Trang chủNewsNhân quyềnThúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội


Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay, các xu hướng lớn như hội nhập quốc tế, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vấn đề già hoá dân số và các vấn đề xã hội mới tác động lên cả phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ làm trầm trọng thêm các vấn đề giới đang tồn tại.

Các hạn chế và thách thức này đặt ra yêu cầu cần một hệ thống chính sách xã hội bao trùm và đáp ứng giới để giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Bộ Ngoại giao và UN Women phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Hà Nội vào ngày 6/11/2023. (Nguồn: TTXVN)
Bộ Ngoại giao và UN Women phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Hà Nội, ngày 6/11/2023. (Nguồn: TTXVN)

Những kết quả đáng ghi nhận

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số khoảng cách giới năm 2023 của Việt Nam xếp thứ 72 trong số 146 quốc gia tham gia xếp hạng, tăng 11 bậc so với năm 2022.

Theo Chương trình phát triển của LHQ (UNDP), chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam năm 2021 xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á; chỉ số bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện vào năm 2021, đạt 0,296, xếp hạng 71 trong 170 quốc gia.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục củng cố chính sách và pháp luật về bình đẳng giới, như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (2017); Chiến lược và Chương trình quốc gia về chống bạo lực giới (giai đoạn 2021-2030); Sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2022); Sửa đổi Bộ Luật Lao động (2019) và gần đây là Kế hoạch Hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia chính trị trong nhóm đứng đầu thế giới. Theo Báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tỷ lệ nữ cấp ủy 3 cấp của toàn quốc nhiệm kỳ 2020-2025 đều tăng so với nhiệm kỳ trước, vượt chỉ tiêu 15%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26%, cao nhất kể từ Quốc hội khóa VI trở lại đây.

Nữ lãnh đạo, quản lý ở bộ, ngành Trung ương và địa phương năm 2023 tăng lên so với năm 2022. Tăng nhiều nhất là nữ lãnh đạo cấp vụ: 437/1874 nữ giữ chức vụ Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, đạt 23,3%, tăng so với năm 2022 là 364; có 77/765 nữ giữ chức vụ Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương, đạt 10,06%, tăng so với năm 2022 là 72. Hiện có 8 nữ Thứ trưởng và tương đương, 3 nữ Bộ trưởng và tương đương, đang đảm đương các bộ, ngành rất quan trọng của Chính phủ. Đối với địa phương, 4.279 nữ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp, chiếm 13,9%, tăng so với năm 2022 là 4.243.

Với mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên phạm vi quốc tế, ngày 25/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030.

Là một phần của lực lượng lao động, sự tham gia và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định có ý nghĩa quan trọng đối với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước.

Lần đầu tiên, Việt Nam ra mắt chương trình truyền thông riêng về bình đẳng giới. (Nguồn: Koenig Solution)
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. (Nguồn: Koenig Solution)

Những vấn đề xã hội bất cập liên quan bình đẳng giới

Hiện nay, một số vấn đề xã hội bất cập liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới cần được giải quyết như:

Một là, Bộ luật Lao động 2019 mặc dù đã mở rộng nhưng vẫn còn những bất cập liên quan đến quy định về chính sách đối với lao động nữ. Khoảng cách giới, vấn đề giới trong lĩnh vực lao động – việc làm vẫn còn một số tồn tại như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (62,2% của nữ so với 74,2% của nam năm 2022) và chất lượng của lực lượng lao động nữ vẫn thấp hơn nam giới; tỷ lệ lao động làm các công việc dễ bị tổn thương nhất như “lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương” của nữ cao hơn nam (48,5% so với 40,4% năm 2022); tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của nam cao hơn so với nữ (68,9% so với 62,3% năm 2022).

Hai là, định kiến giới về vị thế và vai trò của phụ nữ, cùng với gánh nặng công việc nội trợ và chăm sóc gia đình là yếu tố cản trở phụ nữ tham gia các hoạt động của các chính sách, chương trình giảm nghèo. Nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ chưa bảo đảm cơ hội bình đẳng cho phụ nữ với vai trò “chủ thể” hoặc “thực hiện” các chính sách, chương trình giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được cụ thể hóa đầy đủ trong các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Ba là, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, số lao động nữ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhiều hơn lao động nam; chế độ thai sản diện bao phủ thấp, chưa áp dụng cách tiếp cận xuyên suốt, hệ thống về chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con giữa nam và nữ; quy định về thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động căn cứ vào thời gian đã đóng BHXH có thể gây bất lợi cho lao động nữ vì họ có thời gian làm việc hưởng lương ngắn hơn nam giới.

Về bảo hiểm thất nghiệp, quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bất lợi hơn cho các nhóm lao động nữ, là nhóm yếu thế nhất trong nhóm có quan hệ lao động, đồng thời chưa có chính sách bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện cho lao động có việc làm phi chính thức và không có quan hệ lao động.

Bốn là, đối với lĩnh vực trợ giúp xã hội, năng lực về tư vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ bình đẳng giới của hệ thống các Trung tâm công tác xã hội vẫn còn hạn chế; thiếu các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới. Hệ thống giám sát – đánh giá và báo cáo trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và hệ thống chỉ tiêu thống kê về trợ giúp xã hội chưa có các chỉ tiêu được phân tách theo giới tính đầy đủ.

