Trang chủNewsThời sựThủ tướng: Cùng cơ chế chính sách, vì sao nơi đầu tư...

Thủ tướng: Cùng cơ chế chính sách, vì sao nơi đầu tư công tốt, nơi không?

Sáng 16.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2024 là một năm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nhiệm kỳ. Trong đó, có mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc.

Thủ tướng: Cùng cơ chế chính sách, vì sao nơi đầu tư công tốt, nơi không?- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đầu tư công sáng 16.7. NHẬT BẮC

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư công, tạo nền tảng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, góp phần khơi thông điểm nghẽn, tạo động lực, không gian phát triển mới; tăng cường liên kết, giảm chi phí logistic; nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, vùng và quốc gia.

Cạnh đó, đầu tư công còn đóng vai trò là “vốn mồi” để thu hút đầu tư tư nhân, dẫn dắt tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 chỉ thị, 4 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, 5 tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Cuối tuần vừa qua, Thủ tướng trực tiếp chủ trì cuộc họp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, hiện nay có 29.900 tỉ đồng chưa được phân bổ chi tiết. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 30,49%.

Trong đó, có 60/107 bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, 32/44 bộ, cơ quan T.Ư và 28/63 địa phương.

Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý và các dự án sử dụng vốn ODA còn thấp. Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 28,77%, thấp hơn cùng kỳ (32,76%).

Thủ tướng cho rằng, hội nghị cần làm rõ và trả lời những câu hỏi quan trọng, vì sao được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mà giải ngân vốn đầu tư chậm. Đây là vấn đề đặt ra nhiều năm qua, có nguồn lực mà không triển khai được.

Những khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” đã được chỉ ra trước đây được giải quyết đến đâu? Tại sao cùng một cơ chế, chính sách, có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt? Những nơi làm tốt có những kinh nghiệm quý, bài học hay gì?

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, làm thế nào để lan tỏa hơn nữa tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ý chí kiên cường”, làm “3 ca, 4 kíp” ở tất cả các dự án, công trình, tất cả các bộ, ngành, địa phương, tạo khí thế, động lực phát triển mạnh mẽ trên cả nước.

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, tổng kế hoạch đầu tư vốn nhân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội quyết nghị phân bổ cho các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương là hơn 669.264 tỉ đồng. Trong số này, vốn ngân sách T.Ư hơn 236.915 tỉ đồng (vốn trong nước là hơn 216.915 tỉ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỉ đồng), vốn ngân sách địa phương hơn 432.348 tỉ đồng.

Tính đến ngày 10.7, các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-tuong-cung-co-che-chinh-sach-vi-sao-noi-dau-tu-cong-tot-noi-khong-185240716091125318.htm

Cùng chủ đề

Khẩn trương hoàn thành các dự án liên vùng Đông Nam bộ

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đối với các dự án vùng và liên vùng, gồm: Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, Trung tâm thương mại tự do tại Bà Rịa - Vũng Tàu, các hệ thống đường kết nối. Ngày 10/8, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính -...

Kon Tum điều chuyển nguồn vốn để gia tăng tỉ lệ giải ngân

UBND huyện, ban quản lý dự án và sở ngành làm chủ đầu tư cần kịp thời chuyển nguồn vốn từ các dự án có tỉ lệ giải ngân thấp sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, phấn đấu giải ngân ở mức cao nhất.Để tránh việc tạm ứng vốn sai quy định gây thất thoát tài sản Nhà nước, các đơn vị cần quản lý chặt chẽ, hiệu quả, sử dụng vốn tạm...

Giao đầu mối nghiên cứu tuyến cao tốc Hà Nam

Giao đầu mối nghiên cứu tuyến cao tốc Hà Nam - Nam Định trị giá 7.850 tỷ đồngDự án đường cao tốc Hà Nam - Nam Định có chiều dài tuyến khoảng 25,1 km được đề xuất quy mô cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành 2 bên. Một đoạn Quốc lộ 21B qua Nam Định. Văn...

