Trang chủPolitical ActivitiesThừa Thiên Huế: Số hóa di sản

Thừa Thiên Huế: Số hóa di sản



Việc số hóa cổ vật, hiện vật được xem là tiền đề quan trọng, giải quyết bài toán khai thác nguồn tài nguyên di sản phục vụ cho công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang “bắt tay” cùng các công ty công nghệ số triển khai số hóa 3D khoảng 11.000 cổ vật, hiện vật.

 Đưa di sản lên không gian số

Thực hiện Đề án Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đối tác về công nghệ triển khai số hóa các di sản cũng như ra mắt khu dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo “Đi tìm Hoàng cung đã mất,” tạo mã QR để du khách tra cứu thông tin liên quan bằng thiết bị di động.

Ngoài ra, Trung tâm thực hiện scan (chuyển các giấy tờ, tài liệu giấy thành các file hình ảnh) 3D, dựng lại Điện Thái Hòa theo kích thước thật, hình ảnh thật nhằm lưu giữ lại yếu tố gốc, tạo cơ sở so sánh, đối chiếu trong quá trình trùng tu, quảng bá lên không gian số.

Thừa Thiên Huế: Số hóa di sản - tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 1.

Phục dựng ảo tổng thể kiến trúc nguyên bản Điện Phụng Tiên.

Từ tháng 10/2023 đến nay, Trung tâm cùng Công ty Cổ phần Phygital Labs đã thực hiện định danh số 10 cổ vật đầu tiên tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế gồm ngai vàng, kiệu rước, hia, cành vàng lá ngọc…

Mỗi cổ vật được gắn chip NFC, liên kết với mã định danh số duy nhất của cổ vật bằng công nghệ Nomion, cho phép du khách dùng điện thoại thông minh tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin của cổ vật.

Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phygital Labs Nguyễn Huy cho hay, chip NFC Nomion có khả năng mã hóa dữ liệu, bảo mật cao và chống bị làm giả, đảm bảo sự độc bản, liên kết 1-1 giữa phiên bản vật lý, phiên bản số.

Bằng công nghệ blockchain (chuỗi khối), phiên bản số của cổ vật mang giá trị chứng thực sở hữu cũng như tạo ra tài sản số từ tài sản thật là cổ vật.

Bằng giải pháp Nomion, bản quyền các cổ vật được khai thác qua 3 ý tưởng chủ đạo tạo nguồn thu từ việc bán vé tham quan triển lãm số; sản xuất, phân phối các món đồ lưu niệm là bản sao có chứng thực bởi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số hay chợ vật lý số.

Bước đầu, hai bên đã cho ra mắt không gian triển lãm số “museehue.vn” mà bất cứ ai, ở đâu đều có thể tham quan, tìm hiểu. Đây là một trong số ít các nền tảng vũ trụ ảo cho phép người dùng có trải nghiệm đa giác quan trên nhiều thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm kính thực tế ảo Apple Vision Pro, Meta Quest.

Không gian số mở ra cơ hội để giới thiệu câu chuyện lịch sử văn hóa Việt Nam đến hơn 20 triệu người trên thế giới đang sở hữu các thiết bị điện tử hiện đại. Trong tháng đầu tiên ra mắt, “museehue.vn” đã đón nhận hàng ngàn lượt truy cập, tương tác.

Con số ấn tượng hơn hẳn so với số lượng người thực tế đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trong cùng khoảng thời gian. “Chúng tôi đang đẩy nhanh hành trình định danh số cổ vật.

Cuối năm 2024, dự kiến sẽ có thêm 98 cổ vật được giới thiệu trên không gian triển lãm số “museehue.vn.”

Không gian này tiếp tục được thiết kế với nhiều phòng trưng bày theo các chuyên đề, thời điểm khác nhau như Huế thời bình, Huế dưới thời thực dân Pháp, các cuộc trỗi dậy của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX…” ông Nguyễn Huy tiết lộ.

Ở ý tưởng sản xuất, phân phối các món đồ lưu niệm là bản sao cổ vật triều Nguyễn có chứng thực, đội ngũ Phygital Labs đang thực hiện giai đoạn sản phẩm mẫu. Một khi ra đời, đây sẽ là mặt hàng lưu niệm mang lại lợi ích thiết thực cho cả cơ quan quản lý di sản, du khách.

