Trang chủNewsThời sựThủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô ‘Văn hiến – Văn minh


Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 17/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Cùng dự cuộc làm việc có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã đánh giá việc triển khai nhiệm vụ trên các lĩnh vực từ đầu năm 2024 tới nay của Hà Nội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ; trao đổi, xử lý kiến nghị của thành phố nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh, bền vững thời gian tới.

Theo đề nghị của Thủ tướng, các đại biểu đã nêu những cảm xúc, ấn tượng về Hà Nội; băn khoăn, trăn trở với Hà Nội; nêu các góp ý cho Hà Nội; phản hồi về các đề xuất, kiến nghị của Hà Nội.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 2.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trình bày một số kết quả nổi bật và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô trong thời gian tới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong 7 tháng đầu năm 2024.

Trình bày một số kết quả nổi bật và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết cùng với việc triển khai các nhiệm vụ thường xuyên, Thành phố đã tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, trong đó có 3 nội dung quan trọng: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Bộ Chính trị, Quốc hội cho ý kiến, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. GRDP bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 6,04% – cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước.

Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt gần 324 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán; tổng chi ngân sách gần 53 nghìn tỷ đồng, đạt 36% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển hơn 23 nghìn tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán. Lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công đến hết tháng 7/2024 đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng, bằng 28,7% kế hoạch, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023 (18,1 nghìn tỷ đồng), đứng thứ 2 về khối lượng so với các bộ, ngành và địa phương.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 3.
Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 4.
Lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế là điểm sáng nổi bật. Hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%; thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển. Thu hút FDI đạt hơn 1,37 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt 3,13 tỷ USD. Xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,4 tỷ USD, tăng 10,8%; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ USD, tăng 14,7%. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Thành phố đã tiếp nhận bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cải cách hành chính, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số được đẩy mạnh. Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực theo hướng thông minh, xanh và bền vững. Chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội”; giai đoạn 2021-2025, dự kiến hoàn thành khoảng gần 16 nghìn căn, dự kiến giai đoạn 2026-2030, có 50 dự án được triển khai với khoảng hơn 57 nghìn căn.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đẩy mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm toàn diện. Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước ban hành và thực hiện Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp văn hóa; giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đã dành nguồn lực đầu tư cho 3 lĩnh vực: Văn hoá, giáo dục và bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử với gần 50 nghìn tỷ đồng. Quốc phòng – an ninh được giữ vững, không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 5.
Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 6.
Các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong 7 tháng đầu năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích trước 2 năm so với kế hoạch. Về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thành phố đã cơ bản hoàn thành 32/35 chỉ tiêu theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,03%; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, Hà Nội vẫn đang đối mặt với một số thách thức. Nhận thức được những thách thức và cơ hội trong thời gian tới, để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 và cả nhiệm kỳ, Thành phố tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành với tinh thần “5 rõ trong phân công thực hiện” (rõ việc – rõ người – rõ trách nhiệm – rõ quy trình – rõ kết quả cuối cùng) và “3 rõ trong kiểm tra giám sát” (rõ thẩm quyền và trách nhiệm – rõ quy trình, tiến độ và kết quả – rõ kết quả kiểm tra xử lý) gắn với việc quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. Hà Nội sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô; tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển hạ tầng.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 7.
Thủ tướng nhấn mạnh 10 điểm sáng, kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế xã hội, triển khai các nhiệm vụ chính trị của Hà Nội những tháng đầu năm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

10 điểm sáng của Hà Nội

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc, giao Văn phòng Chính phủ và thành phố Hà Nội tiếp thu các ý kiến xác đáng, ban hành văn bản thông báo ý kiến kết luận để tổ chức thực hiện hiệu quả thời gian tới.

Thủ tướng nêu rõ các ấn tượng và nhấn mạnh 10 điểm sáng, kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế xã hội, triển khai các nhiệm vụ chính trị của Hà Nội những tháng đầu năm.

