Trang chủNewsThời sựThủ tướng duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm...

Thủ tướng duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, với 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Quy mô lập quy hoạch khoảng 3.359,84 km2. Thời hạn quy hoạch trong giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045; tầm nhìn đến năm 2065.

Xây dựng đô thị thông minh, là động lực phát triển của vùng

Quy hoạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2045 là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái với sông Hồng là biểu tượng phát triển.

Về tính chất đô thị, Hà Nội là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia,; là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; là nơi tập trung, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể; là Thủ đô có quy mô tầm cỡ thế giới với hội nhập các giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống đặc trưng.

Đây cũng là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, hạnh phúc; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm kinh tế – giao dịch – du lịch và thương mại của khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.

Vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị

Quy hoạch dự báo phát triển về dân số đến năm 2030 dự kiến là 12 triệu người (trong đó thường trú khoảng 10,5 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% – 70%. Đến năm 2045 là 14,6 triệu người (trong đó thường trú khoảng 13 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 75%.

Về sử dụng đất, đến năm 2030, đất xây dựng khoảng 148.000 – 150.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 89.000 – 90.000 ha (chiếm 26 – 27% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 59.000 – 60.000 ha.

Đến năm 2045, đất xây dựng khoảng 198.000 – 200.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 124.000 – 125.000 ha (chiếm 37 – 38% diện tích toàn thành phố), đất xây dựng khu vực nông thôn khoảng 74.000 – 75.000 ha.

Quy hoạch xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị gồm: Vùng đô thị phía Nam sông Hồng, gồm khu vực nội đô lịch sử, nội đô lịch sử mở rộng, khu vực mở rộng đô thị về phía Tây và Nam – Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần thuộc Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng đô thị phía Đông gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Vùng đô thị phía Bắc gồm huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (dự kiến hình thành thành phố phía Bắc).

Vùng đô thị phía Tây gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, trong đó có dự kiến hình thành thành phố phía Tây trong tương lai, nâng loại đô thị thành phố Sơn Tây.

Vùng đô thị phía Nam gồm các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, có tính đến nghiên cứu thành phố phía Nam trong tương lai.

Hệ thống đô thị vệ tinh và sinh thái được phân cách bằng hành lang xanh, nêm xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm.

Cấu trúc khung không gian theo các trục giao thông vành đai và hướng tâm

Kết nối đô thị trung tâm, các vùng đô thị và các đô thị vệ tinh thông qua các vành đai (vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5, cao tốc Tây Bắc…).

Các trục hướng tâm gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 1B; quốc lộ 2; quốc lộ 3; quốc lộ 5; quốc lộ 6; quốc lộ 32; trục Hà Đông – Xuân Mai; đại lộ Thăng Long; trục đường Tây Thăng Long; trục đường Hồ Tây – Ba Vì; đường Lê Văn Lương – Tố Hữu – Nguyễn Thanh Bình; trục kinh tế phía Nam; trục Nhật Tân – Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp…).

5 trục không gian quan trọng được định hướng gồm trục sông Hồng, kết hợp với sông Đuống, phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế – xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Thành phố sẽ phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây – Ba Vì, kết hợp đồng bộ không gian Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long – Xứ Đoài, kết nối trung tâm Thủ đô với thành phố phía Tây và kết nối các tỉnh lân cận phía Tây, Tây Bắc, vùng miền núi và trung du phía Bắc.

Trục Hồ Tây – Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị lịch sử; kết hợp đồng bộ không gian kết nối Hồ Tây – cầu Tứ Liên – Cổ Loa. Thành phố sẽ bố trí các công trình văn hóa, triển lãm, công trình biểu tượng dọc trục này, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích Thành Cổ Loa trở thành không gian lịch sử và văn hóa đặc sắc trong vùng đô thị phía Bắc.

Trục Nhật Tân – Nội Bài là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long – Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải PhòngQuảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và thành phố phía Bắc.

Trục Nam Hà Nội phát triển mới gắn với trục văn hóa Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long – Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn – Tam Chúc, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô và đô thị Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc Tây Bắc và các tỉnh phía Nam, tạo không gian và động lực phát triển mới.

Một trong những nội dung của Quy hoạch là định hướng phát triển không gian cho Thủ đô Hà Nội với không gian tổng thể, không gian theo khu vực; định hướng phát triển nông thôn, không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh; định hướng kiến trúc cảnh quan – thiết kế đô thị tổng thể; định hướng quy hoạch không gian ngầm; định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội và định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Triển khai theo lộ trình thời gian cụ thể, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp

Đồ án xác định thực hiện quy hoạch theo lộ trình gắn với các chương trình, dự án đầu tư chiến lược, phát triển đồng bộ giữa chức năng, quy mô, cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch triển khai chặt chẽ theo lộ trình thời gian cụ thể, gắn với khả năng huy động nguồn lực và có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp.

