Trang chủChính trịNgoại giaoThủ tướng Hungary đã "có chiêu" bảo vệ nguồn khí đốt Nga,...

Thủ tướng Hungary đã “có chiêu” bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiết lộ, ông đã “có cách” để bảo vệ vẹn nguyên các chuyến hàng khí đốt của Nga qua đường trung chuyển Ukraine.

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế Hungary. (Nguồn: INA)
Thủ tướng Hungary đã ‘có chiêu’ bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế Hungary. (Nguồn: INA)

Cụ thể, Hungary đang đàm phán với cả Moscow và Kiev với mục tiêu giữ nguyên các chuyến hàng khí đốt đang được trung chuyển qua Ukraine, Thủ tướng Viktor Orban cho biết vào ngày 21/12.

Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine đã xác nhận rằng, KIev sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép gã khổng lồ năng lượng của Nga Gazprom tiếp cận đường ống khí đốt trung chuyển chạy qua đất Ukraine. Hợp đồng sẽ kết thúc vào ngày 31/12.

Quyết định của Kiev đã gây ra mối lo ngại không chỉ đối với Hungary, mà còn cả các quốc gia châu Âu khác. Hiện Thủ tướng Orban đã ám chỉ đến một giải pháp có khả năng không theo quy ước để giữ nguyên tuyến đường khí đốt đến Budapest, bảo vệ “huyết mạch kinh tế” của đất nước.

“Chúng tôi hiện đang thử mẹo này… rằng nếu khí đốt, khi vào lãnh thổ Ukraine, không còn là của Nga nữa mà đã thuộc quyền sở hữu của người mua”, Thủ tướng Orban chia sẻ trong các bình luận được Reuters đưa tin.

Vì vậy, khí đốt khi đi vào Ukraine sẽ không còn là khí đốt của Nga nữa mà sẽ là khí đốt của Hungary.

Người ta không biết đề xuất này đã được chấp thuận như thế nào ở Moscow và Kiev, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đây từng nói rằng, Kiev sẽ không cho phép Nga “kiếm thêm hàng tỷ USD” từ xuất khẩu khí đốt, trong khi vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Hungary được coi là quốc gia thân thiện nhất với Moscow trong EU và NATO, liên tục công khai cản trở viện trợ cho Kiev và ngăn chặn các lệnh trừng phạt Nga.

Ngoại trưởng nước này – Peter Szijjarto cũng đã nhiều lần đến thăm Nga trong suốt cuộc xung đột – một bước đi mà các đồng nghiệp châu Âu của ông đã luốn tránh thực hiện.

Trên thực tế, cùng với Slovakia và Áo, Hungary vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, được thanh toán thông qua Gazprombank hiện đang bị trừng phạt. Hungary nhận được khoảng 4,5 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm theo một thỏa thuận kéo dài 15 năm được ký vào năm 2021.

Đầu tháng này, Hungary đã yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia này một lệnh miễn trừ trừng phạt để tiếp tục thanh toán cho việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga thông qua Gazprombank, Ngoại trưởng Szijjarto cho biết.

Trước đó, ngày 21/11, Mỹ đã đưa ra các lệnh trừng phạt mới nhất nhắm vào hàng chục ngân hàng Nga, bao gồm Gazprombank, các công ty đăng ký chứng khoán và các quan chức tài chính.

“Hôm qua, chúng tôi đã nộp đề nghị lên các cơ quan chức năng có liên quan của Mỹ, yêu cầu để Gazprombank được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt khi thanh toán khí đốt tự nhiên”, ông Szijjarto cho biết, trong chuyến thăm Washington trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ngay sau khi lệnh trừng phạt trên được công bố, Ngoại trưởng Peter Szijjarto cho biết, vào ngày 22/11 rằng, các lệnh trừng phạt đánh dấu một “cuộc tấn công vào chủ quyền của chúng tôi” – việc thực hiện lệnh đó, sẽ là “mối đe dọa thực sự đối với an ninh năng lượng quốc gia Hungary”.

Trước đây, Mỹ đã kiềm chế không nhắm vào Gazprombank, để lại “khe cửa hẹp” cho phép các nước châu Âu tiếp tục thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga, vì ngân hàng này là kênh chính cho các khoản thanh toán liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên, bất chấp sự kiềm chế trong quá khứ, Bộ Tài chính Mỹ mới đây cho biết, các lệnh trừng phạt gần đây nhất “sẽ khiến Điện Kremlin khó trốn tránh và sẽ phải giảm nguồn tài trợ, cũng như trang bị cho quân đội của mình hơn”.

Tờ Financial Times lưu ý trong báo cáo mới đây rằng, Nga đã sử dụng Gazprombank để mua thiết bị quân sự, trả lương cho binh lính và bồi thường cho gia đình những người thiệt mạng trong cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm mục đích đóng nốt một trong số ít các con đường còn lại của Nga đối với hoạt động ngân hàng quốc tế, cấm Gazprombank thực hiện các giao dịch bằng đồng USD.

