Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị quốc tế trực tuyến...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị quốc tế trực tuyến ‘Tiếng nói phương Nam’

Sáng 17/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự trực tuyến Phiên khai mạc cấp cao của Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam lần thứ 3 do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì.
Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phiên khai mạc có sự tham dự của gần 20 Tổng thống, Thủ tướng và lãnh đạo cấp cao các nước đang phát triển trao đổi về chủ đề “Trao quyền cho các nước phương Nam vì một tương lai bền vững”.

Phát biểu tại Phiên khai mạc cấp cao, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tái khẳng định tầm quan trọng và đóng góp của Hội nghị Tiếng nói phương Nam trong nghị sự của G20, trong đó minh chứng cụ thể là việc Liên minh châu Phi đã trở thành thành viên thường trực của G20. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục xu hướng bất định, phức tạp, đối mặt nhiều thách thức như an ninh lương thực, năng lượng, phân tách công nghệ cao… Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh việc tăng cường đoàn kết giữa các nền kinh tế phương Nam có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Các nước cần xác định hướng đi chung, chia sẻ nguồn lực để biến các mục tiêu thành hiện thực.

Ấn Độ khẳng định cam kết chia sẻ kinh nghiệm, năng lực với các nước phương Nam vì một tương lai bền vững thông qua thúc đẩy thương mại, phát triển năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng số, tài chính bao trùm…; đưa ra sáng kiến Hiệp định Hợp tác phát triển toàn diện với con người làm trung tâm nhằm hỗ trợ các nước phương Nam phát triển bền vững, cân bằng, thúc đẩy thương mại, năng cao năng lực, chia sẻ công nghệ… 

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ngay sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng, đánh giá thế giới đang trải qua các biến động phức tạp và chuyển đổi sâu sắc chưa từng có cả về thiên nhiên và con người. Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cách thức thế giới vận hành, phát triển cũng như các hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu. Các thách thức an ninh, đặc biệt là an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, an ninh mạng… ngày càng phức tạp, tác động thường xuyên, trực tiếp đến an ninh, phát triển của mọi quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh các nước phương Nam cần có một tầm nhìn chung và tư duy, hành động, cách tiếp cận có tính toàn cầu, toàn diện và toàn dân. Hơn bao giờ hết, các nước phương Nam cần tăng cường hợp tác trên tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đa dạng để cùng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, hóa giải khó khăn và hướng đến một tương lai thịnh vượng bền vững cho mọi quốc gia. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nước phương Nam tập trung vào 3 “thúc đẩy”:

Thứ nhất, thúc đẩy hiệu quả và thực chất hơn nữa tiến trình cải cách các thể chế quản trị khu vực và toàn cầu, trọng tâm là cải tổ Liên hợp quốc dân chủ và hiệu quả hơn, củng cố hệ thống thương mại đa phương với WTO ở vị trí trung tâm, hạn chế tối đa các rào cản thương mại và cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, thúc đẩy huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các nước cần phát huy vai trò tiên phong trong bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tiếp cận bình đẳng, công bằng, tự chủ và tự cường. Thủ tướng kêu gọi sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển về tài chính, công nghệ, đào tạo nhân lực và quản trị dành cho các nước đang phát triển.

Thứ ba, thúc đẩy các động lực mới cho tăng trưởng nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, coi đây là trọng tâm trong mọi cơ chế, sáng kiến hợp tác. Cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư Nam – Nam; thúc đẩy xây dựng các thị trường khoa học – công nghệ Nam – Nam; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo kết nối nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp và kết nối khu vực hoạt động hiệu quả và thực chất. 

Chú thích ảnh

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thảo luận tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đánh giá cao sáng kiến của Ấn Độ duy trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 3, tạo khuôn khổ để các nước đang phát triển chia sẻ tiếng nói, quan điểm và các giải pháp vượt qua các thách thức toàn cầu. Các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết đối với hệ thống đa phương toàn cầu và luật pháp quốc tế, nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, thúc đẩy cải tổ các cơ chế đa phương theo hướng tăng cường tiếng nói của các nước đang phát triển và bảo đảm nguyên tắc lấy con người làm trung tâm. Các nước nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua tăng cường nguồn lực tài chính, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân và thúc đẩy hợp tác công nghệ.

Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam là sáng kiến của Ấn Độ trên cương vị Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Hội nghị là diễn đàn quan trọng của các nước đang phát triển nhằm tập hợp tiếng nói, chia sẻ quan điểm và thúc đẩy các nội dung hợp tác. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Ấn Độ mời Việt Nam tham dự Hội nghị, cho thấy vai trò, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng tăng lên của Việt Nam trong tham gia và đóng góp có trách nhiệm tại các cơ chế đa phương toàn cầu.

Phạm Tiếp (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-quoc-te-truc-tuyen-tieng-noi-phuong-nam-20240817131158654.htm

Cùng chủ đề

Ấn Độ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để trở thành cường quốc bán dẫn

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm Semicon India diễn ra tại ngoại thành thủ đô New Delhi, ngày 11/9, Thủ tướng Narendra Modi cho biết: "Đây là thời điểm thích hợp để lĩnh vực bán dẫn có mặt tại Ấn Độ".

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai mọi biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, nhất là mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão, với tinh thần cao nhất có thể, "mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân". Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Thủ tướng bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.Cụ thể, theo Quyết định số 958/QĐ-TTg, ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.Tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng sinh năm 1978, quê quán xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm,...

Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 90/CĐ-TTg về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang,...

Nhóm Bộ tứ ấn định ngày họp thượng đỉnh trước khi lãnh đạo của một nửa số nước thành viên kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 8/9, các nguồn tin ngoại giao cho biết, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên nhóm Bộ tứ (Quad) là Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ sẽ họp tại Delaware (Mỹ) vào cuối tháng này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mực nước lũ trên nhiều sông đã xuống dưới mức lũ lịch sử

Mực nước lũ trên nhiều sông đang xuống dần, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), lũ trên sông Thương (tỉnh Bắc Giang), lũ trên sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đã xuống dưới mức lũ lịch sử. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đang dao động ở mức đỉnh lũ 7,73m, trên báo động (BĐ)3 1,43m, dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84m) 0,11m. Lũ trên...

Quận Long Biên (Hà Nội) di dời 1.055 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong đợt mưa bão số 3, đặc biệt ứng phó lũ trên sông Hồng, sông Đuống, tính đến 6 giờ sáng ngày 12/9, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã tổ chức di dời được 1.055 người ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn. Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Xuân Trường cho biết, khi mực nước sông Hồng, sông Đuống lên đến...

Đến 7 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 325 người

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: 7h ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích); 807 người bị thương.   Cùng với đó, nhà hư hỏng là 130.268 nhà; 57.857 nhà bị ngập. Về nông nghiệp, có 195.929 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 35.010 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt...

Sau ngày 12/9, tình hình mưa có dấu hiệu giảm

Ngày 11/9, trao đổi với báo chí lúc 11 giờ 30 phút, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, từ ngày 11 - 12/9, mưa tiếp tục xảy ra ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau ngày 12/9, tình hình mưa có dấu hiệu suy giảm. Lũ trên sông Hồng đang có xu thế tăng. Theo dự báo, mực nước trên thượng nguồn biến đổi...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 11/9/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-hoi-kien-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lao-20240911142003152.htm

Bài đọc nhiều

10:31:29

(Trực tiếp) Lũ sông Hồng không thể gây ngập cho nội thành Hà Nội

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn (Tổng cục Khí tượng thủy văn), cho hay việc ngập úng nội thành Hà Nội bị nhiều người hiểu sai là ngập lụt do sông Hồng. Nhưng trên thực tế, thời điểm này lũ trên sông Hồng không thể gây ngập trong nội thành. 15:32 ngày 11/09/2024 Nguy cơ ngập úng kéo dài Theo ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài KTTV khu vực đồng bằng và...

(Trực tiếp) Lũ quét Lào Cai: “Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này”

(Dân trí) - Sáng sớm 11/9, nhóm phóng viên Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thảm họa này đã xóa sổ một thôn bản với hơn 37 hộ dân. - 8h ngày 11/9: 22 người tử vong, 17 bị thương, 73 người mất tích. - 14h ngày 10/9: Cứu được 10 người. 15 người chết, 103 người mất tích. - 10h15 ngày 10/9,...

