Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người

Kinhtedothi – Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người - Ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Cùng dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu chính và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, TP có đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, các đoàn thể chính trị, xã hội, các tỉnh, TP, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh, TP.

Hội nghị diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam cùng các nước trên thế giới kỷ niệm 76 năm ngày Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948 – 10/12/2024) và hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 19/8/2024.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh: “Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chính là hướng tới mục tiêu “mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hoà bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu”. Nói một cách khác, trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta hằng mong ước. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, trong thời gian vừa qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới”.

Hội nghị nghe báo cáo Tổng kết 7 năm triển khai thực hiện Đề án do đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày; ý kiến phát biểu của đại diện 4 bộ/ngành tham gia ban điều hành Đề án (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và đại diện một số tỉnh, TP.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thông điệp quan trọng về bảo vệ và giáo dục quyền con người

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị gửi đi thông điệp quan trọng của Việt Nam với thế giới, với các nước quan tâm về bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người. Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức, với mục tiêu cuối cùng là hướng tới người dân với vai trò trung tâm, là chủ thể.

Thủ tướng nhấn mạnh, bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, giúp mọi người nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền con người; có ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân và tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội. Bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện của cả nước, cũng là vấn đề mang tính toàn cầu.

Cơ bản thống nhất với tham luận, ý kiến phát biểu, Thủ tướng dành thời gian chia sẻ về 3 vấn đề: Một số vấn đề về quyền con người và giáo dục quyền con người; kết quả về bảo đảm quyền con người và giáo dục quyền con người tại Việt Nam; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới.

Về quyền con người và giáo dục quyền con người, Thủ tướng cho biết ngay từ năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã có Tuyên ngôn Phổ quát về quyền con người. Từ đó đến nay, Liên Hợp quốc đã thông qua 5 giai đoạn của giáo dục quyền con người; trong đó giai đoạn thứ 5 chính thức phát động trên toàn thế giới vào ngày hôm qua (10/12/2024).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người - Ảnh 2


Đối với Việt Nam, vấn đề quyền con người và giáo dục quyền con người là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Quan điểm xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định không có mục tiêu nào khác là mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 đã khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Hiến pháp năm 2013 có 120 điều thì gồm 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế – xã hội”.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận về quyền con người và giáo dục quyền con người.

Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Huy Vịnh trình bày tham luận tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Huy Vịnh trình bày tham luận tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh, với 8 kết quả nổi bật.

Thứ nhất, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Sau gần 40 năm đổi mới từ một nước bị tàn phá nặng nề sau nhiều cuộc chiến tranh, bị bao vây, cấm vận suốt 30 năm, Việt Nam trở thành quốc gia điển hình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, là hình mẫu về hàn gắn và khôi phục sau chiến tranh.

Tỉ lệ nghèo đa chiều theo chuẩn mới năm 2024 chỉ còn khoảng 1%. Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia. “Nhân quyền lớn nhất của Việt Nam là làm sao để hơn 100 triệu người dân được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc, an ninh, an toàn, an dân” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, trẻ em được nuôi dưỡng, tạo mọi điều kiện đến trường; mọi người dân đều được khuyến học trên nền giáo dục quốc dân ngày càng phát triển và một xã hội học tập. Đến nay, đã phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỉ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt đạt 99,7%; tỉ lệ học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục THCS đạt 90,7%.

Thứ ba, thanh niên, người trong độ tuổi lao động, người có nhu cầu tham gia lao động có nhiều cơ hội việc làm để làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, đất nước. Tính đến quý III năm 2024, cả nước có 51,6 triệu lao động có việc làm, chiếm 98% lực lượng lao động.

Thứ tư, người cao tuổi được quan tâm, chăm sóc; công tác đền ơn, đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng được thực hiện tốt.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023 và cao hơn trung bình thế giới (73 tuổi). Nhà nước hiện trợ cấp thường xuyên cho trên 1,13 triệu người có công với kinh phí 29.000 tỷ đồng/năm.

Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ trình bày tham luận tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ trình bày tham luận tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thứ năm, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, gặp thiên tai, bão lũ được hỗ trợ; người nghèo được tạo điều kiện để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và thoát nghèo bền vững; bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 1,93% năm 2024. Việt Nam được thế giới ghi nhận, đánh giá cao và coi là hình mẫu thành công về xoá đói, giảm nghèo. Nhà nước hiện trợ cấp thường xuyên cho gần 3,4 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và gần 355.000 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng. Riêng trong đại dịch Covid-19, Việt Nam hỗ trợ cho 67 triệu lượt người với kinh phí hơn 100.000 tỷ đồng, là một trong 5 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới với tiêm chủng miễn phí. Việt Nam đang thực hiện chương trình với mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025.

Thứ sáu, bình đẳng giới được quan tâm và có nhiều bước tiến. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam tăng từ thứ 87 năm 2021 lên đứng thứ 72/146 năm 2023.

Thứ bảy, mọi người dân đều được sống trong môi trường hòa bình với độc lập chủ quyền được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; mọi người dân đều được hưởng quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, tự do sáng tạo và bình đẳng trước pháp luật.

Theo xếp hạng của Liên Hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166.

