt Nam có những hoạt động gì để thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, thưa ông?

– Để tiếp nối và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công cuộc xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030, ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1373/TTg-CP phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” và ban hành các quyết định phê duyệt Chương trình thành phần của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”.

Tiếp đến, ngày 9/11/2023, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030”.

Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030 của ngành Giáo dục”. Một trong những điểm nhấn của Kế hoạch này là, thi đua để tiếp cận kịp thời xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong giáo dục người lớn, học tập suốt đời, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa.

Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng phát triển các nền tảng, tài nguyên giáo dục dùng chung phù hợp trên không gian mạng và hỗ trợ công tác giám sát, đánh giá kết quả triển khai phong trào thi đua.

img

Ông Hoàng Đức Minh. Ảnh: NVCC

Những việc cần làm

– Sau 4 năm triển khai, Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” đã tạo được hiệu ứng gì?

– Sau 4 năm triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”, các cấp, ngành và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai nghiêm túc và đã đạt kết quả quan trọng, nhất là mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng các mô hình học tập.

Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được quan tâm chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cấp, ngành từ Trung ương đến cơ sở. Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 34/63 tỉnh, thành phố được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (đạt tỷ lệ 54%). 11 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 (đạt tỷ lệ 17,5%), 8 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 (đạt tỷ lệ 12,7%) đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận.

Cả nước có 21/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đạt tỷ lệ 33,3%) được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận và 30/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 đủ điều kiện để lập hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận.

Việc xây dựng các mô hình học tập được chú trọng triển khai: Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”; triển khai thí điểm tại 5 trường đại học và 7 tỉnh, thành phố và tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc triển khai thí điểm; ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.

Các tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo, ban hành đầy đủ kế hoạch, văn bản hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh và “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh cụ thể, rõ ràng, thiết thực, gắn với tình hình thực tế; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về sự cần thiết, tác động và ích lợi của việc xây dựng “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động góp phần thực hiện tốt các tiêu chí công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”.

– Theo ông, để hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” (Đề án), thời gian tới cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm nào?

– Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và chuẩn bị sơ kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện vào cuối năm 2025, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như:

Thứ nhất, tổ chức các phong trào, cuộc vận động về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sâu rộng. Theo đó, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030” bằng những nội dung, công việc cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tiễn từng đơn vị, địa phương.

Thứ hai, tổ chức đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh. Các tỉnh, thành phố cần ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” theo quy định tại Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT và Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Đồng thời, chỉ đạo các các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” và “Cộng đồng học tập”. Việc đánh giá, công nhận phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm tạo cơ hội học tập công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được tham gia học tập.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục người lớn, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo, diễn đàn quốc tế về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Ngoài ra, Bộ sẽ ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục người lớn. Qua đó, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực thực hiện chính sách học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trung tâm khu vực về Học tập suốt đời của SEAMEO tại Việt Nam. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết và thiết lập mạng lưới, quan hệ đối tác hợp tác với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu các chính sách và trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn triển khai công tác xây dựng xã hội học tập giữa các quốc gia với nhau.

– Xin cảm ơn ông!

“Với 5 địa phương được công nhận là thành viên Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Viện Học tập suốt đời của UNESCO hỗ trợ triển khai xây dựng thành phố học tập đảm bảo thực chất, hiệu quả. Mặt khác, Bộ hỗ trợ các thành phố khác khảo sát, đánh giá hiện trạng theo Bộ tiêu chí thành phố học tập, từ đó xây dựng hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO vào tháng 6/2025”. – Ông Hoàng Đức Minh





Nguồn: https://danviet.vn/xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-thuc-day-hoc-tap-suot-doi-2024081116142278.htm

Cùng chủ đề

Phát triển văn hóa đọc và gắn kết các thế hệ trong gia đình

Cuộc thi nhằm lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập; giới thiệu mô hình tủ sách gia...

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy...

Hội thảo về vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

– Chiều 15/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du Lịch phối hợp tổ chức hội thảo “Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư...

Lễ phát động phong trào Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023...

Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối giữa điểm cầu Trung ương với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước lên cao 2m, nông dân Tân Hoá quá quen, lên nhà phao ở, bình thản với lũ

Xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) đã được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là "Làng du lịch tốt nhất thế giới" vào năm 2023, đáng chú ý, thích ứng với thời tiết là...

