Trang chủDi sảnThừa Thiên-Huế: Xây dựng Du lịch Xanh để bảo tồn di sản...

Thừa Thiên-Huế: Xây dựng Du lịch Xanh để bảo tồn di sản văn hóa

Tuyến Du lịch Xanh sẽ không chỉ được triển khai tại lăng vua Gia Long mà sẽ sớm có mặt tại nhiều di tích khác của tỉnh Thừa Thiên-Huế trong thời gian tới.

Du khách quốc tế tham quan Đại Nội Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Du khách quốc tế tham quan Đại Nội Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Từ đó đến nay, dưới sự hỗ trợ của UNESCO về tài chính, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế tài trợ, các di tích đã được trùng tu và phục dựng.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này thông qua xây dựng môi trường du lịch xanh, bền vững.

Thực hiện cam kết đối với UNESCO

Nhờ chiến dịch phát động của UNESCO từ những năm 80 của thế kỷ XX, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang bước sang giai đoạn ổn định, phát triển bền vững.

UNESCO đánh giá Thừa Thiên- Huế là địa phương đi đầu ở Việt Nam về bảo tồn di sản. Mặt khác, chủ trương của tỉnh trong việc thực hiện cam kết với UNESCO cũng được đánh giá cao.

TTXVN_0902dulichxanhhue2.jpg
Du khách trải nghiệm đạp xe tham quan tại Lăng vua Gia Long. (Ảnh: Tường Vi/ TTXVN)

Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương tuyến du lịch xanh, thân thiện môi trường tại khu vực lăng vua Gia Long (xã Hương Thọ, thành phố Huế) – một trong những điểm đến trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung, khu vực lăng có không khí trong lành, được phủ nhiều cây xanh rất thích hợp để hướng tới xây dựng trở thành điểm đến di sản xanh theo định hướng phát triển của tỉnh.

Trong hành trình xây dựng tuyến Du lịch Xanh tại đây, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã tích cực trao tặng phương tiện, trồng cây xanh để làm đẹp, xanh hơn cho khu vực di tích.

Đến đây, du khách có thể tận hưởng sự văn minh, không gian thanh bình, hệ sinh thái thân thiện bằng trải nghiệm đạp xe, đi xe điện. “Các phương tiện đưa vào sử dụng giúp khách di chuyển thuận tiện hơn trong hành trình tham quan.

Đặc biệt, phương tiện xanh thực sự rất phù hợp, hài hòa với một nơi bình yên, có nhiều công trình di tích văn hóa, tâm linh như lăng vua Gia Long” – du khách Lê Hương Giang cho hay.

Ngoài ra, các trạm tiếp nước sạch cho khách du lịch cũng đã được vận hành ở một số điểm tham quan thuộc di sản Huế như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng và lăng Đồng Khánh từ tháng 8/2023. Nhờ đó, lượng lớn vỏ chai, rác thải nhựa được giảm đi đáng kể, tạo dấu ấn đẹp trong lòng du khách mỗi khi đặt chân đến các điểm di tích.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Lê Công Sơn cho biết khuyến nghị của UNESCO đối với các khu di sản là phải hạn chế tối đa tác động bất lợi như tiếng ồn, độ rung, khói bụi đến khu di sản. Vậy nên, việc triển khai tuyến Du lịch Xanh hay việc giảm nhựa sẽ là hành động cụ thể của đơn vị thực hiện cam kết đối với UNESCO đồng thời giúp hình ảnh di tích trở nên thân thiện hơn với du khách.

Chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế là xây dựng thành phố Huế trở thành địa điểm tham quan Du lịch Xanh, thông minh. Chính vì thế, tuyến Du lịch Xanh sẽ không chỉ được triển khai tại lăng vua Gia Long mà sẽ sớm có mặt tại nhiều di tích khác trong thời gian tới.