Thị trường quà lưu niệm phục vụ du khách đến Huế sẽ được định hình lại và đa dạng hơn. Du khách có thêm lựa chọn, tin tưởng vào sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, mang giá trị biểu trưng cao.

Đặc biệt, cơ quan quản lý di sản có doanh thu thông qua phí bản quyền trên mỗi sản phẩm bán ra. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đánh giá việc hợp tác với Công ty Phygital Labs cũng như các công ty công nghệ số khác là bước tiến mới trong việc tích hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng xu thế số hóa di sản, phát triển công nghiệp văn hóa.

Qua đó, số hóa và lưu trữ cơ sở dữ liệu các giá trị di sản văn hoá triều Nguyễn không chỉ giúp việc tra cứu, tham khảo, nghiên cứu diễn ra thuận tiện mà còn là nơi để giáo dục thế hệ trẻ tìm hiểu về di sản hiệu quả.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế năm 2024 diễn ra vào tháng 6 vừa qua với một chuỗi sự kiện lễ hội đặc sắc cũng đã tạo được điểm nhấn bằng việc ứng dụng công nghệ ánh sáng hiện đại làm nổi bật không gian Hoàng cung Huế về đêm, tạo ra sự hoành tráng, huyền ảo, đánh thức mọi giác quan của người xem.

Những tinh hoa của Cố đô Huế tỏa sáng qua phần dàn dựng kết hợp trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping trên nền sân khấu nghệ thuật bán thực cảnh tại Điện Kiến Trung.

Bên cạnh đó, tại công trình Thái Bình Lâu lần đầu tiên diễn ra Lễ hội ánh sáng với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh sáng đem đến sự ngỡ ngàng, bất ngờ, thú vị cho người xem.

Đây là tiền đề để Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với các đối tác xây dựng sản phẩm, chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ thường xuyên.

Kinh nghiệm của thế giới

Dưới góc độ phát triển bền vững của UNESCO, di sản vừa là đối tượng phục vụ con người nhưng cộng đồng xã hội cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát huy các giá trị. Di sản không thể bán đi nhưng những hình ảnh, phiên bản, bản sao của chúng thì có thể được giao dịch và đem lại giá trị kinh tế.

Thừa Thiên Huế: Số hóa di sản - tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa - Ảnh 2.

Du khách trải nghiệm thực tế ảo trò chơi “Đầu hồ” trong Đại Nội Huế.

Nhiều quốc gia phát triển đã sáng tạo các mô hình khai thác tốt giá trị văn hóa từ các di sản. Theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phygital Labs Nguyễn Huy chia sẻ quà tặng văn hóa Ai Cập là một ví dụ cho việc khai thác bản sao chính xác từ các cổ vật, đi kèm cùng giấy chứng nhận của cơ quan chức năng, qua đó vừa thu được lợi ích kinh tế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, di sản văn hóa của Xứ sở Kim tự tháp.

Hay gần đây là cuộc bùng nổ xu hướng hộp mù ở Bảo tàng Hà Nam (Trung Quốc). Bên trong những hộp mù là bản sao các cổ vật như chuông đồng thời nhà Chu, tượng ngọc bích có niên đại hai thiên niên kỷ.

Những bộ quà hộp mù này được sản xuất giới hạn giúp gia tăng giá trị, tạo giá bán cao đối với những người có nhu cầu sưu tầm. Không dừng lại, Bảo tàng Hà Nam kết hợp với Alipay (một ví điện tử tại Trung Quốc do Tập đoàn Alibaba sở hữu, phát triển) tạo ra trò chơi để người chơi khai quật các hiện vật ảo trước khi mua hộp mù thực tế.

Cách tiếp cận sáng tạo này đã trở thành hiện tượng, thu hút hàng triệu người truy cập tham gia.