Phân kỳ thực hiện quy hoạch được chia theo các giai đoạn 2025-2030; 2030-2035; 2035-2045; 2045-2050 và tầm nhìn đến năm 2065.

Theo đó, giai đoạn năm 2025 – 2030 hoàn thiện hệ thống các cơ sở pháp lý, các lớp quy hoạch thống nhất để tạo nền tảng cho sự phát triển theo quy hoạch. Xây dựng hoàn thiện mạng lưới hạ tầng khung gồm các tuyến giao thông vành đai 4, vành đai 5, đường vành đai 4,5 (trục Bắc Nam); nâng cấp các trục hướng tâm kết nối vùng. Phát triển hoàn thiện các khu đô thị mở rộng phía Tây (Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín) theo mô hình TOD và đô thị Hòa Lạc. Triển khai đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị, cải tạo hệ thống sông, hồ nội đô, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết các khu vực đô thị cũ.

Giai đoạn năm 2030 – 2035 phát triển hoàn thiện chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh) với cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, thông minh, gắn với giao thông công cộng hiện đại, tạo nên các trung tâm phát triển mới của Thủ đô. Phát triển hình thành trục sông Hồng, các cầu qua sông Hồng, tạo dấu ấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn năm 2035 – 2045 phát triển mở rộng và hoàn thiện các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Phú Xuyên để hình thành các đô thị cửa ngõ, thu hút các nhu cầu phát triển mới vào Thủ đô Hà Nội. Kết nối với mạng lưới đô thị vùng tạo nên không gian phát triển đồng nhất. Phát triển mở rộng mạng lưới giao thông công cộng ra các đô thị vệ tinh và các địa phương lân cận để kết nối không gian phát triển. Xây dựng cảng hàng không thứ 2 ở phía Nam theo quy hoạch gắn với mô hình đô thị sân bay, dịch vụ logistics quốc tế và đầu mối tiếp vận quan trọng.

Giai đoạn 2045 – 2050 và tầm nhìn đến năm 2065 phát triển hoàn thiện không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa không gian đô thị và nông thôn, giữa phát triển mới và cải tạo chỉnh trang đô thị, hình thành đô thị có bản sắc, sinh thái, có cơ sở hạ tầng hiện đại.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-duyet-dieu-chinh-quy-hoach-chung-thu-do-den-nam-2045-tam-nhin-2065.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm tra, xử lý nhóm chèo kéo khách du lịch trên bãi biển Nha Trang

Kinhtedothi - UBND TP Nha Trang đã có văn bản khẩn chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý thông tin chèo kéo, thu phí trái phéo khách du lịch tại khu vực biển công cộng TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sáng 31/12, Văn phòng UBND TP Nha Trang cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Văn Minh đã ký văn bản khẩn gửi Phòng Văn hóa và Thông tin, Công an TP, Đội...

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Thủ đô 2024... là những luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo...

Quy định trình tự đầu tư xây dựng

Trong đó, Nghị định quy định rõ về trình tự đầu tư xây dựng. Theo đó, trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau: a- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm...

Tạo thể chế hiện thực hóa khát vọng vươn mình

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều chính sách thù vượt trội. Có hiệu lực từ 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế, gỡ các điểm nghẽn để Hà Nội tạo đà phát triển bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỳ vọng về một Thủ đô phát triển xứng tầm Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, không...

TP Nam Định triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025

Kinhtedothi - Ngày 30/12, TP Nam Định tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025. Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị. 11 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Năm 2024, TP Nam Định...

Bài đọc nhiều

Tàu thăm dò NASA sẽ lập kỷ lục gần Mặt trời vào đêm Giáng sinh

(CLO) Tàu thăm dò năng lượng mặt trời tiên phong Parker của NASA sẽ đạt khoảng cách gần nhất với Mặt trời vào đêm Giáng sinh, thiết lập kỷ lục mới khi chỉ cách mặt trời 6,2 triệu km. ...

‘Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI’

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Sáng 30/12, phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng...
02:55:21

Tàu hỏa từ Hà Nội đến TPHCM giá 200 triệu đồng/người sang trọng cỡ nào?