Hài hoà giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản luôn được Thừa Thiên-Huế quan tâm đặc biệt. Nhất là khi Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa luôn được tỉnh thực hiện gắn chặt với quá trình khai thác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

TTXVN_0902dulichxanhhue3.jpg
Du khách quốc tế tham quan Đại Nội Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Từ khi quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngành du lịch nơi đây bắt đầu “nở hoa”. Nhiều khách du lịch đến và biết về văn hóa Cố đô. Địa phương có thêm nhiều nguồn lực để bảo tồn, phát huy di sản thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Di sản trở thành tài sản, đặc trưng riêng đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.

Đi cùng với sự phát triển của “ngành công nghiệp không khói” là mối đe dọa tác động đối với môi trường cũng như di sản. Do đó, du lịch xanh chính là chìa khóa phát triển bền vững cho ngành du lịch Thừa Thiên-Huế, nơi được công nhận là “thành phố Xanh quốc gia”, đang sở hữu riêng 5 di sản được UNESCO công nhận.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã đồng hành cùng ngành du lịch địa phương triển khai những “nỗ lực” xanh để gìn giữ giá trị của di sản Huế. Điển hình là sự chung tay của dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do WWF Na Uy tài trợ thông qua WWF Việt Nam.

Lý giải việc lựa chọn các điểm di tích làm nơi triển khai các hoạt động giảm nhựa, Quản lý dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” Hoàng Ngọc Tường Vân cho hay, xây dựng ý thức giảm nhựa đối với du khách nói riêng và ngành du lịch nói chung sẽ không chỉ thúc đẩy hoàn thành mục tiêu giảm nhựa của dự án tại Huế mà còn góp phần giúp mọi người có trách nhiệm hơn với di sản

Dự án cùng Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đang nỗ lực đẩy mạnh các quy tắc giảm nhựa ở điểm di tích, điểm đến du lịch. Qua đó, xây dựng thành phố Huế trở thành điểm đến du lịch di sản Xanh, thân thiện môi trường.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phúc cho hay, ngành du lịch sẽ tiếp tục xây dựng thêm một số tuyến, tour gắn với Du lịch Xanh, đặc biệt ở khu vực di sản đồng thời mở các khóa tập huấn, vận động các đơn vị lữ hành, hướng dẫn viên du lịch thực hiện Bộ quy tắc giảm nhựa và ứng xử xanh đối với di tích Cố đô Huế để thành phố Huế xứng đáng với giải thưởng “thành phố du lịch sạch ASEAN” vừa được công bố vào tháng 1/2024 tại Lào. Giải thưởng hứa hẹn tạo hiệu ứng tốt cho ngành du lịch địa phương trong thời gian tới.

Du lịch Xanh đang trở thành một xu thế tất yếu. Ngành du lịch Cố đô đang phát triển theo hướng Xanh, bền vững dựa trên những giá trị văn hoá, di sản. Chỉ với một hành động xanh của du khách, giá trị của du lịch và di sản địa phương sẽ được nâng tầm mạnh mẽ./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thua-thien-hue-xay-dung-du-lich-xanh-de-bao-ton-di-san-van-hoa-post927297.vnp

Cùng chủ đề

Việt Nam đủ nguồn lực dẫn đầu khu vực về blockchain

Khi nút thắt mặt pháp lý được tháo gỡ, thị trường blockchain Việt Nam sẽ thu hút nhiều nguồn lực hơn. Đây cũng là dấu mốc quan trọng cho các doanh nghiệp trong ngành vươn lên sau thời gian dài chuẩn bị. Ông Nguyễn Thế Vinh, đồng sáng lập/CEO Ninety Eight và chủ tịch Chi hội Blockchain TP.HCM - Ảnh: NVCC Cuối tháng 10-2024, Chính phủ ban hành quyết định số 1236, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng...

Danh hiệu quốc tế giúp Cố đô Huế hồi sinh di sản

Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thừa Thiên-Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO ghi danh là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc...

Trưng bày sản phẩm OCOP TP.Quảng Ngãi

(Baoquangngai.vn)- UBND TP.Quảng Ngãi vừa tổ chức Chương trình không gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng TP.Quảng Ngãi năm 2024. Lễ khai mạc được tổ chức vào tối 28/12 tại xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Tại chương trình, 22 đơn vị xã, phường tham gia trưng bày đa dạng các sản phẩm OCOP của địa phương, đơn vị mình. Đây cũng là dịp để các địa phương, đơn vị giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm...