Năm là, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được quan tâm đúng mức. Quy định tuyển sinh theo tuyến có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận hệ thống giáo dục công lập cho con em của lao động nữ di cư. Đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số, phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng giới.

Một số quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế đang ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của một số nhóm phụ nữ và trẻ em, như quy định đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh theo địa chỉ hộ khẩu thường trú (theo Khoản 3, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế); khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và sau sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn hạn chế; thiếu thông tin, số liệu thống kê và bằng chứng có tính đến khác biệt giới trong một số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Sáu là, công tác thông tin, tuyên truyền bị hạn chế đối với một số nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số do rào cản về ngôn ngữ và chữ viết. Năng lực phát hiện và xử lý những vấn đề về bình đẳng giới đối với các cán bộ làm công tác truyền thông không đồng đều và còn hạn chế.

Ngày 25/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030 với mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên phạm vi quốc tế.

Thúc đẩy bình đẳng giới lĩnh vực xã hội

Với việc tiếp nhận kinh nghiệm và thành tựu mới trong nội luật hóa các cam kết quốc tế về trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng hệ thống chính sách xã hội bao trùm và đáp ứng giới, thời gian tới cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong lĩnh vực lao động, việc làm cần đảm bảo người lao động có việc làm bền vững, phù hợp và có thu nhập bảo đảm tái sản xuất sức lao động và nuôi sống gia đình. Tăng cường chính sách, chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho lao động. Hiện đại hoá kết nối cung – cầu lao động, dự báo thị trường lao động và quản lý nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở dữ liệu lao động, việc làm có phân tách theo giới tính.

Thứ hai, cần thay đổi cách tiếp cận về lồng ghép giới trong các chương trình, chính sách giảm nghèo, đồng thời, cụ thể hóa các cơ chế và quy định, bao gồm cả phân bổ ngân sách và nguồn lực đầy đủ để thực hiện lồng ghép giới trong thực tế.

Thứ ba, phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, chú trọng sửa đổi, bổ sung chính sách BHXH tự nguyện dựa trên nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới để khuyến khích lao động nữ tham gia. Hoàn thiện cơ chế quản lí, đầu tư Quĩ bảo hiểm xã hội an toàn, hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện các giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh và người lao động giảm thiểu thất nghiệp.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội. Phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ trợ giúp xã hội, xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, thích ứng với các rủi ro có thể xảy ra, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng là phụ nữ.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội
cần thay đổi cách tiếp cận về lồng ghép giới trong các chương trình, chính sách giảm nghèo, đồng thời, cụ thể hóa các cơ chế và quy định, bao gồm cả phân bổ ngân sách và nguồn lực đầy đủ để thực hiện lồng ghép giới trong thực tế. (Nguồn: Tạp chí Tổ chức nhà nước)

Thứ năm, bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân để bảo đảm nhóm yếu thế, trong đó có phụ nữ được thụ hưởng. Cụ thể:

(i) phấn đấu đạt và duy trì lâu dài trên 95% dân số tham gia BHYT; đến năm 2030, tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 75 tuổi; tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống dưới 42/100.000; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95% với 14 loại vaccine; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%; cơ bản chấm dứt bệnh lao;

(ii) Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 95%, cấp trung học phổ thông và tương đương đạt 75%; 90% tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 90%;

(iii) bảo đảm nhà ở có chất lượng cho tất cả người dân; tạo sự ổn định xã hội và phúc lợi nhà ở cho các tầng lớp nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt khoảng 30 m2 sàn/người;

(iv) tăng cường hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, công nghệ số đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo và bảo vệ người dân, các nhóm yếu thế an toàn trên môi trường mạng.

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.


Tài liệu tham khảo

1. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, 2023), Báo cáo “Khoảng cách Giới Toàn cầu 2023”. Chỉ số khoảng cách giới toàn cầu là thước đo được sử dụng để đánh giá hiện trạng và sự phát triển của bình đẳng giới trên 4 khía cạnh chính bao gồm kinh tế, giáo dục, y tế và chính trị.

2. UNDP (2023), Báo cáo Phát triển Con người (HDR) toàn cầu 2021/22.

3. CARE, Oxfam & SNV, 2018. Đánh giá độc lập về giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

4. UN Women, 2020. Báo cáo rà soát kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 1.400 tỷ đồng

Thành phố Hà Nội đã tiến hành chi trả kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1.400 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn TP hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các cơ sở trợ giúp xã hội của TP Hà Nội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.080 đối tượng bảo trợ xã...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này. Thị trường Halal toàn cầu, với quy mô ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và dự kiến tăng lên khoảng 10 nghìn tỷ USD vào năm 2028, đang...

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui

02/11/2024 07:23  - Tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024, Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”. MMA Smarties là chuỗi giải thưởng uy tín toàn cầu do MMA Global (Mobile Marketing Association - MMA) có trụ sở tại New York, Mỹ tổ chức....

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Mới nhất