Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính điều hành thảo luận lộ trình thực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính điều hành thảo luận lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới


Trung ương thảo luận, làm rõ sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024 - Ảnh 1.

Trung ương thảo luận lộ trình thực hiện chính sách tiền lương mới

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết: Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2024 – 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trước đó, chiều 2/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2024 – 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.

Kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2024 – 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới là một trong những nội dung quan trọng được Trung ương thảo luận và kết luận tại Hội nghị Trung ương 8.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 về nội dung này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu thật kỹ Tờ trình và các Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, tập trung thảo luận, phân tích sâu những đặc điểm nổi bật của năm 2023, làm rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc phải giải quyết, những thách thức phải tiếp tục vượt qua; chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm; dự báo những khả năng, những tình huống sắp tới, trước hết là từ nay đến cuối năm 2023 và năm 2024 với tinh thần thật sự khách quan, toàn diện.

Chú ý đến những khó khăn, hạn chế đã và sẽ phải đối mặt như: Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ thị trường nước ngoài; thị trường tài chính – tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn và tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn sau đại dịch COVID-19; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật chậm được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hoặc chưa được thực hiện nghiêm minh; một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc thuộc thẩm quyền; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp…

Từ đó, xác định rõ ràng, đúng đắn những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng còn lại của năm 2023 và cho năm 2024; trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.

Xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương

Liên quan đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương, thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 cho biết, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.

Đánh giá đây là nỗ lực rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ cũng đã tập trung triển khai kế hoạch thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Sắp tới Bộ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, khóa XV 04 văn bản, đề án trong đó có báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức và báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

Sẽ có nhiều đổi mới trong cải cách tiền lương

Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận kỹ về vấn đề bảo hiểm xã hội và quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội, trọng tâm là công tác cải cách chính sách tiền lương.

Theo Bộ trưởng, năm 2018, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai Nghị quyết đều đang được hiện thực hóa vào cuộc sống.

“Cải cách chính sách tiền lương là việc không thể không làm và sẽ có nhiều điểm mới, lộ trình bắt đầu từ việc bãi bỏ lương cơ sở. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Nhìn vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ, thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải bỏ việc vì lương thấp.

Để tạm thời bù đắp một phần thu nhập, đảm bảo đời sống cho người dân, ngày 01/7/2023, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở và đang thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

“Cải cách chính sách tiền lương là việc không thể không làm và sẽ có nhiều điểm mới, lộ trình bắt đầu từ việc bãi bỏ lương cơ sở. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội”, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin thêm, bên cạnh việc bỏ lương cơ sở, Chính phủ sẽ thiết kế song song 05 bảng lương mới, gồm: bảng lương đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý; bảng lương của đối tượng làm chuyên môn nghiệp vụ; bảng lương đối với lực lượng vũ trang;…

Riêng lực lượng vũ trang có 3 bảng lương gồm mức lương cho sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; quân nhân quốc phòng và quân nhân của lực lượng công an.

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024

Trước đó, phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ nêu rõ: Sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một “cú hích” cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

Lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường.

Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.

Tại kỳ họp thứ 27 tới (trong tháng 10) Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận./.

Trung ương thảo luận, làm rõ sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024 - Ảnh 3.

Nội dung chính của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Đồ họa TTXVN



Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp về công tác cán bộ, cho thôi chức 4 Uỷ viên Trung ương

Chiều 3/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp về công tác cán bộ theo thẩm quyền, xem xét Đơn xin thôi giữ các chức vụ của một số đồng chí lãnh đạo cơ quan Trung ương và địa phương.

TPHCM xây dựng chương trình hành động sớm đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 vào cuộc sống

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM giao các cơ quan, đơn vị tham mưu xây dựng các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Ngày 4-12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung ương 8

Khẩn trương xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lãnh đạo, phát triển đội ngũ trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi...

Ngày làm việc thứ sáu Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Ngày 7/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ sáu.

Ông Lê Hoài Trung được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII

(Dân trí) - Hội nghị Trung ương 8 đã bầu bổ sung ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, vào Ban Bí thư khóa XIII. Với quyết định này, Ban Bí thư khóa XIII hiện có 12 Ủy viên. Sáng 6/10, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt

(TN&MT) - Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai cho rằng nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt, vì đó là “nguồn sống”. Bổ sung thêm ý kiến của đại biểu Dương Khắc Mai, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh...

