Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế...

Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023


Chiều 14/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức Diễn đàn cấp cao, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì diễn đàn.

Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023
Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)

Diễn đàn cấp cao thường niên 2023 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng thời là hoạt động thiết thực nhằm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Diễn đàn có chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát biểu khai mạc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 29) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam là mô hình dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là các quá trình chuyển đổi then chốt, là những phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, Nghị quyết đã đề ra các quan điểm, mục tiêu tổng quát và 24 mục tiêu cụ thể, 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.

“Để góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 29, năm nay, Diễn đàn Công nghiệp 4.0 đã lựa chọn chủ đề của Phiên toàn thể là ‘Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’. Quy mô của Diễn đàn bao gồm 1 Phiên toàn thể, 6 hội thảo chuyên đề và hoạt động triển lãm; có trên 2.000 đại biểu tham dự các hoạt động của Diễn đàn”, ông Trần Tuấn Anh thông tin.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị, trong phiên toàn thể cấp cao các đại biểu tập trung thảo luận tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất, trao đổi, làm rõ kinh nghiệm của quốc tế về công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và rút ra các bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Thứ hai, làm rõ thực trạng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tại Việt Nam; những kết quả và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện.

Thứ ba, trao đổi, đề xuất những giải pháp, chính sách để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn nêu tại Nghị quyết 29; nhất là về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để tạo đột phá cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tập trung vào các nhóm nội dung như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó cần ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng…

Tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất thông minh; xây dựng lộ trình, hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, bền vững, phù hợp với xu thế của thế giới, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia;

Rà soát, hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo hướng không ưu đãi theo diện rộng, dàn trải đến các phân ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực được xác định theo tiêu chí phù hợp cho từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Việt Nam năm 2045) theo hướng chú trọng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường, tăng cường năng lực sáng tạo và thiết kế, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phát thải carbon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn; ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng;

Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; về quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước

Trưởng Ban Kinh Tế Trung ương khẳng định, trên cơ sở kết quả Diễn đàn Công nghiệp 4.0 lần này, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp các ý kiến gửi các cơ quan và địa phương phục vụ quá trình xây dựng các Nghị quyết, Chương trình hành động, Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết của các cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương.

Sáng 14/6 diễn ra chuỗi 4 phiên Hội thảo chuyên đề tập trung về các chủ đề xoay quanh chủ đề chính của Diễn đàn như: “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”; “Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; “Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045”; “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện ‘5 xung kích’, ‘6 khát vọng’ trong chuyển đổi số

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Hội nghị có chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia". Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên sau...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự Hội nghị có...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Thúc đẩy dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã tiếp ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu - Ảnh: VGP Tại buổi tiếp, ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trâm hoa nhung – Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ai biết đây là một di sản văn hóa vô cùng đặc sắc của Trung Quốc. Hoa nhung là loại hoa cài đầu được làm từ lụa tự nhiên và dây đồng. Ngày xưa, hoa nhung thường được dùng trong các lễ hội dân gian và là vật trang trí cho nghi lễ và chỉ...

Mỹ, Anh, New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, Bắc Kinh phản pháo là “vu khống ác ý”

Ngày 25/3, giới chức Mỹ, Anh và New Zealand cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công mạng sâu rộng. Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán cần thêm nhiều trợ lực để tạo xu thế tăng điểm

Thanh khoản bùng nổThị trường chứng khoán trong tuần qua đã chứng kiến sự tham gia rất mạnh của dòng tiền, đặc biệt là trong phiên 18.3.2024, thị trường đã đạt tổng giá trị giao dịch khớp lệnh lên tới 48.000 tỉ đồng, tương đương 1,8 tỉ USD.Dòng tiền lan toả mạnh trên thị trường chứng khoán theo phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia chứng khoán chủ yếu đến từ việc đáo hạn của các tài...

FiinGroup: ‘Chi tiêu cho giáo dục tư nhân tăng nhanh’

Chi tiêu cho giáo dục tư nhân liên tục tăng trong hơn 5 năm qua và dư địa đầu tư vào lĩnh vực này vẫn rộng mở, theo FiinGroup. Báo cáo "Giáo dục Việt Nam: Nhu cầu giáo dục tư nhân gia tăng" do Hãng dữ liệu và xếp hạng tín nhiệm FiinGroup vừa công bố cho biết chi tiêu cho giáo dục tư nhân đang tăng nhanh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và...

LPBank dự kiến mua hơn 20 triệu cổ phiếu Chứng khoán LPBank

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt việc thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu của CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS). Theo đó, số lượng cổ phiếu thực hiện quyền mua là hơn 20 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị mua hơn 200 tỷ đồng. LPBank cũng thông tin thêm, trong trường hợp...

Kỳ vọng từ mô hình “hai nước, một khu kinh tế”

Việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan hứa hẹn là “làn gió mới”, điểm đến mới của các nhà đầu tư; tạo cơ hội mới cho cư dân hai bên biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội; đưa Lao Bảo - Densavan trở thành “địa chỉ vàng”, sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).Sớm nở, tối tàn Năm...

OCB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 66% so với năm 2023

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch...

Mới nhất

Trung Quốc chi gần 300 triệu USD mua nửa triệu tấn một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 02/2024, Việt Nam xuất khẩu được 217.030 tấn sắn và các sản phẩm...

Cơ hội xuất khẩu cà phê và nông sản sang thị trường Tunisia

Festival quốc tế cà phê Tunisia lần thứ hai sẽ được tổ chức từ ngày 1-5/10/2024 tại Trung tâm triển lãm El Kram, thủ đô Tunis. Liên hoan cà phê có diện tích 1500m2, dự kiến đón hơn 5000 khách tham quan. Chương trình bao gồm không gian dành cho các nhà rang xay cà phê, trình diễn...

Phối hợp đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần thứ 4, quý I/2024 diễn ra ngày 15/3 tại tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đẩy nhanh...

USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power cho biết, USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam và khẳng định USAID sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược...

Mới nhất