Trang chủNewsThời sựThừa Thiên Huế: Đưa du lịch cộng đồng thành mô hình sinh...

Thừa Thiên Huế: Đưa du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả


Tiềm năng du lịch lớn

Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế), là 2 địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống. Với nhiều lợi thế như cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa đậm đà bản sắc…nên từ lâu vùng đồng bào DTTS ở Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) để lại được nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Cũng vì thế, ngành du lịch cộng đồng ở các thôn bản trong vùng DTTS 2 huyện Nam Đông và A Lưới phát triển mạnh.

(Bài KH): Thừa Thiên Huế: Để du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả
Nằng trong thung lũng trên dãy Trường Sơn, A Lưới (Thừa Thiên Huế) được ví là “Đà Lại” của Miền Trung với tiềm năng du lịch lớn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, hiện ở huyện vùng cao A Lưới có 5 làng văn hoá du lịch cộng đồng, 24 điểm du lịch, 33 cơ sở lưu trú (trong đó 24 homestay, 9 nhà nghỉ). Các làng du lịch cộng đồng và các điểm du lịch ở A Lưới chủ yếu nằm trong vùng đồng bào DTTS sinh sống. Từ lợi thế về cảnh quan, văn hóa và ẩm thực đặc trưng nên các điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng ở A Lưới hiện có lượng khách ổn định, hoạt động tốt.

Du lịch vùng cao A Lưới cũng có những sản phẩm nổi trội, như chợ phiên vùng cao, văn nghệ dân gian, ẩm thực… Có nhiều suối, thác đẹp đang khai thác phát triển du lịch sinh thái như thác A Nôr, suối Pâr Le…; nghề dệt thổ cẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi, Lễ hội A Da Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia…

 Đặc biệt, Làng du lịch cộng đồng A Nôr (xã Hồng Kim) là sản phẩm OCOP 3 sao của A Lưới, trở thành điểm du lịch cấp tỉnh và năm 2019, được chọn là một trong ba làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với sản phẩm du lịch độc đáo, đồng bào Tà Ôi, Bru Vân Kiều mở thêm dịch vụ du lịch trải nghiệm, trekking, dịch vụ mua bán các mặt hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống.

Còn tại huyện Nam Đông, nơi có đến 43% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu. Ngoài nét văn hóa đậm đà bản sắc với điểm nhấn là Gươl, vùng đồng bào DTTS ở Nam Đông sinh sống còn sở hữu nhiều lợi thế về cảnh quan. Tiềm năng về du lịch cộng đồng ở Nam Đông cũng rất lớn với các địa danh Thác Mơ, Bản Dỗi đã trở nên quá thân thuộc với du khách. 

Các địa danh như thác Phướng (xã Hương Phú), thác Trời, đập Tràn (xã Hương Giang); hang Dơi (xã Thượng Quảng) vẫn còn tiềm năng để mở rộng quy mô để thu hút thêm lượng khách. Ngoài ra, Nam Đông còn sở hữu hệ thống hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống các hồ chứa lớn như Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật trong Vườn quốc gia Bạch Mã.

(Bài KH): Thừa Thiên Huế: Để du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả 1
Với 43% dân số là đồng bào Cơ Tu, Nam Đông trở thành nơi đáng đến của du khách để trải nghiệm nét văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc

Với những lợi thế đó, trong nhiều năm qua ngành du lịch nói riêng và du lịch cộng đồng, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào ở 2 huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Tuy nhiên, ngành du lịch cộng đồng vùng DTTS chỉ mới phát triển ở mức sơ khai chưa phát huy hết tiềm năng vốn có.

Chuyển dịch thành mô hình sinh kế hiệu quả

Điều đặc biệt các điểm du lịch như: Thác ở Anôr, A lin, Pâr Le, A Roàng …(A Lưới) hay Thác Mơ, Bản Dỗi …(Nam Đông) đều do người đồng bào các DTTS địa phương làm chủ và trực tiếp tham gia làm du lịch. Cùng với đó, đội ngũ lao động và người làm dịch vụ phụ trợ, phần lớn là lao động địa phương. Đây chính là lợi thế lớn để đưa du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả.