Những mô hình trên có thể áp dụng tương tự ở Thừa Thiên-Huế, nơi đang lưu giữ, bảo tồn lượng lớn di sản đặc trưng của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Mặt khác, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế – đơn vị quản lý các di sản hoàn toàn có đủ năng lực, uy tín và khả năng cấp chứng nhận bản quyền đối với các bản sao của chúng, ông Nguyễn Huy nói.

Ông nhận định khai thác di sản cần mang đến trải nghiệm thú vị và có tính cá nhân hóa, liên kết đối với du khách. Họ có nhu cầu cực kỳ lớn và chịu chi để sở hữu, sưu tầm những món đồ sao chép nguyên bản của vật phẩm văn hóa, được chứng thực bởi đơn vị có uy tín.

Vậy nên với hệ thống quầy hàng lưu niệm đã có sẵn nhưng chưa khai thác bản quyền thì mô hình kinh doanh phiên bản quà lưu niệm có chứng thực sẽ dễ dàng thực hiện, có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Để tạo nên những sản phẩm này, cần có sự góp sức từ các đơn vị, doanh nghiệp có năng lực về công nghệ, số hóa. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết hiện nay là xã hội hóa việc khai thác di sản.

Đây chính là một hướng đi đúng đắn, hợp thời khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có đủ nguồn lực, năng lực, đội ngũ và kinh nghiệm thực hiện.

Tuy nhiên, di sản là một lĩnh vực khó khai thác bởi những yêu cầu khắt khe do có liên quan đến văn hóa. Đặc biệt, hành lang pháp lý trong khai thác không gian số, bản quyền di sản ở nước ta còn chưa rõ ràng.

Không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn, lúng túng khi tiếp cận vấn đề pháp lý khi khai thác giá trị di sản.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung nhận định nếu xã hội hóa đúng hướng thì di sản sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế, du lịch cũng như quảng bá hình ảnh của địa phương. Tuy nhiên, hiện tại số đơn vị có khả năng và kinh doanh lĩnh vực này hiện vẫn còn hạn chế.

Hy vọng trong thời gian tới, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sẽ khơi thông điểm nghẽn, thống nhất các quy phạm pháp luật ở những luật liên quan; tạo hành lang rộng mở, thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư tham gia khai thác nguồn tài nguyên di sản./



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/thua-thien-hue-so-hoa-di-san-tien-de-cho-phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-20240917163314974.htm

Cùng chủ đề

Trung ương thảo luận về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV

TPO - Chiều 19/9, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo thông cáo, ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, điều hành thảo luận về: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội...

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng vụ loạt thiết bị nổ gây thương vong ở Lebanon

(VTC News) - Bộ Ngoại giao nêu phản ứng của Việt Nam và thông tin công tác bảo hộ công dân tại một số nước Trung Đông sau loạt vụ nổ khiến nhiều người thương vong ở Lebanon. Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 19/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam đối với loạt vụ nổ thiết bị khiến hàng nghìn người thương vong ở Lebanon, người phát ngôn Phạm...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên và Ủy ban kiểm tra Đảng

Phát biểu tại hội đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Sỹ Quân khẳng định, chuyến thăm và làm việc của đoàn là hoạt động có ý nghĩa nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và 3 tỉnh nói chung, giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên với Ủy ban Kiểm tra Đảng - Thanh tra 3 tỉnh nói riêng. Qua đó, góp phần...

Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Du lịch Quốc tế 2024

Hội chợ Du lịch Quốc tế 2024, diễn ra từ ngày 17-19/9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles ở Paris, là một sự kiện quan trọng dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, giải trí, kinh doanh và du lịch công vụ (MICE), thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, nhà phân phối, nhà sản xuất và nhà xuất bản...

[Ảnh] Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023

NDO - Tối 19/9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Thứ năm, ngày 19/09/2024 - 23:16 Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch

Ngày 17/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. ...

Tôn vinh, khơi dậy niềm tự hào về ngành quảng cáo sáng tạo (kỳ 2)

Những ý tưởng sáng tạo, những cống hiến tiêu biểu cho ngành Quảng cáo Việt Nam sẽ được ghi nhận và tôn vinh bởi một giải thưởng danh giá. Từ đó hướng đến triển khai hiệu quả Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam” giai đoạn 2020-2030. ...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. ...