Theo đó, Hà Nội đã tiếp tục giữ vững, phát huy đoàn kết, thống nhất theo tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”; từ đó huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân; tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm với tinh thần “nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”.

Kinh tế phục hồi, tăng trưởng được thúc đẩy, thu ngân sách đạt kết quả tích cực. Chú trọng xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt là Luật Thủ đô (sửa đổi). Thu hút các nguồn lực xã hội, đặc biệt là FDI đạt kết quả tích cực; đầu tư công cơ bản khắc phục được tình trạng dàn trải; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm).

Việc phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội được chú trọng, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô. Hà Nội tiếp tục là lá cờ đầu toàn quốc về các tiêu chí: Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội được nâng cao. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển thiết thực và hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo đạt kết quả tích cực.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các đồng chí Lãnh đạo, cấp ủy đảng, chính quyền, quân và dân Thủ đô và những thành tựu quan trọng đã đạt được, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 8.
Thủ tướng chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh những kết quả đạt được rất cơ bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý 6 điểm tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Hà Nội.

Theo đó, GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, thấp hơn mức tăng của cả nước. Tiềm năng huy động nguồn lực xã hội rất lớn nhưng cơ chế, chính sách, cách làm chưa tương xứng tiềm năng. Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập úng vẫn là vấn đề cần khắc phục. Tỉ lệ hộ dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch mới đạt 90%.

Một số dự án hạ tầng chiến lược chưa bảo đảm tiến độ. Thiếu các sự kiện, chuỗi các sự kiện văn hóa thể thao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nhiều làng nghề truyền thống và các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống có dấu hiệu mai một. Tỉ trọng kinh tế số còn thấp, chuyển đổi số còn chậm. Xếp hạng Chỉ số PCI năm 2023 giảm bậc so với năm 2022. Tình hình tội phạm, cháy nổ diễn biến phức tạp…

“Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội”

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta.

Nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, Thủ tướng nêu rõ quan điểm: Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội”.

Khẳng định Thủ đô Hà Nội có vinh dự lớn, đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề, Thủ tướng nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khoẻ cả về vật chất và tinh thần”.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 9.
Thủ tướng: “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng trước hết yêu cầu Hà Nội và các bộ, ngành liên quan rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Nội và Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, kết luận của Trung ương và mới nhất là các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy ngày 09/8/2024 vừa qua.

Thủ tướng lưu ý, cần xác định các mục tiêu đạt được thì tiếp tục đẩy mạnh, các mục tiêu chưa đạt được phải cố gắng nhiều hơn, các mục tiêu khó đạt được thì cần phải có giải pháp đột phá. Tinh thần là quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, phân công công việc “6 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả).

Nhiệm vụ thứ hai là thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thứ ba là tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, hành chính, ý thức của cán bộ, công chức để huy động mọi nguồn lực phát triển Thủ đô.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số, giảm phiền hà, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường, phát triển văn hóa xứng tầm Thủ đô văn minh, văn hiến, anh hùng mà chúng ta luôn tự hào.

Đồng thời, chỉ rõ 10 nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các công trình trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường Vành đai 4, lưu ý việc giải phóng mặt bằng phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của bí thư cấp ủy.

Thứ hai, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Thứ ba, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng Thủ đô thông minh.

Thứ tư, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sự hài lòng của người dân, chỉ số cải cách hành chính, phấn đấu nằm trong nhóm 5-10 địa phương tốt nhất về các chỉ số này.

Thứ năm, từng bước giải quyết các vấn đề về hạ tầng đô thị liên quan tới giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, xã hội…

Thứ sáu, về y tế, giáo dục, dứt khoát không để thiếu thuốc, nhân lực y tế và chuẩn bị tốt cho năm học mới; làm tốt công tác cải cách tiền lương gắn với kiểm soát tốt giá cả thị trường, nhất là bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, không để thiếu hụt lương thực, thực phẩm và xăng dầu.

Thứ bảy, rà soát các nhiệm vụ về văn hóa, thể thao, phát huy mạnh mẽ truyền thống nghìn năm văn hiến, biến di sản thành tài sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Thứ tám, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế xã hội.

