Trang chủNewsNhân quyềnThúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là mệnh lệnh chiến lược. Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước.

Bà Michaela Friberg-Storey, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6.

Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)
Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” mang đến câu chuyện về những phụ nữ truyền cảm hứng trong ngành ngoại giao. (Nguồn: UN)

Tọa đàm do Văn phòng Liên hợp quốc tại Kazakhstan, MNU và Viện Phát triển công Kazakhstan phối hợp tổ chức nhằm nêu bật những đóng góp to lớn của phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc của các nhà ngoại giao nữ cũng như thảo luận các chiến lược nhằm thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

Sự kiến diễn ra trước Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao (24/6), theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua ngày 20/6/2022.

Chỉ cùng nhau, mới đạt kết quả mong muốn

Bà Michaela Friberg-Storey, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong ngoại giao. “Ngoại giao đòi hỏi những gì tốt đẹp nhất của con người. Điều đó tốt nhất phải được gặt hái từ cả phái nam và phái nữ. Chỉ cùng nhau, chúng ta mới có thể đạt được những kết quả mong muốn trong hòa bình và phát triển”, bà khẳng định.

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1992, Kazakhstan có đại sứ nữ đại diện cho đất nước ở tổ chức đa phương lớn nhất thế giới 17 năm trong tổng số 32 năm.

Số lượng nữ đại sứ tại Kazakhstan hiện nay là 11 trên tổng số 67 và hiện có 3 nữ đại sứ từ Kazakhstan. Mặc dù những con số này không cao như ky vọng nhưng tiếp tục cho thấy một xu hướng tích cực do chính phủ Kazakhstan tập trung mạnh mẽ vào việc trao quyền cho phụ nữ.

Hội thảo có sự tham gia của bà Madina Jarbussynova, cựu Đại diện thường trực của Kazakhstan tại Liên hợp quốc. Bà ghi tên vào lịch sử ngoại giao Kazakhstan khi được bầu vào Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Bà Jarbussynova cho biết: “Việc tôi được bầu vào CEDAW là sự công nhận những thành tựu ở Kazakhstan trong lĩnh vực này bởi vì tôi là chuyên gia đầu tiên được bầu không chỉ từ Kazakhstan mà còn từ Trung Á kể từ khi các quốc gia này giành được độc lập”.

Là phụ nữ từng đảm nhiệm vị trí ngoại giao hàng đầu như vậy, bà Jarbussynova đã vạch ra tầm quan trọng của việc xác định công việc như một đấu trường cho thành tích cá nhân bất kể giới tính và không có khuôn mẫu.

“Gần một nửa số nhân viên trong Bộ Ngoại giao là phụ nữ trẻ. Nhưng khi nhìn vào lãnh đạo cấp vụ trở lên hay đếm số lượng nữ đại sứ, chúng ta mới thấy được những điểm tiêu cực của tình trạng này. Tôi nghĩ đó là sự tiếp nối của một số quan điểm rập khuôn cho rằng ngoại giao là địa hạt của nam giới”, bà Jarbussynova nói, ủng hộ việc phụ nữ được đề cử vào các vị trí cao hơn trong ngoại giao.

Nhà ngoại giao kỳ cựu khẳng định: “Ai cũng biết rằng khi phụ nữ tham gia chính trị, họ giải quyết các vấn đề có lợi cho người dân, thay đổi đời sống xã hội, môi trường và xây dựng hòa bình”.

tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)

“Bằng cách thúc đẩy một môi trường cho phụ nữ phát triển mạnh, chúng ta mở đường cho các cam kết ngoại giao hiệu quả và bền vững hơn trên trường quốc tế”. (Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan Michaela Friberg-Storey)

Học thức, sự tự tin và lịch thiệp

Tại tọa đàm, Đại sứ Anh tại Kazakhstan Kathy Leach đã chia sẻ lịch sử về sự đồng hành của Bộ Ngoại giao nhằm hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, chẳng hạn như làm việc linh hoạt và chia sẻ công việc.

Giữa gia đình và công việc, Đại sứ Leach thừa nhận rằng phụ nữ được đánh giá khác với nam giới. Bà khuyến khích phụ nữ tạo ra hệ thống hỗ trợ của riêng mình và tự tin vào nỗ lực của mình.

Bà ví von sự tự tin của nhà ngoại giao nữ với “việc bước vào một căn phòng như thể bạn thuộc về căn phòng đó. Đó là việc ngồi ở hàng ghế đầu, đặt ra câu hỏi đầu tiên… chứ không phải là ngồi ở phía sau và né tránh”.

Điều quan trọng là chứng tỏ cho mọi người thấy sự hiện diện trong phòng không phải “để pha trà mà vì bạn có một công việc chuyên môn phải làm. Vì vậy, hãy bước vào căn phòng đó như thể bạn sở hữu căn phòng đó và có quyền ở trong đó”.

Theo Đại sứ Nam Phi tại Kazakhstan Keitumetsi Seipelo Tandeka Matthews, cuộc đấu tranh giải phóng của phụ nữ ở Nam Phi đã quyết định con đường và sự tham gia của họ vào ngoại giao. Lời khuyên của nhà ngoại giao Nam Phi là phụ nữ nên thực thi quyền lực bằng lòng tốt và sự lịch thiệp.

“Bạn cần phải tự tin… Bạn cần phải có học thức, quan tâm đến mọi người, tôn trọng các nền văn hóa và những người khác. Bạn cần phải có cách hành xử xuất sắc”, Đại sứ Matthews nói.

Nhà ngoại giao nữ “không cần phải giống một người đàn ông chỉ vì bạn đang làm công việc của đàn ông”. Bà Matthews đánh giá là “tồi tệ” khi “bắt chước một người đàn ông vì anh ta muốn đứng đầu. Điều đó thật đáng xấu hổ, tôi không ủng hộ và đó là điều mà chúng ta nên ngăn cản”.

Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)
Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao Kazakhstan và các thành viên ngoại giao đoàn ở nước này. (Nguồn: UN)

Ngày 20/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết quy định ngày 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao.

Nghị quyết nêu rõ tất cả quốc gia thành viên và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự, các tổ chức học thuật, hiệp hội các nhà ngoại giao nữ và các bên liên quan khác hưởng ứng kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao hằng năm để thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thuc-day-binh-dang-gioi-trong-ngoai-giao-la-menh-lenh-chien-luoc-276086.html

Cùng chủ đề

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Liên hợp quốc cảnh báo các công ty cung cấp vũ khí cho Israel

Nhóm gồm 30 chuyên gia, trong đó có một số Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc, cho biết các nhà sản xuất vũ khí cung cấp cho Israel nên dừng việc chuyển giao trang thiết bị chiến tranh cho nước này, "ngay cả khi chúng được thực...

Người có uy tín chung tay thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới, giai đoạn 2021-2023, các địa phương tổ chức 570 cuộc tập huấn dành cho 35.604 trưởng thôn, bản, ấp, buôn, Người có uy tín tại cộng đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, các cấp hội cũng đã tổ chức 180 cuộc tập huấn cho trưởng thôn/bản, Người có uy...

Kết nối kinh doanh bền vững và bình đẳng thông qua mua sắm có trách nhiệm giới

Ngày 20/6, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Kết nối kinh doanh với chủ đề "Đa dạng nhà cung cấp và mua sắm có trách nhiệm giới'.

Hợp tác đẩy nhanh số hóa thương mại xuyên biên giới

Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc tại châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) vừa tổ chức Tuần lễ Thương mại không giấy tờ đầu tiên nhằm thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn giữa các bên liên quan thuộc khu vực công và tư nhân, thực hiện số hóa thương mại xuyên biên giới. Hiệp định Khung về tạo thuận lợi cho thương mại không cần giấy tờ xuyên biên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan hệ Ấn Độ-Bangladesh “thăng hoa”, Ba Lan cân nhắc đóng cửa khẩu với Belarus, Mỹ tiêu diệt USV của Houthi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/6.

Giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 27-29/9 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Tìm giải pháp thu hút khách Hàn Quốc tới Việt Nam

Lễ hội xúc tiến du lịch-văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 3/7 tại Hàn Quốc với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kịp thời cứu kéo tàu cá ngư dân gặp nạn

Cán bộ, chiến sĩ Tàu 470, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tiếp cận làm dây cứu kéo tàu KG 1725 TS. (Ảnh: Văn Định) Trước đó, vào khoảng 5 giờ 30 phút, tàu KG 1725 TS đang neo đậu tại khu vực vịnh An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thì bất ngờ bị...

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Vào Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay, ECUE với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) sẽ tổ chức tọa đàm “Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc” tại Hà Nội.

Bài đọc nhiều

Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thầm lặng – những “nhà báo” không chuyên!

Là cán bộ phòng Trung tâm Truyền thông, Văn hóa huyện Bình Liêu, chị La Thị Lành, dân tộc Tày đã nỗ lực đạt nhiều giải: Giải C Búa Liềm Vàng tỉnh Quảng Ninh năm 2023, Giải C Báo chí tỉnh Quảng Ninh năm 2021 hay các giải tại Liên hoan nghiệp vụ báo chí...Tuy nhiên, điều khiến chị vui hơn cả, là bằng ngòi bút của mình, chị đã góp sức tạo nên tiếng nói ,...

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Vào Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay, ECUE với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) sẽ tổ chức tọa đàm “Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc” tại Hà Nội.

Giai đoạn 2022-2024, Bình Định huy động hơn 400 tỷ đồng qua Chương trình “Kết nối yêu thương”

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết thực hiện Kế hoạch phối hợp giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững và thực hiện Chương trình “Kết nối yêu thương” giai đoạn 2022-2024 do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức. Theo báo cáo tại Hội nghị, trong giai đoạn 2022-2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định và các tổ chức chính trị...

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Cùng chuyên mục

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Vào Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay, ECUE với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) sẽ tổ chức tọa đàm “Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc” tại Hà Nội.

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 95% dân số toàn tỉnh, các dân tộc có tín ngưỡng, tôn giáo dung hợp, đan xen, hòa đồng, không có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo, hoạt động tuân thủ quy định Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo.

Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Giai đoạn 2022-2024, Bình Định huy động hơn 400 tỷ đồng qua Chương trình “Kết nối yêu thương”

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết thực hiện Kế hoạch phối hợp giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững và thực hiện Chương trình “Kết nối yêu thương” giai đoạn 2022-2024 do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức. Theo báo cáo tại Hội nghị, trong giai đoạn 2022-2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định và các tổ chức chính trị...

Mới nhất

Thủ môn MU chịu pha đá phản lưới nhà tệ nhất lịch sử EURO

TPO - Thủ môn MU, Altay Bayindir đã phải chịu pha đá phản lưới nhà tệ nhất lịch sử EURO trong trận thua Bồ Đào Nha. Sau chiến thắng 3-1 trước Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thay đổi một loạt vị trí trong đội hình khi đụng độ Bồ Đào Nha ở bảng F...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc

Sáng 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh...

Cô dâu chú rể tái hiện đám cưới y cha mẹ ngày xưa, dân mạng phát mê

Cô dâu Ngọc Hà chia sẻ, cặp đôi biết nhau 2 năm và quen nhau 6 năm...

Mới nhất

Gần dân, sát dân hơn