Trang chủKinh tếNông nghiệpThuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương...

Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.Sáng 31/10, tại Doha, Qatar, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani.Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế – xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.

Đổ mới đường bê tông và con đường liên bản trên địa bàn huyện Thuận Châu bằng kinh phí từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Đổ mới đường bê tông và con đường liên bản trên địa bàn huyện Thuận Châu bằng kinh phí từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Là huyện vùng cao hầu hết là đồng bào DTTS sinh sống, Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai Chương trình MTQG 1719 hiệu quả. Qua đó chủ động, quyết liệt trong công tác tổ chức quản lý, điều hành, hướng dẫn triển khai thực hiện, để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS trên địa bàn.

Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình

Xác định cái khó khăn của huyện là có tới 24/29 xã vùng III đặc biệt khó khăn, vì vậy, để chăm lo, ổn định đời sống cho đồng bào DTTS, thì cấp ủy, chính quyền và Nhân dân phải quyết tâm, đồng lòng thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và công cụ sản xuất; quan tâm đào tạo nghề, hỗ trợ lao động có việc làm ổn định, lâu dài. Đồng thời khai thác tiềm năng, lợi thế vùng….

Huyện Thuận Châu đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn trước hết đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất gắn xây dựng thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tạo điều kiện cho các hộ dân được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển sản xuất. Sau hơn 4 năm qua (giai đoạn 1: 2021 – 2025) triển khai chương trình MTQG đến nay, huyện Thuận Châu đã hình thành vùng sản xuất tập trung.

“Đối với các dự án, công trình được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, Ban Quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu thực hiện khảo sát, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật”, đại diện lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu cho biết.

Các hộ dân xã Nong Lay nhận bồn chứa nước phục vụ cuộc sống sinh hoạt
Các hộ dân xã Nong Lay nhận bồn chứa nước phục vụ cuộc sống sinh hoạt

Nhờ vậy, Nhân dân trong huyện được cải thiện về đời sống, nhà ở và điều kiện sinh hoạt. Giai đoạn 2019-2023, huyện đã hỗ trợ máy móc, nông cụ sản xuất cho 390 hộ nghèo; hơn 900 hộ nghèo thiếu đất sản xuất được vay vốn chuyển đổi nghề. Hỗ trợ cá giống, bê giống cho 646 hộ đồng bào dân tộc La Ha ở 4 xã Nong Lay, Chiềng La, Chiềng Pha, Liệp Tè, với tổng kinh phí hơn 6,6 tỷ đồng. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức phát triển sản xuất và sinh kế cho 504 hộ gia đình dân tộc La Ha. Có 5.959 hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, với tổng dư nợ 822 tỷ đồng.

Hiện nay, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện có nhiều khởi sắc. Đường, điện, trường, trạm được đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 72,9% số bản, tiểu khu có đường bê tông; 99% số hộ có điện lưới quốc gia; 100% dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Huyện đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Sự nghiệp giáo dục, y tế được quan tâm; phong trào xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn giữ vững, ổn định.

Cuối năm 2023, Bản Huổi Lọng, xã Nong Lay, huyện Thuận Châu, đón niềm vui khi các tuyến đường nội bản, đường ngõ hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài gần 3km, tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn Dự án “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025.

Anh Lò Văn Yên, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Huổi Lọng, cho biết: “Bản có 5 dân tộc La Ha, Kháng, Thái, Khơ Mú, Kinh cùng sinh sống; trong đó, dân tộc La Ha có 140 hộ. Trước đây, con đường nội bản là đường đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn, ảnh hưởng đến cuộc sống, phát triển kinh tế của nhân dân. Giờ đây, con đường đã được đổ bê tông kiên cố, sạch sẽ, thuận lợi cho việc đi lại, nông sản của người dân làm ra được ô tô về tận bản mua với giá cao. Bản vận động Nhân dân thường xuyên quét dọn, bảo vệ, sử dụng hiệu quả, lâu dài công trình”.

Theo đánh giá của huyện, hiện nay, địa phương có gần 4.300 ha cây ăn quả các loại; sản lượng năm 2023 đạt trên 22.500 tấn. Có 10 mã số vùng trồng; trong đó, 2 mã vùng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Úc, Đu Bai, Nhật Bản; 8 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với tổng diện tích 182 ha; có 11 chuỗi liên kết sản xuất, 8 sản phẩm OCOP. Chăn nuôi phát triển cả về số lượng, quy mô và cơ cấu đàn; bước đầu hình thành các mô hình trang trại, với trên 135.000 con gia súc, hơn 735.000 con gia cầm các loại. Nhân dân các xã vùng lòng Hồ Thủy điện Sơn La nuôi trên 650 lồng cá; sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt 1.300 tấn/năm. Đời sống Nhân dân được nâng lên, đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%.

Huyện miền núi Thuận Châu ngày càng khởi sắc nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc
Huyện miền núi Thuận Châu ngày càng khởi sắc nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Tăng cường giám sát để điều chỉnh kịp thời các bất cập

Tập trung nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG 1719, lãnh đạo huyện Thuận Châu cho biết, địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát cũng như tìm cách làm mới để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Theo đó, huyện thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình; tổ chức thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị và UBND các xã được giao làm chủ dự án, dự án thành phần… khẩn trương thực hiện các nội dung, hạng mục đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Việc triển khai thực hiện Chương trình tại huyện Thuận Châu cũng chính là định hướng chung được lãnh đạo tỉnh Sơn La chỉ đạo các địa phương, cơ quan trong tỉnh tập trung thực hiện.