Một ông nông dân Long An sáng chế máy sạ hàng 3 trong 1, mang ra ruộng chạy cả làng phục lăn

Sáng chế máy sạ hàng 3 trong 1 (máy sạ hàng, cụm - trang bằng mặt ruộng - đánh rãnh thoát nước) của anh Lê Văn Lừng đã góp phần giảm chi phí, giảm nhân công lao động và tăng năng suất lúa, mang lại hiệu...

Bộ NNPTNT sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão...

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đã phải gánh...

Hơn 10 ngày qua, nhiều học sinh Hà Nội vẫn chưa được đến trường

Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP.Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 26 trường chưa mở cửa đón học sinh học trực tiếp, gồm 9...

Bài đọc nhiều

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế

Vùng đất khoa bảng Bắc Giang, nơi có ba con sông (Thương, Cầu, Lục Nam) bao bọc, hội tụ, quê hương của Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", đã gieo trồng nên những hiền tài, mang những vòng nguyệt quế vinh quang về cho đất nước. Trường "làng" đoạt thành tích vàng Trong vòng hai năm, ba "chàng trai vàng" là Giáp Vũ Sơn Hà,...

Khám phá không gian nghệ thuật được sáng tạo bởi học sinh TH School

Không chỉ học giỏi, tự tin với các kỹ năng công dân toàn cầu, học sinh tại ngôi trường màu hồng TH School còn gây bất ngờ với tài năng nghệ thuật, sự sáng tạo, đa dạng phong cách và bắt nhịp xu hướng. Phụ huynh hạnh phúc khi con được phát triển toàn diện Hoạt động nghệ thuật nổi bật mở đầu năm học mới 2024-2025 tại TH School chính là triển lãm “Walking through...

Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh

Quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạoTheo Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, thời gian qua, các sở, ban, ngành ở tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo đối với người dân tộc thiểu...

Cùng chuyên mục

Trường học bị ngập lụt, thầy trò ở Nam Định bắc “cầu” để vào lớp

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Nam Định liên tục có mưa. Triều cường kết hợp các hồ chứa phía thượng nguồn xả lũ khiến mực nước các sông lên nhanh, gây ngập úng cục bộ nhiều khu vực trũng thấp và ven đê bối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ngành giáo dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ...

Mưa lớn gây sạt lở đất đá vào trường học, hơn 260 học sinh phải sơ tán

Nguồn: https://tuoitre.vn/mua-lon-gay-sat-lo-dat-da-vao-truong-hoc-hon-260-hoc-sinh-phai-so-tan-20240920164359194.htm

Xôn xao ‘sách vở phơi la liệt trước cổng trường sau mưa lũ’, nhà trường nói gì?

Theo ông Dũng, hình ảnh sách vở được phơi dọc hai bên đường và trước cổng trường là có thật, nhưng không phải sách vở của học sinh trong trường.Cụ thể, số sách vở, giấy vụn được phơi hai bên đường và trước cổng trường là do một hộ dân sống cách trường khoảng 200m hành nghề thu mua giấy vụn đã...

Người đàn ông khắc khổ đội mưa xin giảm học phí và hành động của hiệu trưởng

Ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) chia sẻ đã không kìm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh giữa trời mưa tầm tã, một người đàn ông khắc khổ xin vào gặp để gửi đơn xin miễn giảm tiền học cho các cháu. Người này tự giới thiệu mình là bác của 2 học sinh đang học tại trường. Mẹ của các cháu đang phải túc trực...

Mới nhất

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho Bộ ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 vừa độc đáo, vừa giàu ý nghĩa và nêu bật được hình ảnh, giá trị thương hiệu của Tập đoàn. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi gần 500 triệu đồng.

Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!

* Những dòng tâm sự của bà Lâm (60 tuổi, Trung Quốc) nhận được gần 10.000 lượt đọc...

Kinh nghiệm ứng phó bão số 4: Không chủ quan và quyết liệt phòng từ sớm

VOV.VN - Bão số 4 đổ bộ vào bờ và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Cơn bão này không mạnh nhưng cán bộ, nhân dân và những lực lượng nòng cốt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị - vùng được dự báo là nơi bão đổ bộ trực tiếp đã không chủ quan, thực...

Mới nhất