Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThủ tướng gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu


Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự có mặt của 60 thầy cô giáo tiêu biểu, đại diện cho 1,6 triệu thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng đất nước, luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của nước nhà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, đã ban hành, triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức, phương thức, quy mô, chất lượng dạy và học; về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực; về hội nhập quốc tế…

Đặc biệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được củng cố, duy trì. Giáo dục đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của Nhân dân; Công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn.

Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Học sinh Việt Nam đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic. Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới, tăng 5 bậc so với năm trước.

Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm phù hợp với kỹ năng nghề tăng; nhiều học sinh, sinh viên đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi tay nghề khu vực, thế giới; lao động Việt Nam từng bước tham gia và đảm nhận nhiều vị trí công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến toàn thể các thầy giáo cô giáo có mặt tại buổi gặp hôm nay và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng biểu dương, tri ân và cảm ơn đóng góp, cống hiến không mệt mỏi của đội ngũ nhà giáo – những người luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu nghề; luôn nỗ lực tu dưỡng, nâng cao năng lực, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức để “bám trường, bám lớp”, hết mình truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy, đạo đức nhằm phát triển toàn diện thế hệ tương lai của đất nước.  

Thủ tướng nhấn mạnh, những cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là đối với đội ngũ nhà giáo – những hạt nhân trong sự nghiệp “trồng người”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 29 của Trung ương, Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học với chương châm: “Lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh.

Phương châm đặt ra là: “Lấy nhà trường làm nền tảng”, “Lấy thầy, cô giáo làm động lực”. Trong quá trình đó, yêu cầu đặt ra là: “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, “Thực tâm, thực tài, thực nghề”.

Để đạt được mục tiêu đó, theo Thủ tướng cần nhìn nhận một số vấn đề lớn đặt ra là: Chúng ta đã, đang và sẽ phải làm gì để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo một cách hiệu quả? Trong bối cảnh, tình hình mới, công tác dạy và học cần thay đổi như thế nào cho phù hợp? Làm thể nào để “học” thực sự đi đôi với “hành”? Làm sao để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh?

Giải pháp nào để vừa xây cho các em những kiến thức nền tảng, cơ bản, vừa tạo điều kiện để các em phát triển năng khiếu bản thân ở bất kỳ môn học nào? Chúng ta cần phát triển thể thao trường học đường như thế nào để các em phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần?

Nghề giáo là nghề cao quý, vậy chính sách đãi ngộ thế nào là phù hợp để thầy, cô yên tâm công tác, không ngừng phấn đấu, cống hiên vì nền giáo dục nước nhà, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn?

Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, tập trung tổng kết đầy đủ, toàn diện, thực chất công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29 của Trung ương.

Huy động và sử dụng hiệu quá các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học, phòng chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại…

Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thực hiện đúng tinh thần: “Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên”.

Thủ tướng khẳng định, vai trò của đội ngũ nhà giáo là đặc biệt quan trọng, Thủ tướng chia sẻ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy tốt. Học sinh chỉ được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo của giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền dạy đúng.

Thành công của giáo dục không phải là nhồi kiến thức cho đầy, không chỉ là tạo ra những chuyên gia giỏi, mà là thắp lên ngọn lửa đam mê, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân – thiện – mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Giáo dục đào tạo phải bám sát nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2023.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, luôn là tấm gương sáng về rèn đức – luyện tài, yêu nghề – yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, ứng dụng khoa học công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui.  

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh… hãy cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện.

Về các đề xuất, kiến nghị tại buổi gặp mặt hôm nay, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết sớm, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho công tác dạy và học, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Vũ Khuyên(VOV.VN)



Nguồn

Cùng chủ đề

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11

Phụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này. Bảng dự trù kinh phí tổ chức tiết mục múa hát dân ca, do một trung tâm đào tạo năng khiếu trên địa bàn quận 12 gửi cho lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, đang gây xôn xao khi được...

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia diễn ra Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 lần thứ 9 tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.Chương...

Học tiếng Anh bền vững cùng IELTS Mentor

Thực trạng báo động: IELTS 7.0+ nhưng học trên trường vẫn kém!Theo chị Loan, một giáo viên THPT huyện Thanh Trì, Hà Nội, trong đợt kiểm tra vừa qua, bài làm của một nam sinh có IELTS 7.0 chỉ đạt 4 điểm.Chị Hà Thu Nguyệt cho hay, con chị có IELTS 8.0, tuy nhiên, khi sang Mỹ du học, con trai chị thuộc top "ngọng nghịu" về giao tiếp tiếng Anh, ngại giao tiếp vì khó tương tác...

