Trang chủNewsThời sựThủ tướng yêu cầu xây dựng và củng cố 3 trọng tâm...

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và củng cố 3 trọng tâm trong chuyển đổi số

VOV.VN – Sáng nay (31/8), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; về phía lãnh đạo thành phố Đà Năng có Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, cùng lãnh đạo các bộ ngành cơ quan trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối đến 63 tỉnh thành phố trên cả nước.

Tại hội nghị các đại biểu đã tham luận về tình hình, kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.

Thời gian qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Từ năm 2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 09 Quyết định, 05 Chỉ thị chỉ đạo, điều hành để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. 63/63 địa phương đã ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

 

Nhận thức và hành động về nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyển có nhiều chuyển biển tích cực: Có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương; Có sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể như thanh niên, sinh viên, công đoàn, nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…; Có sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC tăng từ 90% năm 2022 lên 93% đến tháng 8/2024.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2022, dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam xếp hạng 76/193, tăng 5 bậc so với năm 2020; dữ liệu mở xếp hạng 87/193, tăng 10 bậc so với năm 2020.

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa được triển khai tích cực; Hạ tầng số, nền tảng số, thiết bị, công nghệ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp được quan tâm đầu tư; Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nổi, chia sẻ; một số bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đổi mới, thực hiện các mô hình, giải pháp hữu hiệu trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp như các bộ: Công an, Tài chính, Công Thương; các tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cà Mau, Tây Ninh…; Tích cực triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, một cửa quốc gia, tạo thuận lợi thương mại sẵn sàng thực hiện Hải quan số. 

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giả cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao Bộ TTTT, VPCP, UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan đã phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo Hội nghị này. 

Thủ tướng đã phân tích kết quả đạt được đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong đó nêu rõ, việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách chưa kịp thời; Cải cách TTHC vẫn còn chậm , thủ tục còn rườm rà; Triển khai Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia còn nhiều bất cập; kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu còn chậm, còn tình trạng cát cứ thông tin; Nhân lực số, hạ tầng số chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có đột phá; Tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền tăng mạnh, trong khi đó 33/135 hệ thống thông tin chưa đáp ứng tiêu chí nào về an toàn, an ninh mạng theo hướng dẫn của Bộ TTTT; Công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận trọng xã hội nhằm thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến và triển khai Đề án 06 nhiều lúc, nhiều nơi chưa được coi trọng.

Thủ tướng đã chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, yếu kém gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ quan là chủ yếu, trong đó: Chưa thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ chưa rõ việc, rõ trách nhiệm; thiếu công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chỉ đạo, dẫn đến kết quả hiệu quả còn thấp; Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm; sự lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy; Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa hiệu quả; vẫn còn tình trạng đùn đẩy, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm. 

Về bài học kinh nghiệm Thủ tướng chỉ rõ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; người đứng đầu phải dành thời gian công sức trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ, chức thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính. 

Phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu; lấy chất lượng phục vụ, mức độ sử dụng và hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá kết quả thực hiện; Phải luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công khai, minh bạch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.

Về quan điểm, định hướng thời gian tới Thủ tướng chỉ rõ, phải bảo đảm tuân thủ theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước, Chính phủ vì 1 mục tiêu chung: tối thiểu chi phí, thời gian thực hiện, tạo thuận lợi và phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

“Tập trung vào một mục tiêu là cắt giảm tối đa chi phí, thời gian thực hiện, tạo điều kiện tốt nhất, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện tốt nhất để họ thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Triển khai hiệu quả 2 trụ cột,  kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ và dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; Xây dựng và củng cố 3 trọng tâm là: pháp lý hóa, số hóa, tự động hóa, hướng đến 4 không: không giấy tờ, không tiền mặt, không tiếp xúc nếu pháp luật không yêu cầu, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thực hiện 5 đẩy mạnh và tăng cường: Tăng cường phân cấp phân quyền yền đi đôi với phân bố nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành và tăng cường giám sát, kiểm tra; Tăng cường công khai, minh bạch, đơn giản hóa TTHC gắn với tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Tăng cường đầu tư hạ tầng số: Tăng cường đối thoại, xử lý vướng mắc phát sinh; đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương, đây lùi tiêu cực; Tăng cường kiến thức, kỹ năng số, phát triển nhân lực số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”, Thủ tướng nói.

