Trang chủPolitical ActivitiesThủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

(Chinhphu.vn) – Ngày 6/4, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Cùng tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, doanh doanh, các nhà tư trong nước và quốc tế.

Cùng ngày, tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công bến số 4 và bến số 5 tại cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc); dự lễ khánh thành Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy; khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu mới vượt sông Hương – điểm nhấn mới của Huế; dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế và làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại hội nghị, Thừa Thiên Huế công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tỉnh cũng cung cấp những thông tin cơ bản, tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; mời gọi thu hút các nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản nghiên cứu cho các dự án.

Quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh.

Các quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới; mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới cho Thừa Thiên Huế trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịchy tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Về các định hướng, ưu tiên phát triển, quy hoạch xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển.

3 trung tâm đô thị, gồm: (1) Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), (2) Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), (3) Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông).

3 hành lang kinh tế, gồm: (1) Hành lang kinh tế Bắc-Nam, (2) Hành lang kinh tế Đông-Tây, (3) Hành lang kinh tế đô thị hướng biển.

3 động lực tăng trưởng, gồm: (1) Thành phố Huế, (2) Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, (3) Khu công nghiệp Phong Điền.

5 khâu đột phá phát triển là: (1) Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh; (2) Hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng viễn thông, (3) Phát triển kinh tế biển, đầm phá, hệ thống cảng biển nước sâu; (4) Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; (5) Thúc đẩy dịch vụ – du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản Cố đô Huế.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, địa phương, đối tác đã phối hợp chuẩn bị chu đáo hội nghị “3 trong 1”: công bố Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế và xúc tiến đầu tư của tỉnh; thể hiện tầm nhìn phát triển Thừa Thiên Huế được xây dựng một cách bài bản, lớp lang, chiến lược và dài hạn và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thủ tướng đánh giá tóm tắt Quy hoạch Thừa Thiên Huế trong 13 chữ: Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng trước hết dành thời gian phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quy hoạch.

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, trước đây do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa làm được nhiều. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII tới nay, công tác này đã được tập trung đầu tư, đẩy mạnh thực hiện; công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng được đẩy nhanh tiến độ (đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt 109/111 quy hoạch). Dự kiến trong năm nay, sẽ hoàn thành tương đối toàn diện, đồng bộ, tổng thể các quy hoạch cấp Trung ương, các ngành, các địa phương.

Theo Thủ tướng, quy hoạch có vai trò dẫn dắt, định hướng, giúp phát triển đúng hướng nhanh, bền vững, toàn diện; giúp khai thác, sử dụng hiệu quả không gian: mặt đất, mặt nước-biển, không gian ngầm; quy hoạch phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tổng thể và bao trùm; quy hoạch phải đi trước một bước, đồng thời phải đảm bảo tính lớp lang, hệ thống, khoa học và từng bước thực hiện quy hoạch có hiệu quả. Nếu có nhà tư vấn tốt thì sẽ có quy hoạch tốt, từ quy hoạch tốt sẽ dự án tốt, có dự án tốt thì sẽ có nhà đầu tư tốt, góp phần thực hiện quy hoạch hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch. Thứ nhất, luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần. Thứ hai, xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân. Thứ ba, quy hoạch phải phù hợp với xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.

Thủ tướng cũng chỉ ra 5 nhiệm vụ của công tác quy hoạch cần tập trung thực hiện. Theo đó, tìm ra và phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh (để khai thác hiệu quả, thu hút nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững). Phát hiện những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, thách thức… để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục. Xây dựng danh mục các dự án, chương trình để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Huy động nguồn lực thực hiện (Nhà nước, xã hội, hợp tác công tư, bên trong-bên ngoài); nguồn lực của tỉnh phải gắn với nguồn lực của vùng, nguồn lực của vùng phải gắn với nguồn lực quốc gia, nguồn lực quốc gia phải gắn với nguồn lực quốc tế. Tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Thủ tướng nêu rõ, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. “Việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển-đầm phá với hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á.

Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế); đặc biệt là hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Thủ tướng, Huế có thể trở thành một hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa.