Thứ chín, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn, an dân, để người dân và du khách tới Hà Nội luôn cảm thấy yên tâm tại “thành phố vì hòa bình”.

Thứ mười, đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 10.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của Hà Nội liên quan tới triển khai thi hành Luật Thủ đô; thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn vào các khu công nghệ cao, khu công nghiệp; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô; thí điểm mô hình phát triển đô thị thông minh tại một số khu đô thị; phát triển nhà ở xã hội; xây dựng các tuyến đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng hoàn thành và khép kín các tuyến đường vành đai; phát triển không gian sông Hồng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử khu di tích Hoàng thành Thăng Long và khu vực lõi Thành Cổ Loa; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy; tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư…

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Hà Nội, lưu ý Hà Nội đáp ứng phản hồi, đề nghị của các bộ, ngành để giải quyết các vấn đề đặt ra và phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn để tiếp tục cụ thể hóa, triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tập hợp các kiến nghị của Hà Nội, báo cáo các Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực để phân công các bộ, ngành, cơ quan liên quan giải quyết trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả”.

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại' là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt- Ảnh 11.
Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác cùng Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ, ý kiến tham gia góp ý của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài khẳng định thành phố sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tích cực, khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội của Thủ đô theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến tham gia của các bộ, ngành Trung ương.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Trung ương Đảng, đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Thủ tướng, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương để giúp Hà Nội có các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đã đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 , Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua; tiếp tục triển khai có hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ Thành phố đề ra, tiếp tục phát huy và đóng góp nhiều hơn nữa với vai trò, vị thế của Thủ đô – trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-phat-trien-thu-do-van-hien-van-minh-hien-dai-la-nhiem-vu-chinh-tri-quan-trong-dac-biet-378435.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau ‘siêu bão’ lịch sử

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-6-nhom-nhiem-vu-giai-phap-lon-sau-sieu-bao-lich-su-380035.html

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

Tại văn bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đắk Lắk phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm dựa vào 4 trụ cột tăng trưởng: Phát triển các sản phẩm nông lâm sản lợi thế, quy mô lớn, chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu; công nghiệp chế biến nông lâm sản và sản xuất năng lượng tái tạo, quy mô lớn; quy mô đô...

Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Tạo điều kiện để các cơ quan báo chí tăng cường tiềm lực, cơ sở vật chấtVề đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, các đại biểu tập trung thảo luận về nội...

4 mục tiêu và 15 giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai

Về khôi phục hệ thống giao thông bị hư hại, ảnh hưởng, Bộ Giao thông vận tải lo đường lớn, tỉnh lo tỉnh lộ, huyện lo huyện lộ, xã lo xã lộ.Bộ Công Thương bảo đảm nguồn cung xăng dầu và các loại hàng hóa, bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Nhiều gia đình ngành TN&MT Yên Bái bị thiệt hại nặng do ngập lụt

Đối với những gia đình bị ngập sâu chưa thể khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị huy động cán bộ, đoàn Thanh niên của Sở cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường để các hộ sớm ổn định...

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ có nhiều sáng tạo, đổi mới, không đùn đẩy, né tránh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức, Sở VH-TT TPHCM và UBND huyện Cần Giờ phối hợp thực hiện. Đến...

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...

Mới nhất

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các...

ACB: NGÂN HÀNG LƯU KÝ NỘI ĐỊA, ĐỐI TÁC HÀNG ĐẦU CHO NHÀ ĐẦU TƯ TRONG & NGOÀI NƯỚC

TP.HCM - Tháng 8 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức được cấp phép trở thành Thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, là một trong số ít các ngân hàng lưu ký nội địa tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ các...

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...

Sập hầm chui đang xây trên dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Tối 16/9, thông tin với VietNamNet, ông Hoàng Văn Hải - Phó Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang xác nhận: Vụ sập hầm chui xảy ra tại công trường thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. "Tôi đang...

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn...

Mới nhất