Thứ tám, Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Đặc biệt, trong 7 năm qua, Đề án giáo dục quyền con người đã được triển khai đồng bộ, toàn diện ở các bộ, ngành, địa phương và về cơ bản bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả, trong đó Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – cơ quan chủ trì Đề án – đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt hầu hết các hoạt động theo Kế hoạch tổng thể đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm: Bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, toàn dân, mang tính bao trùm, toàn diện, của cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm: Bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, toàn dân, mang tính bao trùm, toàn diện, của cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Giáo dục quyền con người là chương trình chính thức

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ những quan điểm: Bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, toàn dân, mang tính bao trùm, toàn diện, của cả nước; bảo vệ, giáo dục quyền con người đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của người dân; giáo dục quyền con người là chương trình chính thức chứ không phải chương trình lồng ghép, đặt trong tổng thể hệ thống giáo dục Việt Nam, với tinh thần lấy học sinh là trung tâm, thầy cô là động lực, nhà trường là nền tảng, thực hiện học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Theo Thủ tướng, quyền con người tại Việt Nam gồm các nội hàm quan trọng về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền bình đẳng, cụ thể gồm: Thứ nhất, được sống vui, sống khỏe, sống an toàn, sống xanh; thứ hai, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ, phát huy tối đa lợi ích chính đáng của cá nhân mình và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội; thứ ba, có cuộc sống ấm no hạnh phúc ngày càng tăng theo từng năm; thứ tư, bảo đảm bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đối với việc bảo đảm quyền con người nói chung, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người.

Thể chế hóa đầy đủ và thực hiện hiệu quả các nội dung về quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Đưa nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền con người trở thành một yêu cầu và tiêu chí đánh giá bắt buộc trong các hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở mọi cấp độ.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững trên tinh thần lấy người dân là trung tâm, là chủ thể. Thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, trợ giúp các đối tượng yếu thế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền, giám sát và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong toàn xã hội.

Tham gia có trách nhiệm, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên Hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm chung về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo.

Đối với việc triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tham gia Ban điều hành Đề án, UBND các tỉnh, TP và các cơ quan có liên quan, các cơ sở giáo dục tập trung rà soát, phấn đấu cao nhất, hoàn thành tốt nhất tất cả các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện các tài liệu giáo dục, giáo trình, sách tham khảo phù hợp cho từng nhóm đối tượng bảo đảm tính hệ thống, tính liên thông của tài liệu, gắn kết lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản hướng dẫn về sử dụng giáo trình, các tài liệu giáo dục quyền con người trong các cấp học; tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quyền con người, phát triển đội ngũ chuyên gia, giáo viên giảng dạy quyền con người; hoàn thành việc triển khai đưa nội dung giáo dục quyền con người trong các sơ sở giáo dục đại học trong năm học 2025 – 2026.

Bộ Tài chính tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan tham gia thực hiện Đề án, UBND các tỉnh, TP trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, bố trí kinh phí, bảo đảm nguồn lực để các cơ quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền về bảo đảm quyền con người và giáo dục quyền con người tại Việt Nam, nhất là quan điểm, đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, làm cơ sở cho đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch về quyền con người.

Thủ tướng yêu cầu chủ động tiến hành tổng kết quá trình thực hiện Đề án trong giai đoạn 2017 – 2025; đồng thời nghiên cứu trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về giáo dục quyền con người trong tình hình mới vào năm 2025 và xây dựng Đề án cho giai đoạn tiếp theo.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương xây dựng Kế hoạch của Chính phủ với sự tham gia của các bộ, ngành để triển khai kết luận của Bộ Chính trị về một số nội dung về Chiến lược phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng tin tưởng rằng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân ta, công tác bảo vệ quyền con người, giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tri-hoi-nghi-ve-giao-duc-quyen-con-nguoi.html

Cùng chủ đề

Không để “chảy máu chất xám” khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc việc xây dựng chế độ, chính sách phải đảm bảo công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý giữa các đối tượng ...

Bảo đảm chính sách với cán bộ, công chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của BCĐ. Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số...

Thủ tướng: Sẽ có chính sách phù hợp để lao động hợp đồng không chịu thiệt thòi

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện việc thực hiện Nghị quyết số 18.Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban chỉ đạo. Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Thời gian tới, để góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện, Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg,...

Khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Thông báo kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham mưu việc đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 7 năm 2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất đầu tư tại văn bản số 6727/VPCP-CN ngày 31/8/2023. Trong thời gian nghiên cứu, đề xuất điều...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức vụ Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Thời hạn bổ nhiệm đối với...

Bảo đảm chính sách với cán bộ, công chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của BCĐ. Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số...

Cả hệ thống chính trị triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025... Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng. Quán triệt, tuyên truyền các quy định của Luật...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Tạm giữ hình sự người đàn ông đánh tài xế xe tải ở Bình Phước

Tối 17/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài (Bình Phước), đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra về các hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Bùi Văn Hoàng Anh hành hung anh N.V.C (39 tuổi, ngụ TP.HCM), tài xế xe tải trên đường ĐT 741 khiến dư luận phẫn nộ hai...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg,...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Tạm giữ hình sự đối tượng đánh tới tấp tài xế xe tải trên cabin

Cho rằng xe tải vượt ẩu xe của mình trên đường ở Bình Phước, người đàn ông đã hành hung tài xế ngay trên cabin khi dừng đèn đỏ. Công an vừa tạm giữ hình sự người này để điều tra làm rõ. Tối nay (17/12), Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)...

Mới nhất

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào...

Tăng cường hợp tác về tư tưởng, đào tạo cán bộ giữa quốc phòng hai nước Việt Nam – Belarus

(ĐCSVN) - Vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Belarus thời gian qua, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết mong muốn quân đội hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công tác tư tưởng, thông tấn truyền thông quân sự, lịch sử quân sự, đào tạo cán bộ, tổ...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Tạm giữ hình sự người đàn ông đánh tài xế xe tải ở Bình Phước

Tối 17/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài (Bình Phước), đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra về các hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Bùi Văn Hoàng Anh hành hung...

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện...

Mới nhất