Anh Viên Đăng Phú, chủ homestay Hương Danh tại thôn Aka (xã A Roàng) bộc bạch: “Mình làm về mô hình du lịch văn hoá, di sản gắn liền với cộng đồng người Tà Ôi, cụ thể là lưu trú, trải nghiệm, ẩm thực… Mỗi năm đón trên 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Làm du lịch cộng đồng không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc của đồng bào; mà còn mang lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, bà con cũng có công ăn việc làm, thu nhập khoảng 4 – 5 triệu đồng/người/tháng”.

(Bài KH): Thừa Thiên Huế: Để du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả 2
Tái hiện cảnh sinh hoạt của đồng bào các DTTS trong hoạt động du lịch cộng đồng ở A Lưới (Thừa Thiên Huế)

Để các điểm du lịch cộng đồng ở A Lưới trở thành mô hình sinh kế hiệu quả, chính quyền đã có những chính sách như hỗ. Cụ thể, UBND huyện A Lưới đã hỗ trợ các chủ homestay, các điểm lưu trú tập huấn kỹ năng buôn, bán. Còn tại các điểm du lịch cộng đồng, UBND huyện đã tổ chức tập huấn xây dựng khu du lịch cộng đồng; tập huấn nâng cao chế biến món ăn; Tập huấn kỹ thuật trang trí cảnh quan, lưu trú…

Ngoài ra, A Lưới còn triển khai tập huấn cho hàng trăm học viên là người DTTS về nghiệp vụ thuyết minh, ẩm thực, quản lý, điều hành… nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ chuyên nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết: Từ nguồn kinh phí của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), A Lưới đã đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông, đường điện đến các điểm du lịch trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, huyện đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá qua panô, mạng xã hội và website, chuyển tải những hình ảnh đẹp, dịch vụ mới của du lịch A Lưới để quảng bá đến du khách. Thông qua hoạt động của du lịch, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được bảo tồn và phát huy giá trị. Có nguồn thu ổn định từ du lịch, chất lượng cuộc sống bào DTTS đã được nâng lên.

Với nguồn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách dân tộc, ngành du lịch ở A Lưới đã đạt được kết quả như mong đợi. Thông qua hoạt động du lịch, thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS và miền núi đã tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu. 

Theo thống kê, từ năm 2021 đến nay, lượng khách đến A Lưới tăng đột biến đạt gần 130.000 lượt, doanh thu khoảng 16,8 tỷ đồng/năm.Tất cả những hộ gia đình làm du lịch đều có thu nhập ổn định, nhiều người dân có việc làm với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

(Bài KH): Thừa Thiên Huế: Để du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả 3
Điểm du lịch cộng đồng của đồng bào Cơ Tu ở Bản Dỗi, xã Thượng Lộ (Nam Đông, Thừa Thiên Huế)

Làng du lịch cộng đồng Bản Dỗi (xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông), nơi có 100% đồng bào DTTS sinh sống. Với quyết tâm chuyển dịch du lịch cộng đồng trở thành mô hình sinh kế làm giàu cho đồng bào, Chính quyền huyện Nam Đông đã tổ chức tập huấn làm du lịch chuyên nghiệp cho 40 người tham gia làm du lịch trong làng. 

Ngoài ra, từ nguồn đầu tư từ các chương trình MTQG, UBND huyện đã làm đường, kéo điện vào để đáp ứng tốt nhất cho du khách. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, làng du lịch Bản Dỗi đã phát triển toàn diện với 5 homestay. Điện, đường…và cảnh quan ở Bản Dỗi trở nên khang trang, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách. Nhờ đó, 40 lao động tham gia lam du lịch cộng đồng ở Bản Dỗi có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao

Nam Đông và A Lưới là hai huyện miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là vùng đất có nhiều tiềm năng về tự nhiên, danh thắng, căn cứ địa cách mạng, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều…nên có tiền năng lớn để phát triển du lịch. 