Nhật Bản vừa thu hút khách, vừa lo ứng phó quá tải điểm đến

Vừa xúc tiến du lịch để thu hút khách nước ngoài, Nhật Bản cũng coi việc giải quyết sự quá tải là vấn đề cấp bách, bắt đầu từ các địa phương hoặc điểm đến đang tập trung số lượng du khách quá lớn nhằm tạo cân bằng trong phát triển du lịch. ...

Bắc cầu mỹ thuật truyền thống đến cộng đồng

Nếu như trước đây, các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu liên quan đến những loại hình văn hóa nghệ thuật hiện đại, thì nay đã xuất hiện không ít không gian sáng tạo chuyên về mỹ thuật truyền thống, điển hình như các không gian sáng tạo: Magic of Color, Phường Bách Nghệ… ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam và Triều Tiên triển khai các nội dung hợp tác quốc phòng

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Triều Tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang thăm Triều Tiên. Sáng 18/9, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội đàm với Trung tướng Kim Min Seop, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Quang cảnh...

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: đồng chí Cao Huy - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; đồng chí Phùng Đức Thắng - Thiếu tướng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).Về phía Bộ Công Thương có sự tham dự của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Nguyễn Hoàng...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. ...

Dành nguồn lực lớn, tập trung đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt

(MPI) - Phát biểu kết luận phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú - Bảo Lộc và Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm...

Cùng chuyên mục

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên, chiều 19/9, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến chào xã giao Đại tướng Kang Sun Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Đại tướng Kang Sun Nam và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến.Tại buổi tiếp, Đại tướng Kang Sun bày tỏ vui mừng tiếp Đoàn đại biểu Bộ...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Thừa Thiên Huế về công tác chống khai thác IUU

Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Đình Đức cho biết, tính đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế có 437/437 tàu cá có chiều dài lớn nhất trên 15 mét lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Tuy nhiên, trên hệ thống chỉ hiển thị thiết bị giám sát hành trình 434/437 chiếc do có 3 tàu cá đã lắp hệ thống giám sát tàu cá...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với lãnh đạo Tập đoàn BP

(MPI) - Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 18/9/2024, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có buổi làm việc với ông Sumeet Wadhwa, Giám đốc phụ trách lĩnh vực xe máy điện toàn cầu của Tập đoàn BP. Toàn cảnh...

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế

Trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu...

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát biểu tại lễ phát động, ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết: Được tổ chức từ năm 2018, cuộc thi nhằm lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy, cô giáo và các nhà trường, góp phần nâng cao tính giáo dục; đồng thời tôn vinh tấm gương thầy, cô giáo vượt qua khó khăn, cống hiến cho...

Mới nhất

Quảng Nam cho học sinh nghỉ học tránh mưa lũ

TPO - Học sinh Quảng Nam nghỉ học ngày 19/9 để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ. Chiều tối 18/9, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ. Theo đó, Sở đề nghị Phòng GD&ĐT...

Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ

Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tăng cường của thành phố, 39 trung tâm VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần một ngàn mũi vắc-xin dịch vụ có thành phần chống sởi. ...

Kiên Giang: Đam mê thiên văn, thanh niên chế tạo đĩa bay như UFO lướt sóng 50km/h

Trần Long Hồ - chàng thanh niên người Kiên Giang đã tự sáng chế ra chiếc đĩa bay chạy được trên mặt nước như phim khoa học viễn tưởng với kinh phí 60 triệu...

Long An tuyên dương 9 công dân trẻ tiêu biểu

TPO - Sáng 19/9, trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Long An lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029, Tỉnh Đoàn Long An đã tổ chức Lễ tuyên dương Công dân trẻ tiêu biểu tỉnh Long An năm 2024. Danh hiệu Công dân trẻ...

Triều cường dâng cao, đường phố ngập sâu, người dân TPHCM chật vật về nhà

TPO - Mực nước tại các sông, kênh rạch ở TPHCM dâng lên theo kỳ triều cường Rằm tháng 8 âm lịch đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu, giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.  Từ khoảng 17h ngày 19/9, mực nước các sông,...

Mới nhất