(Dân trí) - Với giá 200 triệu đồng/người cho hành trình trải nghiệm bằng tàu hỏa từ Bắc tới Nam và ngược lại, tàu SJourney được xem là con tàu sang trọng, đẳng cấp nhất hiện nay ở Việt Nam. 17h tại ga Hà Nội, tiếng trống của đội múa lân sư rồng rộn ràng trước cửa phòng VIP (nơi tiếp đón những người quan trọng) chào đón những vị khách lên tàu SJourney, bắt đầu chuyến đi trải nghiệm...

Phở “chọc trời” 1 triệu đồng/bát ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - "Ăn tô phở trong khung cảnh TPHCM đẹp thế này thì bao nhiêu tiền cũng đáng", vị doanh nhân người Nhật tấm tắc khen sau khi thưởng thức "phở chọc trời" giá gần 1 triệu đồng tại TPHCM. Phở "chọc trời" ở TPHCM: Ăn giữa những tầng mây, giá gần 1 triệu đồng (Thực hiện: Nhóm phóng viên). Anh Okumura Hiroyuki đến từ thành phố Gifu (Nhật Bản), đã quyết định chọn nhà hàng Oriental Pearl trên tầng...

Phí gửi xe 100.000 đồng/ngày, cô gái ở TPHCM bỏ ô tô đi làm bằng tàu điện

(Dân trí) - Từ ngày tạm "cất" ô tô chuyển sang đi làm bằng Metro, chị Phương Dung không chỉ tiết kiệm được gần 200.000 đồng chi phí xăng, gửi xe... mỗi ngày mà còn đến nơi làm việc với tinh thần sảng khoái. Bỏ ô tô đi Metro, cô gái bất ngờ trước những gì mình tiết kiệm được (Thực hiện: Cẩm Tiên). Chị Lê Phương Dung (32 tuổi, TP Thủ Đức, TPHCM) là nhân viên của một công ty...

Cùng chuyên mục

Tòa án Hàn Quốc phê duyệt lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

(CLO) Tòa án quận Tây Seoul ngày 31/12 đã phê duyệt lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, người đã bị luận tội và đình chỉ quyền lực sau quyết định ban hành thiết quân luật vào ngày 3/12. ...

Kiên Giang đạt và vượt kế hoạch 24/24 chỉ tiêu kinh tế – xã hội

Với 24/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng 7,5%, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định năm 2024 địa phương "thành công toàn diện". Tại kỳ họp HĐND lần thứ 31 diễn ra hôm nay (31/12), ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết năm 2024, thu ngân sách tỉnh đạt trên 17.500 tỷ đồng, bằng 103,6% so với dự toán HĐND tỉnh...

Tai nạn khi thi công Thủy điện Đăk Mi 1, ít nhất 3 người chết

(NLĐO) - Nhóm công nhân đang thi công Thủy điện Đăk Mi 1 đã không may gặp nạn khiến ít nhất 3 người tử vong, 2 người mất tích ...

“Trái tim số” Trung tâm Dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long

(TN&MT) - Trung tâm Dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như một trái tim số. Nơi đây, từng nhịp đập thông tin được tổng hợp và phân tích, cung cấp nền tảng vững chắc cho những quyết sách sáng suốt liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). ...

Đoàn kết, đồng thuận, chung sức, đồng lòng xây dựng cơ quan vững mạnh

Chiều 30/12, Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Mới nhất

Thủ tướng: Người sản xuất thấy cần gì thì đề xuất, đừng hỏi một chiều Chính phủ phải làm gì

'Tương tác một chiều không phù hợp. Người sản xuất trực tiếp thấy cần gì thì đề xuất, chứ đừng hỏi Chính phủ phải làm gì. Bà con hỏi mà chưa hiến kế từ hoạt động sản xuất của mình', Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. ...

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới.

Bên trong trận địa pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở Hà Nội

(Dân trí) - Sáng 31/12, các cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy Quân sự quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị cho trận địa pháo hoa khu vực SVĐ Mỹ Đình phục vụ nhân dân dịp Tết Dương lịch 2025. Theo kế hoạch, Tết Dương lịch năm 2025, Hà Nội có tổng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân

(ĐCSVN) - Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Cuộc đối thoại chủ yếu nhằm tri ân nông dân, hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; khẳng định vị thế, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự phát triển chung của đất...

Đã có quyết định kỷ luật

Liên quan đến vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1, ngành chức năng đã thi hành kỷ luật, đồng thời nhà trường có chỉ đạo với các giáo viên trong...

Mới nhất