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống; Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản; tăng cường nhận...

Thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1324/QĐ-TTg về việc thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện...

Thúc đẩy đô thị hóa, giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân

(TN&MT) - Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. ...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar. - Xin ngài đánh giá vai trò của Qatar đối với...

Bài đọc nhiều

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG

Chương trình Women of the Future 50 Rising Stars in ESG (Phụ nữ tương lai - 50 ngôi sao mới ở các lĩnh vực môi trường - xã hội - quản trị) vừa công bố danh sách 50 người được vinh danh năm 2024. Bella Vũ (tên thật Vũ Huyền Diệu) là người Việt Nam duy nhất vinh dự có mặt trong danh sách này. Bella Vũ cũng xem đây là cơ...

Bộ TT&TT đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (cơ quan chủ quản của Tạp chí Môi trường và Đô thị) về việc dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam. ...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

(Dân trí) - "Máu lửa", "chạy đua" là điều Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh để khích lệ việc thúc đẩy hợp tác. Nhờ đó, 6 ngày công du ở 3 nước Trung Đông của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử.   Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia...

Lý do hàng loạt chủ ô tô hạng sang Mercedes-Benz phông bạt lên nóc xe

Theo trang Passionate Geekz ngày 14/10, một chủ xe tại Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh chiếc SUV hạng sang của mình, với phần nóc được che bằng tấm bạt ba màu thường dùng trong xây dựng. Điều này đã gây ra những cuộc thảo luận được nhiều người quan tâm trên tại các nền tảng mạng xã hội. ...

Cùng chuyên mục

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Nghệ An: Những nỗ lực của cả hệ thống chính trị (Bài 2)

Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An...

Khách Tây dính bùn bê bết, hét lạc giọng khi tát mương bắt cá ở Việt Nam

(Dân trí) - Trong trang phục áo bà ba của người dân miền Tây, nhóm khách nước ngoài dính bê bết bùn đất từ đầu tới chân và hét lạc giọng khi lần đầu tát mương bắt cá ở Việt Nam. Trải nghiệm văn hóa địa phương là một trong những điều thú vị thu hút khách nước ngoài khi tới Việt Nam. Thậm chí càng những nơi có văn hóa độc đáo càng hút khách. Bởi vậy, việc khách nước ngoài học...

Mỹ lạc quan về quan hệ thương mại với Việt Nam sau bầu cử

Mỹ sẽ có lãnh đạo mới trong vài ngày tới, nhưng mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cả hai quốc gia đang chia sẻ mục tiêu tăng cường chuỗi cung ứng và đối phó với thách thức trong an ninh mạng.   Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với nhiều sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Arun Venkataraman - trợ lý...

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển

Sau gần hai thập kỷ, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về thương mại, đầu tư, không những giúp nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thể hiện rõ cam kết hội nhập quốc tế.   Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến ngày 11/1/2007, các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với tư...

Lãng phí đất đai đang để ‘đất khóc người than’

Địa phương rất tích cực triển khai các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại gặp nhiều rào cản, trở lực để "đất khóc, người than". Sáng 4/11, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) khẳng định, cần sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự...

(MPI) - Thực Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ thẩm định, ngày 01/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tham dự...

Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân khách hàng

Chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng. Cơ hội nhận sổ tiết kiệm 310 triệu đồng Cụ thể, từ...

Đoàn học sinh Việt Nam giành giải thưởng tại cuộc thi Toán và Khoa học Thế giới – WMSC 2024

Cuộc thi Toán và Khoa học Thế giới - World Math and Science Competition (WMSC) 2024 tổ chức từ ngày 1 đến 4-11 tại Bogor, Indonesia. Đây là sân chơi quốc tế uy tín, kết nối các học sinh trong độ tuổi từ 10 đến 17 cùng chung đam mê học Toán và Khoa học. Xuất sắc vượt qua vòng...

Hệ thống Y tế MEDLATEC đồng hành cùng Hội nghị Khoa học Thường niên HOSREM lần thứ 19

Với vai trò là nhà tài trợ, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã đồng hành và góp phần vào thành công của Hội nghị Khoa học Thường niên HOSREM lần thứ 19, diễn ra...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. ...

Mới nhất