Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamThúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí


Phát triển điện khí/LNG là tất yếu

Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các dự án nhiệt điện than để đáp ứng các mục tiêu về kinh tế xanh, giảm phát thải theo cam kết quốc tế cũng như xu hướng phát triển toàn cầu. Việc phát triển điện khí chạy nền cho hệ thống điện cũng là giai đoạn mang tính quy luật đối với các nước trên thế giới. Có thể thấy, các nước phát triển trong khu vực, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đa phần cho đến 100% nhiệt điện là từ nguồn LNG và khí thiên nhiên.

LNG đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), tỷ lệ điện khí nói chung, điện LNG nói riêng sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Cụ thể, đến năm 2030, điện khí và LNG sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, trong đó nhiệt điện khí là 14.930 MW, chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG là gần 22.500 MW, chiếm 14,9%.

Việc này cũng phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 55/NQ-BCT với định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh yêu cầu phát triển công nghiệp khí, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mục tiêu đưa ra là đủ năng lực nhập khẩu khí LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.

Vừa qua, trong Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương cần nghiên cứu để chuyển điện nền từ điện than sang điện khí.

Vì sao các dự án điện khí/LNG dậm chân tại chỗ?

Trong thời gian qua, việc phát triển các nhà máy điện khí/LNG ở nước ta hết sức khó khăn, hầu hết các dự án chậm tiến độ hoặc “dậm chân tại chỗ” trong bối cảnh huy động điện khí ngày càng giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác khí cũng như hoạt động của các nhà máy điện. Cùng với đó, việc đầu tư các dự án mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, không đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, không thu hút được vốn đầu tư.

Trong 9 tháng năm 2024, mặc dù tiêu thụ điện cả nước có mức tăng trưởng cao nhưng huy động điện khí lại giảm mạnh cả về tỷ trọng và số tuyệt đối so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình 9 tháng, tỷ trọng huy động điện khí trong nguồn điện cả nước chỉ còn 7,4%, so với mức 10% của cùng kỳ năm 2023.

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Việc phát triển các nhà máy điện khí/LNG ở nước ta hiện nay hết sức khó khăn

Việc triển khai các dự án điện khí/LNG mới gặp khó khăn do không có bão lãnh Chính phủ, khó có thể thu xếp vốn, các tổ chức tín dụng yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết sản lượng bao tiêu (Qc) dài hạn để có thể đánh giá hiệu quả dự án; quá trình đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) kéo dài; từ đó chưa thể đàm phán được Hợp đồng mua bán khí (GSA) dài hạn; các cơ chế về giá khí, giá điện,… chưa có, hoặc không đáp ứng.

Trong khi đó, với các nhà máy điện LNG, chi phí LNG chiếm từ 75%-85% thành phần giá biến đổi. Giá LNG đóng vai trò quan trọng, việc không có cam kết Qc dài hạn dẫn đến không có cơ sở để đàm phán Hợp đồng mua bán khí dài hạn, không có được lợi thế về giá cũng như nguồn cung ổn định mà theo tính toán, giá mua LNG theo hợp đồng dài hạn so với ngắn hạn có thể chênh lệch đến 73% nếu cam kết mua dài hạn chỉ 20%, so với cam kết mua dài hạn 90%.

Ông Raghav Mathur, chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích lĩnh vực khí đốt và LNG công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie cho biết, hiện nay Việt Nam chỉ mới tiếp xúc với thị trường LNG mua giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào. Việc phải mua tại thị trường giao ngay tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với hợp đồng dài hạn, bởi không được bảo vệ lâu dài trước các biến động về giá, nguồn cung,… Ông Raghav Mathur cho rằng: “Sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam”.

Phát triển điện khí/LNG đảm bảo lợi ích và an ninh năng lượng quốc gia

Các chuyên gia cho rằng, để phát triển điện khí/LNG cần có các cơ chế ưu tiên huy động tối đa các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước theo khả năng cấp khí và các ràng buộc về nhiên liệu; có cơ chế đảm bảo sản lượng huy động tối thiểu dài hạn đối với các nhà máy sử dụng LNG nhập khẩu; cơ chế chuyển ngang giá và sản lượng khí làm nhiên liệu đầu vào, phản ánh đầy đủ các chi phí đầu tư và sản xuất cho các dự án điện khí.

Trên thực tế, điện khí trong nước không chỉ đóng góp cho cơ cấu nguồn điện, mà còn mang lại nguồn thu cho đất nước ở các khâu thượng nguồn (khai thác khí), khâu trung nguồn (vận chuyển khí). Trong đó, theo một tính toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nếu khí thiên nhiên trong nước được huy động năm 2024 đạt 90 – 100% lượng khí khai thác dự kiến thì thu ngân sách nhà nước với thượng nguồn từ khí tăng 1,75 – 2,14 nghìn tỷ đồng/năm. Trường hợp có thêm nguồn khí Lô B từ năm 2027, nếu lượng khí được huy động hết theo khả năng khai thác thì ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn bình ổn. Mỗi kWh giá điện khí trong nước nhà nước thu tổng cộng khoảng 45%/đơn giá điện. Do đó, xét về mặt tổng thể lợi ích quốc gia, cần có chính sách ưu tiên sử dụng điện từ nguồn khí trong nước.

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Xét về lợi ích tổng thể, cần ưu tiên phát triển điện khí

Với điện LNG, ông Hoàng Xuân Quốc – Giám đốc Năng lượng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, cần tạo ra một hành lang pháp lý và cơ chế rõ ràng và đủ mạnh để phát triển điện LNG. Trong đó, cần xác định nguyên tắc thị trường đối với LNG (giống như với xăng dầu hay than nhập khẩu), chi phí LNG cần được phản ánh đầy đủ trong cơ cấu giá điện. Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh năng lượng và an toàn vận hành điều độ lưới điện, có thể xem xét quy định về một số NMĐ LNG mang tính chiến lược sẽ được vận hành tải nền và không tham gia thị trường điện, giống như một số nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (SMHP) hiện nay (Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang,…).