Ngoài ra, Thủ tướng Hungary còn tính toán đến “kế hoạch B”, ông cho biết, nước này sẽ tìm cách khác để nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, nếu đường ống chính qua Ukraine bị cắt đứt vào năm mới. Theo đó, Budapest có ý định chuyển hướng nguồn cung cấp khí đốt của mình qua Bulgaria và Romania,

Trong chuyến thăm Sofia vào ngày 20/12, ông Orbán cho biết, Bulgaria đã đảm bảo với ông rằng, nguồn cung cấp năng lượng cho Hungary có thể đi theo tuyến đường của nước này, hãng thông tấn nhà nước Ba Lan PAP đưa tin.

“Bulgaria là quốc gia quan trọng đối với Hungary, đặc biệt là kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột quân sự ở Ukraine, vì đây là tuyến đường được đảm bảo duy nhất để cung cấp cho Hungary các nguồn năng lượng không thể thiếu”, Thủ tướng Orbán cho biết.

Năm ngoái, Bulgaria đã cân nhắc áp dụng mức thuế bổ sung đối với khí đốt quá cảnh qua lãnh thổ của mình.

Ở một góc nhìn khác về thị trường năng lượng châu Âu, trong khi nhiều nước châu Âu đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga kể từ sau chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine vào năm 2022, thì nhập khẩu từ Nga vẫn là yếu tố then chốt đối với nhiều quốc gia. Các thành viên EU, bao gồm Áo, Hungary, Italy và Slovakia đã kêu gọi gia hạn thỏa thuận quá cảnh của Ukraine, trong khi Moldova – quốc gia không nằm trong khối – đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước thời điểm đường ống có thể bị cắt.

Hungary, quốc gia đã ký thỏa thuận với Gazprom vào năm 2021, nhập khẩu 80% khí đốt tự nhiên từ Nga.

Trên thực tế, cập nhật đến ngày 21/12, Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine trong ngày. Tuyên bố của Gazprom nêu rõ, lượng khí đốt nói trên tương đương lượng vận chuyển khí đốt đã được công ty này thực hiện một ngày trước.

Cũng trong ngày 21/12, TASS đưa tin, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal thông báo, Kiev sẽ chấm dứt hoạt động trung chuyển khí đốt của Nga qua nước này vào lúc 7:00 sáng ngày 1/1/2025 giờ địa phương, khi hợp đồng vận chuyển khí đốt với thời hạn 5 năm kết thúc.

Thủ tướng Shmygal nêu rõ, việc tái khởi động hoạt động quá cảnh thông qua hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine có thể thực hiện được theo yêu cầu từ phía Ủy ban châu Âu (EC) nếu đây không phải là khí đốt của Nga.

Trong khi đó, Ukraine vẫn sẽ tiếp tục cho phép Nga vận chuyển dầu qua nước này theo hiệp ước Hiến chương Năng lượng.

Ukraine đã cấm mọi hoạt động thương mại với Nga vào tháng 2/2022, ngoại trừ việc quá cảnh khí đốt và dầu mỏ. Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho biết, mặc dù hợp đồng với Gazprom sẽ không được gia hạn, nhưng có thể có ngoại lệ nếu việc thanh toán khí đốt của Nga bị trì hoãn cho đến sau khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc. Thỏa thuận quá cảnh thời hạn 5 năm giữa Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine và Tập đoàn Gazprom của Nga đã được thực hiện kể từ đầu năm 2019.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-hungary-da-co-chieu-bao-ve-nguon-khi-dot-nga-ven-nguyen-huyet-mach-kinh-te-298304.html

Cùng chủ đề

VietinBank thông báo chào hàng “Gói mua sắm dịch vụ cho hoạt động thuê ngoài nhân sự công nghệ thông tin – đợt 6”

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có kế hoạch tổ chức “Gói mua sắm dịch vụ cho hoạt động thuê ngoài nhân sự công nghệ thông tin - đợt 6” sử dụng nguồn vốn chi phí của VietinBank. VietinBank kính mời các nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và quan tâm đối với việc cung cấp dịch vụ nêu trên tham dự.Thông tin như sau: 1. Thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ yêu...

Gỡ “nút thắt” trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực. Nhận diện lãng phí, điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà...

Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Trong tuần qua giá gạo biến động mạnh, giá lúa tươi quay đầu giảm sút. Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. ...

Đơn hàng Tết ‘nổ’ liên tục, người dân làng ‘bánh quê’ có ngày chỉ ngủ 1 giờ để sản xuất

TPO - Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng Nam (Nghệ An) đỏ lửa suốt ngày đêm để phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. 22/12/2024 | 10:34 TPO - Những ngày này,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội...

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở...

Xu hướng du lịch tình nguyện

Những ngày cuối năm, khi miền núi phía Bắc chìm trong sương lạnh và giá buốt, nhiều hoạt động thiện nguyện dành cho người nghèo và các vùng khó khăn lại được triển khai sôi nổi. Làm từ thiện là việc đáng quý, nhưng thực tế cho thấy nhiều vùng sâu, vùng xa đã đổi thay một cách căn...

Phụ nữ tỉnh An Giang hướng về biển đảo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

Sáng 22/12, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang do bà Nguyễn Thị Quyến, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

UAV “Made in Vietnam” tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

UAV dân sự và những công nghệ cho tương lai ...

Mới nhất