Người Thừa Thiên Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, “rất Huế”, hiền hòa, tinh tế, chân thành, hiếu khách, chịu thương, chịu khó, yêu lao động, có truyền thống hiếu học lâu đời. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định với sự phát triển của Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục, y tế phát triển với Đại học Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Quốc học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế…

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của tỉnh đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 trong cả nước và 9/14 trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; cao hơn bình quân cả nước (5,05%).

Tỉnh có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Chỉ số PCI xếp thứ 6, tăng 2 bậc; Chỉ số PAPI tăng 4 bậc, đứng đầu cả nước; Chỉ số ICT xếp thứ 4; Chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) xếp thứ 14…

Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường; các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Bên cạnh đó, tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức, do đó phải luôn giữ trạng thái cân bằng tích cực, “thắng không kiêu, bại không nản”. Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất, xói mòn… Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Thu hút đầu tư còn thấp, chưa có được những dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tác động lan tỏa, kết nối các chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Nguồn lực khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền có mặt còn hạn chế…

Thủ tướng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh” khi triển khai các quy hoạch.

“Một trọng tâm” là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, ứng phó biến đổi khí hậu.

“Hai tăng cường”, gồm: (1) Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; bảo đảm công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); (2) Tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối văn hóa và du lịch, kết nối giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi, đa dạng hóa thị trường.

“Ba đẩy mạnh”, gồm: (1) Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội…); (2) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất-cung ứng cho khu vực, thế giới; nhất là những ngành có thế mạnh, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; (3) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tỉnh cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội; để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.

Thứ hai, phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông mọi nguồn lực; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng lưu ý, cần làm mới văn hóa truyền thống bằng công cụ hiện đại, quốc tế hóa bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới.

Thứ ba, phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển. Phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản theo hướng xanh, số, tuần hoàn (nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô-Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế…).

Thứ tư, quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh như du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế chuyên sâu…

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI…; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.

“Những người làm thủ tục phải có cảm xúc với dự án, với nhà đầu tư, phải đặt mình vào địa vị của họ, phải đắm đuối với công việc thì mới làm có trách nhiệm được, làm hết việc chứ không hết giờ”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng đề nghị tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần “Dân biết – Dân hiểu – Dân tin – Dân theo – Dân làm – Dân thụ hưởng”.

Về nhiệm vụ của các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đoàn kết, đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố.

Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần “ba cùng”: “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển”.

Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh… Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng với đó, đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ. Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương; cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân – đong – đo – đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.

“Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương khác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”, Thủ tướng phát biểu./.

Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Ra mắt sách về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". ...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Tổng Bí thư chủ trì hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIV

Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (6.11). Sáng nay (6.11) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nghị quyết 76/NQ-CP bổ sung làm rõ đối tượng tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ như...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy...

Cơ hội cho doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác kinh doanh và đầu tư tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực …

Tham dự Hội nghị gồm có hơn 30 doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh tế - thương mại - đầu tư, các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ; phía Việt Nam có đại diễn Lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương, ông Đặng Hải Anh và các chuyên viên; đại diện các Khu công nghiệp Dulong, DeepC, Tập đoàn Thaco Industries, cán bộ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM và nhiều đối...

Bộ Thương mại và Công nghiệp Phi-líp-pin khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng

Sản phẩm bị điều tra: sản phẩm xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000.Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại: từ 2019 – 2024.          Cáo buộc của Cơ quan điều tra:Cơ quan điều tra cho rằng trong giai đoạn 2019 – 2023, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng liên tục về mặt tuyệt đối, cụ thể: tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 10% trong năm 2020; 17%...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập …

Việc rà soát hành chính này được MITI tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd, công ty sản xuất duy nhất sản phẩm bị áp thuế đã dừng sản xuất từ ngày 30 tháng 6 năm 2024.- Hàng hóa bị điều tra: thép không gỉ cán nguộn dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00; 7220.20.10.00; 7220.20.90.00.- Thuế chống...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt...

Mới nhất

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Mới nhất