Trang chủNewsKinh tếThủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng...

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty


Thủ tướng yêu cầu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2024 phải phát huy tinh thần tấn công mạnh mẽ, đạt kết quả cao hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn năm 2023 về 6 nội dung gồm: đầu tư phát triển, hiệu quả kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng, đóng góp ngân sách, làm an sinh xã hội, phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Cùng tham dự cuộc làm việc có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 1.

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo về tình hình hoạt động năm 2023, kế hoạch hoạt động, triển khai sản xuất kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế xã hội của các doanh nghiệp, hội nghị đã nghe các doanh nghiệp, bộ, ngành, làm rõ thêm, bổ sung về các vấn đề trọng tâm, các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới và nêu các giải pháp cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn với trách nhiệm thực hiện của cơ quan, đơn vị cụ thể và thời hạn hoàn thành; đồng thời, xác định lộ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế chính sách và pháp luật liên quan.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 2.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những đóng góp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty cho những thành tựu, kết quả chung của cả nước năm 2023… – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều dự án, doanh nghiệp có bước chuyển mình

Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị đánh giá thời gian qua và năm 2023, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực cơ bản thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 3.

Ủy ban đã tích cực, chủ động cùng các cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, tài sản công, sắp xếp đất đai… Ủy ban đã cùng các tập đoàn, tổng công ty nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai, hoàn thành nhiều dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng năng lượng, giao thông – vận tải trong năm 2023, trong đó có nhiều dự án lớn, quan trọng, đã chậm tiến độ nhiều năm.

Các dự án cụ thể gồm: Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; kho cảng nhập LNG Thị Vải công suất 1 triệu tấn (đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ ngày 29/10/2023); đầu tư xây dựng các bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; dự án thành phần 3 – Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; xây dựng nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; xây dựng mở rộng nhà ga quốc tế T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 28/4/2023), xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 2/12/2023)…

19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã cơ bản duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm 2023, trong đó hầu hết hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách Nhà nước; lợi nhuận và nộp ngân sách cao hơn năm 2022, góp phần quan trọng vào các kết quả phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước.

Năm 2023, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế (riêng Vietnam Airlines giảm lỗ so với kế hoạch); 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục thể hiện vị trí, vai trò chủ lực, nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước như năng lượng, hạ tầng giao thông, vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, công nghiệp, nông nghiệp… Các doanh nghiệp này đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung ứng ổn định các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cho doanh nghiệp, người dân như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản, là tiền đề căn bản và động lực quan trọng để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô… Các tập đoàn, tổng công ty cũng làm tốt các công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống của người lao động.

Tại hội nghị, theo chỉ đạo của Thủ tướng, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đã nhấn mạnh những kết quả, điểm sáng nổi bật, những bài học kinh nghiệm quý, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của từng doanh nghiệp và nêu các đề xuất, kiến nghị.

Thủ tướng nhắc tới một số ví dụ cụ thể cả về kết quả, thành công và tồn tại, hạn chế của các tập đoàn, tổng công ty như đường dây 500 kV mạch 3 của EVN mãi không triển khai được trong nhiều năm nhưng đang được quyết liệt xây dựng và dự kiến hoàn thành trong 6 tháng; PVN sau một thời gian gặp khó khăn thì những năm gần đây đã hoạt động đạt kết quả rất tích cực; Tổng Công ty Cảng hàng không những năm trước đây ì ạch nhưng đến năm nay có nhiều nỗ lực chuyển biến, nhất là trong xây dựng sân bay Long Thành; Tổng Công ty Đường sắt sau nhiều năm thua lỗ đã có những đổi mới hiệu quả và có lãi trong năm 2023; những chuyển biến trong triển khai chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn sau hàng chục năm chậm trễ…

Thủ tướng cũng lấy ví dụ, năm 2023, Chính phủ chỉ đạo tăng cường xuất khẩu gạo trong lúc giá tăng, thì cũng có những ý kiến ngần ngại trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp. Song theo Thủ tướng, vòng đời cây lúa hiện nay chỉ khoảng 3 tháng, dự trữ gạo được bảo đảm, cần tận dụng thời cơ để xuất khẩu. Kết quả là chúng ta vừa xuất khẩu gạo đạt kỷ lục, vừa bảo đảm cân đối lương thực trong nước, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng về nội dung này, lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc phấn khởi khi gần đây, Việt Nam đạt thỏa thuận về thương mại gạo cấp Chính phủ với Indonesia và Philippines – cũng là 2 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Ngay sau đó, những ngày cuối tháng 1 vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã thắng áp đảo khi giành được khoảng 350.000 tấn trong gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia. Tổng công ty đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đưa nội dung về thương mại gạo vào nội dung trao đổi với lãnh đạo cấp cao các nước thời gian tới.