(Trực tiếp) 324 người chết, mất tích do bão và hoàn lưu bão Yagi gây ra

(Dân trí) - Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi thông báo nước sông Hồng tại Hà Nội đã ngừng dâng, dự báo sẽ giảm dần trong tối 11/9. -Tính đến 17h ngày 11/9, bão và hoàn lưu bão Yagi gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố miền Bắc đã khiến 324 người chết, mất tích (179 người chết, 145 người mất tích). -Đến 17h30, đã tìm thấy 35 thi thể trong...

Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

VOV.VN - Ngày 11/9, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cho biết sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.   Theo PV Hồ Điệp/VOV1, khoản viện trợ này của Hoa Kỳ sẽ được phân bổ tới các đối tác Việt Nam cung cấp nơi lánh...

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội khả năng đạt đỉnh vào trưa nay và trên báo động 2

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử 56 năm trước, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội khả năng đạt đỉnh vào trưa nay và trên báo động 2. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long, tin lũ trên sông Thái Bình, sông...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tối 12/9, tại Hội trường Thống Nhất, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân. Tại cuộc hội kiến, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhiệt liệt...

Đề nghị Ninh Bình tiếp tục thực hiện tốt phòng, chống mưa lũ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đoàn công tác kiểm tra việc ứng trực, sẵn sàng vận hành tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc; Trạm bơm Gia Viễn (huyện Gia Viễn); thăm, tặng quà các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão và các hộ dân bị ngập lụt tại thôn Kênh Gà.Tham vấn Bộ NNPTNT, Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, Bộ Tài...

Thấy nguy cơ sạt lở đất, trưởng thôn đưa 115 người lên núi lánh nạn an toàn

Tối 12/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà, Lào Cai) cho biết, do phát hiện nguy cơ sạt lở, 17 hộ với 115 người dân thôn Kho Vàng đã di chuyển lên một ngọn núi cao. Đến nay, các hộ dân vẫn an toàn. Theo ông Tuấn, vào ngày 9/9, khi phát hiện nguy cơ sạt lở trên địa bàn thôn Kho Vàng, trưởng thôn đã vận...

Hãy thành tâm, đừng “làm hàng”!

Mấy ngày qua, những hậu quả của bão lũ được tường thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả các trang mạng xã hội khiến cả nước không khỏi quặn lòng, đau xót. Biết bao giờ cuộc sống mới trở lại bình yên, biết bao giờ những vết thương của bão số 3 để lại cho con người và các vùng đất mới se lại? Có lẽ không...

Thành phố Từ Sơn phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngay tại Lễ phát động, đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, các đại biểu và doanh nghiệp ủng hộ hơn 1,3 tỷ đồng.Mọi sự ủng hộ xin gửi về: Ủy ban MTTQ thành...

Mới nhất

Nhân viên y tế đi thuyền vào chữa bệnh cho dân

TPO - Sáng 12/9, phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn là một trong những vùng lụt sâu ở Hà Nội. Người dân ở đây, được lập trạm tiếp tế thực phẩm, nước sạch; Nhân viên y tế phải đi thuyền vào chữa bệnh cho những người già và trẻ em bị ốm. Chủ...

Người dân TPHCM dầm mưa, xuyên đêm gom hàng hỗ trợ các tỉnh, thành phía Bắc

Trước những thiệt hại do bão lũ gây ra ở các tỉnh phía Bắc, người dân TP.HCM đang cùng nhau kêu gọi, quyên góp hàng tấn nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào vùng lũ. Chiều 11/9, trong cơn mưa rả rích, các thành viên của Nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn tất bật tập kết...

Mực nước sông Hồng giảm dần, bãi giữa dần lộ diện

12/09/2024 | 18:33 TPO - Chiều 12/9 thời tiết Hà Nội có nắng nhẹ, lũ trên sông Hồng đang xuống làm lộ rõ những mái nhà,...

Thành phố Từ Sơn phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngay tại Lễ phát động, đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, các đại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Phú Thọ

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-kiem-tra-cong-tac-phong-chong-lut-bao-tai-tinh-phu-tho-379923.html

Mới nhất

Xuất khẩu nông – lâm