Gắn trách nhiệm người đứng đầu với giải ngân

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ tháng 7/2024 chiều 5/8, cùng với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuống phố với trang phục mang gam màu đặc trưng của mùa thu

Màu nâu trầm mang đặc trưng của thời trang cổ điển, thanh lịch và lãng mạn. Gam màu...

View ngắm toàn thành phố trên những tòa tháp chọc trời tại Việt Nam

Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng và năng động, đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á. Những tòa tháp chọc trời nổi bật tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội không chỉ thể hiện sự thịnh vượng mà còn là biểu tượng của kiến trúc hiện đại và sáng tạo. Landmark 81 Landmark 81, tọa lạc tại khu vực Vinhomes Central Park, TP.HCM, là tòa nhà cao nhất...

View ngắm toàn thành phố trên những tòa tháp chọc trời tại Việt Nam

Landmark 81 Landmark 81, tọa lạc tại khu vực Vinhomes Central Park, TP.HCM, là tòa nhà cao nhất...

Bài đọc nhiều

Đề xuất tăng giới hạn tuổi tàu container được đăng ký tại Việt Nam

Điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định đang được Bộ Giao thông...

A Lưới – ‘Đà Lạt thu nhỏ’ giữa lòng xứ Huế

Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ở phía Tây có biên giới với nước bạn Lào. Huyện được kết nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, cách khoảng 70km. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,… A...

Ghé thăm mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”.    Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích thú bởi những đổi...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

Ngất ngây giữa rừng san hô Ninh Thuận

Đến với Ninh Thuận, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá các bãi san hô cổ hóa thạch hàng triệu năm, mang trong mình giá trị lịch sử vô giá... Vietnam.vn

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ngày 14/8, tại Khánh Hòa, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung kết quả 40 năm thực hiện đường...

Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, bản sắc

Ngày 14/8, bà Tăng Hoàng Tôn Thắm, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Đà Nẵng cho biết, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng lần thứ 12, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra trong 2 ngày (20-21/8).  Đại hội sẽ tiến hành nhiều nội dung quan trọng, trong đó có: Báo cáo đánh giá tổng kết nhiệm kỳ 2019-2024, đề ra chương trình phối hợp thống nhất hành động...

Học sinh ‘từ chối’ Khoa học tự nhiên, cách nào hiện thực hóa khát vọng quốc gia ‘có công nghiệp hiện đại’?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam với mục tiêu tổng quát là: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao... Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Điều đáng...

Bế mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 3 ngày làm việc với tinh thần rất khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8,...

Quảng Nam đếm từng đầu xe, chống thất thu thuế kinh doanh vận tải

Ngày 14/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch chống thất thu...

Mới nhất

Trợ lý AI cho tổng đài viên – bước tiến mới trong đầu tư contact center

Trong kỷ nguyên số hóa, khi kỳ vọng của khách hàng đang ngày càng lớn, sự canh tranh với đối thủ ngày càng gay gắt, thì việc các trung tâm liên lạc (Contact Center) được đầu tư về trí tuệ nhân tạo AI là xu hướng tất yếu.  Theo Forbes, 74% người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng chỉ...

Chủ doanh nghiệp ở TPHCM trúng độc đắc Vietlott hơn 47 tỷ đồng

Ngày 14/8, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao giải Jackpot của loại hình xổ số tự chọn Mega 6/45 ở kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1234 đến anh T.D - chủ nhân thuê bao Viettel - với trị giá hơn 47 tỷ đồng. Trước đó, qua kiểm tra trên hệ...

Việt Nam chi hơn 2,9 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam Theo số liệu từ Tổng cục...

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đạt được yêu cầu phục vụ tốt phát triển kinh tế-xã hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Học sinh ‘từ chối’ Khoa học tự nhiên, cách nào hiện thực hóa khát vọng quốc gia ‘có công nghiệp hiện đại’?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam với mục tiêu tổng quát là: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung...

Mới nhất

Khai giảng năm học 2024