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt, nghe hòa nhạc cùng các nữ đại sứ ASEAN

Ngày 8/1, nhân dịp năm mới và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp thân mật, ấm áp với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) gồm các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, lãnh đạo và cán bộ nữ của các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, các phu nhân lãnh đạo...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 gồm: 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông. 2- Chõ gốm, niên đại: văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay);...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh hiệu quốc tế giúp Cố đô Huế hồi sinh di sản

Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thừa Thiên-Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO ghi danh là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc...

Vì sao Telegram gia tăng chuyển giao dữ liệu người dùng cho nhà chức trách Pháp?

Trong nửa cuối năm qua, Telegram đã cung cấp dữ liệu của hơn 2.000 người dùng cho nhà chức trách Pháp, trong đó hơn 50% được chuyển giao trong quý 4. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Dịch vụ nhắn tin Telegram đã tăng đáng kể việc cung cấp dữ liệu người dùng cho nhà chức trách Pháp trong nửa cuối năm 2024. Theo số liệu do Telegram công bố từ tháng 7 đến tháng 9/2024, công ty đã chuyển giao dữ...

Khám phá 7 Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia của thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, 7 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn Đà Nẵng được thành phố rất quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị. Di sản Văn hóa phi vật thể được xem là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vùng miền, có sức hấp dẫn đặc biệt để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện, Đà Nẵng có 7 Di sản Văn hóa phi...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất giải quyết tiền thưởng Tết của giáo viên

Theo phản ánh của các giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ đang thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục, họ không được thụ hưởng tiền thưởng vì là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên. Liên quan đến phản ánh của một số giáo viên đang làm việc ở các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế...

Du lịch Tết Nguyên đán: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139%

Lượng tìm kiếm chỗ ở từ khách quốc tế đến Việt Nam từ một số thị trường tăng mạnh mẽ tới gần 300%. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng trở thành lựa chọn điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế trong năm 2025.Du lịch Tết 2025: Top điểm đến được du khách Việt yêu thích trong và ngoài nước 10 địa điểm trong nước được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết 2025Giá khách sạn tại...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Danh hiệu quốc tế giúp Cố đô Huế hồi sinh di sản

Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thừa Thiên-Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO ghi danh là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 gồm: 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông. 2- Chõ gốm, niên đại: văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay);...

Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Chiều 3.1, UBND huyện Hiệp Hòa đã tổ chức buổi họp báo thông tin về việc tổ chức sự kiện Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng, công nhận huyện Hiệp Hòa đạt tiêu chí Đô thị loại IV; đón nhận Giấy chứng nhận Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai,… Chủ trì buổi họp báo có đồng chí Nguyễn Anh Phương – Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang, đồng chí Phạm...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Mo Mường" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.   Nghệ...

Di sản bài chòi thành “đặc sản” du lịch Quảng Ngãi

Bài chòi là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng của miền Trung Việt Nam, cũng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại Quảng Ngãi, loại hình này được nhiều địa phương khai thác hiệu quả, tạo thành “đặc sản” du lịch. Thời gian qua, làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch hút nhiều du khách cả trong...

Mới nhất

Du khách hào hứng đến các Sun World mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngay sau chiến thắng đầy cảm xúc của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, cờ Tổ quốc đỏ rực trên mọi ngả đường, ngõ phố khắp cả nước. Một loạt các điểm đến Sun World cũng chìm trong sắc đỏ cờ Việt Nam cùng không khí ăn mừng chiến thắng tưng bừng. Đỉnh Fansipan, nơi...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Mo Mường" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi...

Quảng Bình rót thêm vốn cho dự án 50 tỷ ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Thi công từ năm 2017 tới nay vẫn dang dở, dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình sẽ được tỉnh bổ sung nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành. Dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt ngày 30/10/2015, có...

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.

Mới nhất