Để thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, chúng ta phải có đột phá, các bộ, ngành, địa phương phải chuyển đổi mạnh mẽ phương thức phục vụ nhân dân từ “bị động” sang “chủ động” dựa trên dữ liệu. Thủ tướng yêu cầu, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, trong đó: Rà soát, phát hiện, kịp thời sửa đổi, bổ sung những bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống các quy định và VBQPPL và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn trên tinh thần cái gì thực tiễn đặt ra, đòi hỏi, yêu cầu, đã chín, đã rõ thì phải sửa đổi, bổ sung, thiết kế thành quy định để tạo hành lang pháp lý trong trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển KTXH;

Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, TTHC; cương quyết xóa bỏ cơ chế xin – cho; tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch để cán bộ không mắc phải những sai phạm; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ (cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% TTHC và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ) và chuyển đổi mạnh mẽ sang xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.

Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các TTHC theo các Nghị quyết, Kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch hành điện tử. 

Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về TTHC liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng sử dụng hồ sơ hành chính dưới dạng dữ liệu số. Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, rà soát, đánh giả lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng; Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp các dịch vụ công trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa TTHC, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025: 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. 

Sớm có nghiên cứu đánh giá, mở rộng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích để hoàn thiện hệ sinh thải trên môi trường điện tử cho người dân, doanh nghiệp; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công và Bộ phận một cửa các cấp, trở thành các điểm số hóa, cung cấp các dịch vụ công phỉ địa giới hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số, nhất là các đối tượng yếu thế; Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, xây dựng, hoàn thành, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tăng cường kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công theo hướng người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan nhà nước; Tăng cường đàm phán với các đối tác thương mại của Việt Nam để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo việc trao đổi thông tin, công nhận lẫn nhau đối với dữ liệu chứng từ thương mại, chứng từ hành chính điện tử.

Tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số quốc gia thông suốt, hiệu quả, trong đó: Tập trung xây dựng Trung tâm dữ iệu quốc gia theo đúng Nghị quyết 175 của Chính phủ; Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, tỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuyển đổi số; Khẩn trương xóa các điểm lõm sóng, lõm điện; Tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị, công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu công tác; Tiến hành tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông; Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ TTTT khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Đề án “Tuyên truyền, phổ biến về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hưởng đến năm 2030″ trong tháng 9/2024.

Cùng chủ đề

Xây dựng chính sách để công nghiệp văn hóa đóng góp hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình

(Tổ Quốc) - Sáng 20/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo trực tuyến Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Hội thảo được kết nối trực tuyến đến các sở VHTT, VHTTDL và các địa...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây ...

Một việc chỉ giao một người, ai làm tốt nhất thì giao

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ, cần nghiên cứu giảm khâu trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, một việc chỉ giao một người và một người có thể làm nhiều việc, ai làm tốt nhất thì giao. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

FED tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 3, phát tín hiệu thận trọng trong năm 2025

Đúng theo dự đoán của thị trường, FED đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ giảm về 4,25% - 4,5%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Đây là lần thứ 3 liên tiếp cơ quan này giảm lãi suất, với 2 lần trước các mức giảm lần lượt là 0,5% và 0,25%. Đây là quyết định không gây bất ngờ của FED, nhưng điều mà thị trường...

Vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Chi đội Kiểm ngư số 3: Điểm tựa cho ngư dân bám biển, khắc phục thẻ vàng IUU ...