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình MTQG 1719, địa phương đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Đặc biệt, tỉnh luôn chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát, để qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh bất cập. “Điều này thể hiện rõ trong kế hoạch triển khai Chương trình của tỉnh, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện Chương trình và coi kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ không tách rời” .

Huyện Thuận Châu xác định phấn đấu nhiều hơn nữa để mỗi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hoàn thành thoát nghèo vào năm 2025 và trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La.

Hiệu quả chính sách dân tộc ở Thuận Châu





Nguồn: https://baodantoc.vn/thuan-chau-son-la-tap-trung-nguon-luc-thuc-hien-tot-chuong-trinh-1719-nang-cao-doi-song-dong-bao-dtts-1730375488773.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Sơn Động.Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số...

“Khoác” diện mạo mới cho vùng miền núi Khánh Hòa

Những ngày này, về các huyện miền núi Khánh Hoà, khắp nơi đều có những công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, những vườn cây trái bạt ngàn màu xanh và những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp. Đó là những thành quả quan trọng mà các cấp chính quyền nỗ lực thực hiện trong những năm qua, nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi.Với nhiều giải pháp...

Đoàn công tác cấp cao của Chính phủ CHLB Đức thăm và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Ngày 27/10/2024, bà Bärbel Kofler - Quốc vụ khanh, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế, CHLB Đức làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), khảo sát thực địa trạm biến áp 110kV Yên Thắng – Nam Định, thuộc dự án “Lưới điện hiệu quả tại các thành phố vừa và nhỏ” – Giai đoạn 2– vay vốn chính phủ Đức thông qua Ngân hàng tái thiết...

Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và...

Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc...

Bài đọc nhiều

Nông dân Tây Ninh dùng năng lượng mặt trời kết hợp tưới nhỏ giọt cho khoai mì, giảm phát thải CO2

Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp từ hoạt động trong nhà máy đến canh tác ngoài đồng ruộng. ...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Chủ tịch UBND xã An Nhứt táo bạo tạo sinh kế cho người dân bằng ẩm thực đồng quê ngay giữa cánh đồng

Cả cánh đồng lúa xã An Nhứt (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) vàng rực như một tấm thảm lớn chạy dài tít tắp tới tận chân trời, con đường nhựa uốn lượn bên cạnh dòng kênh xanh tạo nên khung cảnh thôn quê bình yên, tươi đẹp. Người...

Cùng chuyên mục

Phú Yên tích cực tháo gỡ khó khăn, hoàn thành những mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới và ở mức độ cao hơn so với thực tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vì vậy, hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai các giải...

Tạo cầu nối tiêu thụ nông sản huyện Mê Linh

Diễn đàn là cơ hội để các hộ sản xuất, hợp tác xã (HTX) kết nối với đơn vị, doanh nghiệp (DN) đưa sản phẩm nông nghiệp an toàn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân cho biết: diễn đàn được tổ chức không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông...

Bắc Ninh mạnh tay chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ, chính thức không còn hộ nghèo

Trong 2 năm (2023-2024), tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, đặc biệt tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội, theo đó chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ để về đích...

Nạn trộm cắp cà phê ở Đắk Lắk, kẻ gian đột nhập vác trộm, khổ chủ ngủ dậy thấy bốc hơi, đến khổ!

Sáng 31/10, ông Trần Văn Luyến (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phát hiện khoảng 600kg cà phê tươi đã bị kẻ gian đột nhập vác trộm. Công an xã Cư Êbur đang tích cực truy tìm thủ phạm trong bối cảnh giá cà phê tăng cao...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Mới nhất

Tổng thống Belarus: Phương Tây cân nhắc hòa đàm trong xung đột Ukraine

"Theo như tôi biết, phương Tây cuối cùng đã nhận ra rằng họ phải đạt được một thỏa thuận hoà bình nếu muốn giải quyết cuộc xung đột Ukraine. Theo ngôn ngữ thể thao, một trận hoà vẫn có thể xảy ra nếu họ bắt đầu đàm phán ngay hôm nay", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenk phát biểu tại...

Quay đầu giảm mạnh đến 2.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh 2.000-2.500 đồng/kg ở các địa phương trọng điểm, giao dịch trong khoảng 141.000-142.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay ngày 1/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 2.000 - 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 141.000 -142.500 đồng/kg;...

Giá vàng hôm nay, 1-11: Rơi thẳng đứng

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay giảm mạnh khi chứng khoán quốc tế đỏ sàn, lãi suất trái phiếu Mỹ nóng lên, nhà đầu tư bán...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng

Dù thay đổi ứng viên 'giữa dòng', thì ngay từ đầu cho đến lúc này, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay...

Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo ‘choáng váng’

"Không chỉ bất ngờ mà tôi thực sự choáng váng vì mức này gần bằng mức lương hàng tháng của cả hai vợ chồng tôi", chị Thùy Linh (quê Nam Định, hiện đang làm công nhân may) nói.Chị Linh cho hay, từ 2 năm nay, do ở quê ít việc nên vợ chồng chị lên Hà Nội và...

Mới nhất