Nắm giữ nguồn lực lớn thì phải làm ăn có lãi, đóng góp nhiều hơn nữa

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý với báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp; đề nghị các cơ quan tiếp thu các ý kiến xác đáng, hoàn thiện, trình ban hành văn bản phù hợp sau hội nghị để tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những đóng góp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty vào những thành tựu, kết quả chung của cả nước năm 2023, nhất là về tăng trưởng GDP, quản trị doanh nghiệp và đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 6.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không say sưa, thỏa mãn, chủ quan với những thành tựu, kết quả đã đạt được. Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, như còn có những vướng mắc về cơ chế, chính sách; đầu tư cho phát triển còn hạn chế, tỉ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn bình quân chung cả nước; đóng góp cho tăng trưởng GDP chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; hiệu quả đầu tư kinh doanh chưa cao.

Nguyên nhân chủ yếu là tính tích cực, chủ động, sáng tạo của lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty chưa được phát huy mạnh mẽ; những vướng mắc pháp lý, nhất là về đất đai, đầu tư công, phân cấp, phân quyền; chính sách với cán bộ công tác tại doanh nghiệp, làm công tác quản lý vốn còn bất cập, chưa sát tình hình thực tế; quản trị doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phù hợp với kinh tế thị trường, còn nhiều khâu trung gian, nhiều trường hợp gây ách tắc công việc; hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn trong chống dịch, điển hình như Vietnam Airlines. Thủ tướng yêu cầu các bên cùng chia sẻ và tìm ra giải pháp cho các khó khăn, thách thức, vướng mắc nói trên.

Thời gian tới, Thủ tướng dự báo tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ nguồn lực lớn, thực hiện sứ mệnh lớn phải làm ăn có lãi, đóng góp nhiều hơn nữa cho tăng trưởng GDP và ngân sách Nhà nước. Yêu cầu của năm 2024 với cả nước và với các tập đoàn, tổng công ty phải đạt kết quả cao hơn năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 7.

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không say sưa, thỏa mãn, chủ quan với những thành tựu, kết quả đã đạt được – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khắc phục hạn chế, tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển

Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động và nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ 8 nội dung chủ yếu về các quan điểm quản lý, điều hành và các nhóm nhiệm vụ lớn với hoạt động của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty thời gian tới.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, nắm chắc tình hình thực tiễn, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, dự án, tổ chức thực hiện hiệu quả.

Cùng với đó, tập trung sửa đổi và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các luật, nghị định, thông tư có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý, nhất là liên quan lĩnh vực giá, môi trường, tài nguyên, đất đai…, cụ thể như Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ… Tinh thần là phân cấp, phân quyền nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, khắc phục bằng được hạn chế trong vấn đề này, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng nhân lực), làm mới 3 động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và bổ sung các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ)…

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 8.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 9.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 10.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 11.

Nhiều đại biểu đánh giá thời gian qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp… – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư là tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung 3 nội dung tái cấu trúc: (i) tái cấu trúc về quản trị theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực; (2) tái cấu trúc về tài chính; (3) tái cấu trúc về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào… cho phù hợp xu hướng phát triển.

Thủ tướng lưu ý Uỷ ban phải tập trung định hướng vấn đề tái cấu trúc cho các tập đoàn, tổng công ty và việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cần căn cứ hiệu quả tổng thể.

Cùng với đó, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, chủ động, tích cực hơn nữa, phát huy tinh thần tấn công mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, kiên định các vấn đề nguyên tắc nhưng linh hoạt trong thực hiện công việc cụ thể, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường.

Thủ tướng lưu ý phải không ngừng phát huy truyền thống, lịch sử phát triển qua nhiều năm của mỗi doanh nghiệp, tạo khí thế mới, động lực mới, kết quả mới, thắng lợi mới. Tích cực, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân, người lao động theo hướng năm sau phải cao hơn năm trước; đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng cho rằng các bộ, ngành, Ủy ban đã có nhiều kinh nghiệm hơn, phải phối hơp chặt chẽ, hiệu quả, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề xuất của doan nghiệp trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của các tập đoàn, tổng công ty; không đùn đẩy, né tránh, không phiền hà, sách nhiễu, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các lĩnh vực được phân công chủ động, tích cực, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, xử lý các vấn đề tập đoàn, tổng công ty đề xuất. Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, phát huy tinh thần đổi mới vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 12.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 13.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 14.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 15.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 16.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 17.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 18.
Thủ tướng yêu cầu 6 nội dung với 19 tập đoàn, tổng công ty- Ảnh 19.

Lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giao các nhiệm vụ cụ thể thời gian tới , Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như các tập đoàn, tổng công ty mà nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được để thiếu điện; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bảo đảm đủ dầu, khí theo kế hoạch; Tập đoàn Than – Khoáng sản bảo đảm đủ than trên cơ sở kế hoạch dài hạn; Tổng Công ty Thép xử lý dứt điểm dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (TISCO 2); Vietnam Airlines cắt lỗ, xử lý các vấn đề tồn đọng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam không để thiếu xăng dầu…

Thủ tướng lưu ý các cơ quan thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn, không nóng vội; Bộ Công Thương cải tiến lại cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng đơn giản, dễ kiểm tra, giám sát…

Về nhân sự, Thủ tướng yêu cầu bố trí đúng, trúng con người trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch.

Thủ tướng một lần nữa yêu cầu thành tích, kết quả chung của các tập đoàn, tổng công ty phải năm sau phải cao hơn năm trước, cụ thể là hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đóng góp cho ngân sách, cho tăng trưởng phải cao hơn năm 2023, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tốt hơn, đóng góp cho an sinh xã hội nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Nguồn: baochinhphu.vn



Nguồn

Cùng chủ đề

Cần quy định Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong luật

Bài 2: Cần quy định Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong luậtCả triệu tỷ đồng vốn nhà nước nằm tại các doanh nghiệp có được sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực và cả cơ chế hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ...

Nhiều chỉ tiêu kinh doanh tại 19 Tập đoàn, Tổng công ty vượt kế hoạch

Cụ thể, tổng doanh thu của công ty mẹ thuộc 19 Tập đoàn và Tổng công ty từ đầu năm đến nay ước đạt 971.593 tỷ đồng, đạt 83% so với kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận trước thuế của các đơn vị này ước tính là 50.360 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 20%. Đặc biệt, giá trị nộp ngân sách nhà nước ước đạt 62.904 tỷ đồng, tương...

Khẩn trương quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng

DNVN - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ KH&CN khẩn trương quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại TP Đà Nẵng. ...

Giới thiệu chữ ký của ba tân phó thủ tướng

Văn phòng Chính phủ vừa có các văn bản giới thiệu chữ ký của ba tân phó thủ tướng Chính phủ: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Hồ Đức Phớc và ông Bùi Thanh Sơn. Giới thiệu chữ ký ba phó thủ tướng vừa được phê chuẩn bổ nhiệm - Ảnh: TTO Trước đó, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm bổ sung thêm ba phó thủ tướng Chính phủ gồm: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Hồ Đức Phớc và ông Bùi Thanh Sơn.  Ngày...

Phân công ông Nguyễn Hòa Bình làm Phó Thủ tướng Thường trực

(Dân trí) - Ông Nguyễn Hòa Bình được phân công làm Phó Thủ tướng Thường trực, sẽ theo dõi và chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng. Theo quyết định này, ông Nguyễn Hòa Bình được phân công làm Phó Thủ tướng Thường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm nay cho thấy lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa có chuyến thăm, giao lưu và tặng quà trường Mầm non Họa Mi trực thuộc Trại giam Hồng Ca, Yên...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

SEMIExpo Vietnam 2024 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam về ngành bán dẫn

Lần đầu tiên tổ chức Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/11/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Khoảng 5000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện nhiều...

Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Lao dốc không phanh, vàng nhẫn giảm không ngừng

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 trên thị trường quốc tế lao dốc không phanh do tâm lý phòng thủ lên cao sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Căng thẳng địa chính trị được kỳ vọng giảm. Trong nước, vàng nhẫn tiếp tục giảm, SJC có thể rớt mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tại Hà Nội và...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái...

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.220.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở...

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm

Giá xăng dầu thế giới hôm nayLúc 6h30 ngày 9/11, giá dầu WTI giảm 1,98 USD (tương đương 2,74%) xuống 70,38 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,76 USD xuống còn 73,87 USD/thùng, tương đương giảm 2,33%.Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2%. Các nhà giao dịch đã bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi...

Cà phê Việt thắng lớn, chờ quyết định lịch sử từ thị trường 48 tỷ USD

Cà phê Việt Nam có một niên vụ xuất khẩu thắng lớn chưa từng có, nhiều kỷ lục lịch sử được thiết lập. Thế mạnh này của nước ta đang chờ quyết định lịch sử từ thị trường EU có quy mô gần 48 tỷ USD. Bội thu các kỷ lục Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7 triệu USD; đưa tổng khối lượng cà...

Mới nhất

Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị

Dù đến 8h30 Ngày hội Việt Nam Xanh mới chính thức khai hội, song từ sáng sớm, rất nhiều người dân TP.HCM đã đến sớm, tìm hiểu các không gian xanh khi các gian hàng vừa mới mở cửa. ...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Mới nhất