Ông Chà Cụt chỉ còn 1 chân vẫn lao động thu 300 triệu /năm

Ông Nguyễn Văn Chà đi bộ đội, thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia từ năm 1985. Ông thuộc lực lượng Công binh của Sư 330. Đến năm 1987, trong một lần hành quân ông, Chà không may đạp trúng mìn mất đi 1 chân và nhiều vết thương khác trên cơ thể. Sau gần 3 năm điều trị ông trở về cuộc sống đời thường với tỷ lệ thương tật gần 80%. Thời điểm này, ông...

VN-Index có thể thử thách ngưỡng 1.268 điểm

VN-Index tăng trưởng trên hỗ trợ quanh 1.260 điểm Sau giai đoạn chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản giảm dần, VN-Index đã phục hồi tăng điểm tốt trong phiên 18/12 với thanh khoản, độ rông thị trường cải thiện tốt hơn. Kết phiên giao dịch ngày 18/12, VN-Index tăng 4,28 điểm (+0,34%) lên 1.266,0 điểm, duy trì trên đường giá trung bình 200 phiên. Khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 9,4% so với phiên trước, sau...

Công nghiệp cơ khí vẫn còn lẹt đẹt khi thiếu vai trò của “sếu đầu đàn”

Thời gian qua, công nghiệp nói chung và công nghiệp cơ khí của Việt Nam đã phát triển với nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm chủ công nghệ, mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hoá cùng phát triển thị trường. Đứng trước dư địa thị trường rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các DN trong ngành cơ khí trong nước vẫn...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Đọ độ hot của dàn diễn viên nam được đề cử Ấn tượng VTV 2024

(Dân trí) - Bộ tứ phim "Độc đạo" gồm Vĩnh Xương, Doãn Quốc Đam, Hà Việt Dũng và Duy Hưng, cùng Long Vũ trong "Đi giữa trời rực rỡ" là 5 sao nam gây chú ý trên đường đua Giải thưởng Ấn tượng VTV 2024. Nam diễn viên ấn tượng luôn là một trong những hạng mục được quan tâm tại Giải thưởng Ấn tượng VTV. Năm nay, hạng mục trao đề cử cho 10 gương mặt gồm những diễn...

Cùng chuyên mục

Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Quân đội luôn gắn bó máu thịt, đồng cam cộng khổ với nhân dân; kịp thời có mặt ở những nơi xung yếu, hiểm nguy để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. ...

Từ 2025, phân cấp quản lý, vận hành hệ thống giám sát giao thông

Từ 1/1/2025, Cục CSGT sẽ quản lý hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trừ các tuyến do Bộ trưởng Bộ Công an phân công cho Công an các tỉnh tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 83/2024 về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường...

Ngoại giao kinh tế mang lại nhiều kết quả thực chất

Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại nhiều kết quả thực chất trong năm 2024, song dư địa phát triển còn nhiều, cần có bước đột phá ...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện, ông Đặng Hoàng Anh, Chánh Văn phòng UBND huyện Ninh Sơn tiếp làm việc với Đoàn giám...

Nữ sinh chuyên Sư phạm đạt điểm tuyệt đối 1.600 SAT chỉ sau 3 tháng ôn

(Dân trí) - Phạm Đỗ Thái An, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, vừa nhận kết quả điểm SAT tuyệt đối 1.600 vào tối 20/12. 7h tối, khi đang cùng bạn bè đến thăm thầy chủ nhiệm ốm, Phạm Đỗ Thái An nhận kết quả SAT qua email. Nhìn thấy số điểm 1.600 hiện lên, An run người vì bất ngờ và hạnh phúc. Bạn bè ôm lấy em chúc mừng và trấn an. Đây...

Mới nhất

Chung niềm đam mê” – Hành trình qua ống kính

(NADS) - Chiều ngày 19/12, Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh “Chung niềm đam mê”. Triển lãm các tác phẩm của ba tác giả: Đặng Quốc Hùng, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Ngọc Việt. ...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Chàng shipper nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do...

Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải. Để...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm