Trang chủChính trịChủ quyềnThừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố...

Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc trung ương


Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc trung ương- Ảnh 1.

Phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Quan điểm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang Bắc – Nam và hành lang kinh tế Đông – Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế.

Đồng thời, phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh, vị trí chiến lược – cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông – Tây với văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú, trọng tâm là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với Sông Hương Núi Ngự, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái rừng đầu nguồn, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát huy vai trò, vị thế là đô thị trung tâm; trung tâm văn hóa, du lịch; y tế; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, cấp quốc gia, khu vực Đông Nam Á, quốc tế.

Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 – 10%/năm

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 – 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 – 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm; dịch vụ 11,5 – 12,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 – 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 – 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 – 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 – 8%. GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

Tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 1,38%/năm; đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người; diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người; số bác sỹ/1 vạn dân là 19 – 20 bác sỹ; số giường bệnh/1 vạn dân là 120 – 121 giường; tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%; tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

Các khâu đột phá phát triển Thừa Thiên Huế

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định các khâu đột phá phát triển gồm: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản; phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 04 trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cực tăng trưởng, động lực phát triển của vùng động lực miền Trung và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển – đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đặc sắc của khu vực.

Phát huy vai trò động lực quan trọng của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của vùng; đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh (LNG, năng lượng tái tạo,…); ưu tiên thu hút các dự án lớn sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn di sản Cố đô Huế, chuyển hóa hữu hiệu tài nguyên văn hoá, lịch sử, thiên nhiên thành động lực tăng trưởng, phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hệ sinh thái dân sinh, văn hóa, lịch sử và tự nhiên hấp dẫn; bồi đắp, phát huy giá trị con người xứ Huế làm nền tảng và nguồn lực phát triển bền vững.

Ba trung tâm đô thị

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, Thừa Thiên Huế có 3 trung tâm đô thị:

Đô thị trung tâm gồm thành phố Huế (được chia thành 2 quận: quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà; trong đó quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương là trung tâm vùng, là đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ; quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực; thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh;

Đô thị vùng Tây Bắc: Thị xã Phong Điền – Quảng Điền – A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh; là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong;

Đô thị Vùng Đông Nam: huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III – một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn – Túy Loan; cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn. Phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Ba hành lang kinh tế

Hành lang kinh tế Bắc – Nam gắn với quốc lộ 1 là trục chính, cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ – La Sơn – Tuý Loan), quốc lộ 49 B và đường ven biển gắn với hành lang kinh tế ven biển;

Hành lang kinh tế Đông – Tây: kết nối liên thông 3 Cụm Cảng biển phía Đông (gồm: Chân Mây, Thuận An, Phong Điền) với 02 cặp cửa khẩu biên giới Việt Lào ở phía Tây (gồm: A Đớt/Tà Vàng và Hồng Vân/Cô Tài) thông qua các quốc lộ (49, 49D, 49E, 49F); gắn đường Hồ Chí Minh (kết nối các tỉnh vùng động lực miền Trung và Tây Nguyên) kết nối các nước Lào, Myanma, Thái Lan. Trong đó, ưu tiên đầu tư đường 71 từ cảng Phong Điền đến Cửa khẩu Hồng Vân thông qua quốc lộ 49F;

Hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết vùng với Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng: Trục chính là đường ven biển, phát triển các tuyến đường tỉnh, các tuyến giao thông hiện đại (tàu điện, đường sắt tốc độ cao) hướng đô thị biển; kết nối thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị ven biển.

Ba trung tâm động lực tăng trưởng

Thừa Thiên Huế xác định 3 trung tâm động lực tăng trưởng. Trong đó, Quần thể di tích, di sản Cố đô Huế với khu công nghệ thông tin tập trung, khu công viên khoa học tại khu vực đô thị trung tâm: Hình thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc của khu vực với các điểm đến, sản phẩm du lịch đẳng cấp, khác biệt gắn với văn hóa – di sản; phát triển sản xuất phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, nền tảng số, dữ liệu số, hạ tầng số tại khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, các tổ hợp trình diễn nghệ thuật, hệ thống bảo tàng, trung tâm hoạt động, triển lãm thương mại, EXPO chuyên đề, trung tâm hội nghị quốc tế và học thuật toàn cầu;

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô: Xây dựng Cảng Chân Mây trở thành cảng container, cảng du lịch, là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; gắn với Cảng Liên Chiểu Đà Nẵng và hệ thống đấu nối giao thông quốc gia với các đường bộ trở thành trung tâm logistics xanh của vùng và quốc gia; cung cấp và sử dụng năng lượng sạch làm cơ sở hình thành đô thị Chân Mây và các khu chức năng trong Khu kinh tế;

Khu công nghiệp Phong Điền: Phát triển khu công nghiệp, hình thành đô thị công nghiệp phía Bắc kết nối với tỉnh Quảng Trị. Xây dựng trung tâm phát triển ngành dệt may, phát triển công nghiệp thời trang; công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, hóa dầu;… Các nhà máy trong khu công nghiệp được định hướng chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thừa Thiên – Huế: 2 năm xây mới, sửa chữa hơn 5.000 ngôi nhà

Bà Nguyễn Thị Ái Vân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong 2 năm qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 5.000 ngôi nhà cho hộ...

Xác định địa giới giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

Chính phủ quyết nghị xác định địa giới đơn vị hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng do lịch sử để lại như sau: 1. Đường địa giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tại khu vực núi Hải Vân và hòn Sơn Chà giáp ranh giữa thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng nằm trên 2...

Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự tổ chức quản lý, điều hành có hiệu quả của chính quyền các cấp, cùng với tinh thần đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân...

Nhiều việc làm ý nghĩa tại Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024

Tại chương trình Lễ ra quân, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế đã trao tặng công trình và phần việc với tổng trị giá 500 triệu đồng. Trong đó, trao tặng 15 xe đạp cho...

Du khách đến Huế tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Cụ thể, từ ngày 27/4 - 1/5, tỉnh Thừa Thiên - Huế ước tính đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt, tổng doanh thu từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên vùng biển Việt Nam

Khoảng 12h ngày 29/10, tàu 267, Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thì nhận được thông báo đề nghị cấp cứu ngư dân bị thương trên tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1977, quê ở xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 thuyền viên. ...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi ngư dân cửa biển Sông Đốc

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ngư dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời,...

Cho phép khai thác cát trong mùa mưa lũ

Đáng chú ý, đối với nội dung kiến nghị được khai thác cát trong 3 tháng mùa mưa và bổ sung biện pháp khai thác bơm hút, ông Minh cho rằng, hiện nay không có quy định cụ thể việc cấm khai thác cát trong mùa...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Ông Biden gặp ông Trump ở Nhà Trắng vào tuần sau

Sau khi ông Trump thắng cử, ông Biden đã gọi điện chúc mừng. Cả hai dự kiến gặp mặt tại Nhà Trắng vào giữa tuần sau. Ông Donald Trump bắt tay ông Joe Biden trong buổi lễ nhậm chức tổng thống Mỹ năm 2017 - Washington Post Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden sẽ có...

Nữ sinh viên trở thành Hoa hậu Trái đất 2024, đại diện Việt Nam “trắng tay”

(Dân trí) - Chung kết cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2024 diễn ra tại Philippines tối 9/11 với chiến thắng của người đẹp Jessica Lane đến từ Australia. Cô vượt qua 75 đối thủ để giành vương miện. Với màn thể hiện xuất sắc, Jessica Lane được cho là giành chiến thắng xứng đáng. Mỹ nhân 21 tuổi nghẹn...

Kế hoạch tham vọng của chính quyền Trump 2.0

Viễn cảnh đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ giúp Tổng thống đắc cử Donald Trump dễ dàng thực thi kế hoạch chính sách của ông. Tính đến hôm qua 9.11, hầu hết các cơ quan truyền thông lớn tại Mỹ dự phóng ông Donald Trump giành chiến thắng tại bang Nevada, nâng tổng số phiếu đại cử...

Nhìn nhận thực tế những khó khăn trong đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tại TP.HCM, xu hướng lựa chọn học tập tại các trường trung cấp đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, việc đào tạo...

Hà Anh Tuấn si mê giọng hát Uyên Linh còn nữ ca sĩ nói muốn ghi tên mình vào lịch sử nhạc Việt

'The Vocalist' của Uyên Linh có thể là concert duy nhất của một giọng ca nữ theo trường phái vocalist trong năm nay. Nhưng có nên tiếp tục gán cô với danh xưng diva? ...

Mới nhất