Thực tế đã minh chứng, phương án chuyển dịch nghề du lịch thành mô hình sinh kế đang là hướng đi đúng. Cùng với nguồn lực của địa phương, hiện nay Đảng, Nhà nước đang triển khai đồng thời 3 chương trình MTQG (Giảm nghèo bền vững, Nông thôn mới và Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi) với nguồn lực đầu tư lớn. Do vậy việc các địa phương cần lồng ghép các nguồn lực, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tin chắc vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Thừa Thiên Huế sẽ phát triển toàn diện đúng định hướng. 

Ẩm thực Huế được chọn để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO





Nguồn: https://baodantoc.vn/thua-thien-hue-dua-du-lich-cong-dong-thanh-mo-hinh-sinh-ke-hieu-qua-1723774927508.htm

Cùng chủ đề

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sự kiện còn là dịp để tham vấn cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp...

Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Tối ngày 16/9, tại Công viên Thương Bạc, TP. Huế, Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024 (hội chợ). Hội chợ thương mại Festival Huế 2024 là hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Công Thương chủ trì; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và...

Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không, lộ lý do không ngờ

Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP Huế) được xem là khu cảng lâu đời, có quy mô lớn nhất phục vụ nghề cá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau thời gian vận hành, khai thác hơn một thập niên qua, cảng cá này dần bị xuống cấp, việc neo đậu của tàu thuyền bị quá tải. Để phát huy hiệu quả vận hành, khai thác và theo nhu cầu của ngư dân, tháng 10/2020, UBND tỉnh Thừa...

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

VOV.VN - Ngày 14/9, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương được điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020-2025.   Tại Hội nghị, ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương đã công bố và trao Quyết định của Ban Bí...

Ông Phạm Đức Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Ngày 14/9, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang dự công bố và trao quyết định của Ban Bí thư.Theo quyết định, Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, tham gia Ban Chấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Hà, bà con đã có cuộc sống đổi thay. Giờ đây, phần lớn các hộ đều có cây cà phê,...

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Khóa học sẽ cung cấp cho cán bộ công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS có thêm công cụ hữu ích để làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là trong quá trình tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.Trưởng Ban Dân tộc cũng bảy tỏ, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không...

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có hơn 40 đồng bào DTTS, toàn xã có 3.960 hộ, trong đó có 263 hộ được chọn điều tra mẫu. Trong đó, có những hộ dân ở xa, những ngày mưa, Điều tra viên phải lội bộ gần tiếng mới đến hộ dân.Điều tra viên Bùi Đức Hạnh, xã Vụ Bổn cho biết: 40 hộ được giao điều tra đều là người dân tộc phía Bắc di...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Bài đọc nhiều

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Những 'người hùng nhí' cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3 Ngày 16/9/2024, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP. Thanh Hóa về thành...

Mới nhất

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh...

Vinfast ưu đãi 12 triệu đồng cho khách hàng chuyển đổi xanh sang xe máy điện

Tiếp nối chuỗi hành động “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, VinFast công bố triển khai chương trình “Phủ xanh Việt Nam” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 12 triệu đồng, góp phần hỗ trợ người tiêu...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành,...

Long An: Tận dụng vị trí gần TP Hồ Chí Minh làm lợi thế phát triển du lịch

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Long An chưa phát triển là ngành du lịch chưa tập trung vào điểm mạnh, khác biệt để cạnh tranh với các địa phương; thiếu định hướng về nhu cầu của du khách.Du lịch Long An: Tăng hấp dẫn và thân thiện với công nghệ thực tế ảoVề Long An...

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Những 'người hùng nhí' cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3 Ngày 16/9/2024, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an...

Mới nhất