Các chuyên gia của Wood Mackenzie cũng gợi ý về các cơ chế chính sách như: cần đưa ra nhiều ưu đãi hơn để tăng tính cạnh tranh thu hút đầu tư, xây dựng cơ chế nhập khẩu LNG, hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, làm rõ và có cơ chế chuyển giá khí vào giá điện phù hợp để thu hút đầu tư; xem xét có hợp đồng mua bán LNG dài hạn để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn trước biến động;…

Vừa qua, Thường trực Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, tiếp tục chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024, khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) giải quyết những vấn đề vướng mắc như cam kết về sản lượng (Qc), chuyển ngang giá khí, theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề lớn có nhiều vướng mắc, còn những vấn đề cụ thể, nhiều biến động, cần giao Chính phủ quy định như giá điện, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Phát triển điện khí/LNG đã được xác định là tất yếu, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững. Do đó, cần có các chính sách mạnh mẽ, kịp thời để thúc đẩy phát triển, đáp ứng các mục tiêu, chiến lược đề ra.

Mai Phương



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/4f6fcb00-d088-4e45-a19f-a1f43deea91f

Cùng chủ đề

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng kỳ vọng...

Trợ lực “tiếp sức” cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn vấn đề này. Thưa ông, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị...

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết thúc năm thứ hai và dự kiến hoàn thành ​​không muộn hơn thời điểm giữa kỳ của biện pháp.Vụ việc...

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc tại báo Pasaxon (báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times

Sáng ngày 13/11, đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với Báo Pasaxon (Báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times của CHDCND Lào. Đón tiếp đoàn có ông Văn Xay Tạ Vinh Nhăn, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Pasaxon, cùng các Phó Tổng Biên tập, trưởng các phòng ban bộ phận của báo. Quang cảnh buổi thăm và làm việc tại Báo...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những tấn dầu đầu tiên của Việt Nam

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ mặc dù điều kiện còn hết sức khó khăn và thiếu thốn khi đất nước đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người...

VietinBank Bắc Kạn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn (VietinBank Bắc Kạn) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Mua sắm máy photocopy Phòng Bán lẻ VietinBank Bắc Kạn”.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư: VietinBank Bắc Kạn. - Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Điện thoại: 0209...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh | 19/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp tăng hiệu quả thực hiện công tác đầu tư

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp; tham dự có Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; các thành viên trong HĐTV, Ban Tổng Giám đốc; đại diện các ban liên quan Tập đoàn. HĐTV Petrovietnam họp, nghe báo cáo chuyên đề công tác tổ chức quản trị danh mục đầu tư tại Công ty Mẹ Xây dựng kế hoạch đầu tư 2025 tăng gần 50% so với ước thực hiện 2024 Theo báo cáo của Ban...

Bài đọc nhiều

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

​​​Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều ngày 23/9 tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm doanh nghiệp do Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng doanh nghiệp vì sự hiểu biết chung (BCIU) phối hợp với Bộ Kế...

Ấn tượng chương trình Kỷ niệm 70 năm “Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng”

Tại điểm cầu Cà Mau, chương trình có sự tham dự của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Hồng Anh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;...

Petrovietnam khảo sát tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng

Tham gia đoàn công tác, về phía tỉnh Lào Cai có ông Nguyễn Trọng Hài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà; đại diện ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đại diện Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; đại diện các đơn vị thành viên PVEP,...

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

Cùng chuyên mục

Những tấn dầu đầu tiên của Việt Nam

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ mặc dù điều kiện còn hết sức khó khăn và thiếu thốn khi đất nước đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người...

Đường ra thềm lục địa

Ngày 19/11/1981, Liên doanh Vietsovpetro chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động trên lãnh thổ ở thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một mốc son rất quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro nói riêng và ngành Dầu khí nói chung. Ngày 30/4/1975, thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh | 19/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp tăng hiệu quả thực hiện công tác đầu tư

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp; tham dự có Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; các thành viên trong HĐTV, Ban Tổng Giám đốc; đại diện các ban liên quan Tập đoàn. HĐTV Petrovietnam họp, nghe báo cáo chuyên đề công tác tổ chức quản trị danh mục đầu tư tại Công ty Mẹ Xây dựng kế hoạch đầu tư 2025 tăng gần 50% so với ước thực hiện 2024 Theo báo cáo của Ban...

Mới nhất

QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

(ĐCSVN) - Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức) đầu tư nhà máy 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An (thuộc DongTam Group) tại Long An. ...

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông Hà Nội khai giảng năm học 2024

(ĐCSVN) - Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ và Truyền thông Hà Nội qua 10 năm xây dựng và phát triển đã có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, đóng góp nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. ...

Không quốc gia nào có thể phát triển công nghệ số đơn lẻ

Ngày 19/11, tại buổi làm việc với Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA) trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh không quốc gia nào có thể phát triển công nghệ số một cách đơn lẻ. Trao đổi với ông Hur Sung Wook...

Tai nạn liên hoàn 4 ô tô, quốc lộ 5 ùn tắc

Khoảng 18h ngày 19/11, trên quốc lộ 5, hướng Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua xã Tân Trường (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe ô tô gây ùn tắc cục bộ. Trong đó 3 xe ô tô tải và 1 xe ô tô chở khách. Lực lượng...

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành xử lý tình huống thảm họa động đất

Các lực lượng công binh, quân y, không quân Việt Nam đã tham ra thực hành xử lý tình huống thảm họa động đất. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình...

Mới nhất