Ban Bí thư điều động ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025 với ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban...

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

(VTC News) - Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký Quyết định số 1896 về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý...

Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h

Những người nên ngừng uống cà phê sau 15hBáo VietNamNet dẫn nguồn trang BBC Morning Live cho biết, theo tiến sĩ Tom Naylor, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, những người bị đau lưng nên ngừng uống cà phê sau 15h. Lý do, uống cà phê sau 15h không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn khiến tình trạng đau lưng trở nên tồi tệ hơn.Khi bạn tiêu thụ lượng lớn caffeine (có nhiều trong cà phê,...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy lọt vào chung kết cuộc thi, đã thu hút sự chú ý của...

Khai mạc Hội giảng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024 diễn ra từ ngày 4 - 10/11 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với sự tham gia trình giảng của 462 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. ...

BHXH Hà Nội cảnh báo chiêu lừa tinh vi nhắm đến học sinh, sinh viên

BHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, gần đây, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở giáo dục về việc có đối tượng mạo danh cơ quan BHXH Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin...

Cùng chuyên mục

Đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày, nghỉ thứ bảy ở cấp THCS

Bắc Ninh thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày trong tuần và nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật tại 4 trường trong tỉnh. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh) vừa có đề xuất lãnh đạo UBND thành...

Thấp thỏm trước những thay đổi quy định môn thi thứ ba tuyển sinh lớp 10

Nhiều phụ huynh học sinh đang trong tâm trạng rối bời với những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong quy định về môn thi thứ 3 khi bỏ yêu cầu bốc thăm nhưng vẫn phải thay đổi môn...

Học tiếng Anh bền vững cùng IELTS Mentor

Thực trạng báo động: IELTS 7.0+ nhưng học trên trường vẫn kém!Theo chị Loan, một giáo viên THPT huyện Thanh Trì, Hà Nội, trong đợt kiểm tra vừa qua, bài làm của một nam sinh có IELTS 7.0 chỉ đạt 4 điểm.Chị Hà Thu Nguyệt cho hay, con chị có IELTS 8.0, tuy nhiên, khi sang Mỹ du học, con trai chị thuộc top "ngọng nghịu" về giao tiếp tiếng Anh, ngại giao tiếp vì khó tương tác...

AI giúp nâng cao khả năng phân tích và khám phá khoa học thế giới

(NLĐO)- Đại diện các trường ĐH và nhà nghiên cứu từ 9 quốc gia đã có mặt tại Việt Nam để bàn luận về những vấn đề nóng trong giáo dục ĐH. ...

Học sinh Việt Nam – Singapore giao lưu văn hoá và học tập

Ngày 2/11/2024 iSMART Education đã đồng hành cùng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) và Trung học Northland Secondary School (Singapore) trong chương trình giao lưu văn hóa và trao đổi kinh nghiệm về học tiếng Anh. Sự kiện nằm trong chương trình giao lưu văn hóa và học tập "Vietnam - Singapore Learning and Innovation Exchange" do iSMART Education (thành viên EQuest Education Group) tổ chức. Chương trình được thiết kế với mục tiêu tạo ra một sân chơi...

Mới nhất

Hà Nam quy hoạch phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, nghành du lịch Hà Nam đã có những bứt phát vượt bậc, được vinh danh là “ Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” và “ Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu Châu Á”. Song, tỉnh Hà Nam cũng đang tập trung đầu tư nguồn lực cho hạ tầng và...

Phát hiện lỗ hổng trên chip khiến thiết bị viễn thông có thể bị xâm nhập dễ dàng

Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng từ smartphone, máy tính bảng cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông. ...

FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

NDO - FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác 3 năm với OutSystems, một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển ứng dụng nâng cao hiệu suất trong mảng lập trình. Thông qua hợp tác này, FPT chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai của OutSystems tại thị trường Hàn...

Thu hút khách quốc tế, ‘lên đời’ dịch vụ hàng không ở Việt Nam

Ngày 5-11, Trinity Forum 2024 - diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới - đã chính thức khai mạc. Nhiều cơ hội đã mở ra khi doanh nghiệp quốc tế tìm đến Việt Nam, đổ vốn vào đầu tư dịch vụ hàng...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.   Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê; trên...

Mới nhất