Trang chủNewsThời sựThủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ chế, chính sách cho Thành...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ chế, chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh phải cao hơn bình thường


Sáng 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị lần thứ Nhất của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo 850. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo 850. (Nguồn: TTXVN)

Dự Hội nghị còn có Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Trưởng Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Ban Chỉ đạo, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội có 44 cơ chế, chính sách thuộc 7 nhóm lĩnh vực. Trong đó có 27 chính sách mới, đặc thù, áp dụng riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức.

Ngay sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 98/2023/QH15, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt; Thành phố Hồ Chí Minh vào cuộc khẩn trương, toàn diện, tích cực và được sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, cơ quan Trung ương. Đến nay, Ban Chỉ đạo đã triển khai 20 nhiệm vụ cụ thể. Các Bộ, ngành đã và đang trình để Chính phủ ban hành 3 Nghị quyết, 2 Quyết định.

UBND Thành phố đã ban hành 1 Quyết định và tham mưu Hội đồng nhân dân ban hành 6 Nghị quyết nhằm triển khai các chính sách được giao liên quan về huy động, sử dụng nguồn lực; tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các nhiệm vụ khác như trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 500ha, các chính sách tại thành phố Thủ Đức…

Tại Hội nghị, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sớm có cơ chế, chính sách cho một số công trình, dự án lớn của Thành phố; việc xây dựng Trung tâm tài chính Quốc tế, cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ, các tuyến giao thông kết nối; chính sách ưu đãi để Thành phố khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại xã, thị trấn và phường; phân cấp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cấp quận, huyện; chính sách về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà…

Thảo luận tại Hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các Bộ, ngành và Thành phố Hồ Chí Minh đã rà soát tình hình triển khai các các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15; đặc biệt là những vấn đề còn vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo 850. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo 850. (Nguồn: TTXVN)

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò quan trọng; có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và không gian phát triển lớn. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cho Thành phố còn hạn hẹp. Do đó, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ có các Nghị quyết nhằm tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, việc triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 phải bám sát, tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết, chiến lược, kế hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và cả nước của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15, tư duy, nhận thức, cách tiếp cận về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được đổi mới, nâng lên, góp phần tạo động lực, tạo niềm tin về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Thành phố Hồ Chí Minh tự tin hơn trong xây dựng các cơ chế chính sách phát triển Thành phố. Các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ban đầu được triển khai tích cực, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước.

Tuy nhiên, lãnh đạo một số Bộ, ngành tư tưởng chưa thông, cách tiếp cận chưa đúng, cần chủ động, mạnh mẽ hơn nữa; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và Thành phố cần chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn; cách giải quyết các vấn đề vướng mắc cần được đặt ở mức độ bao trùm, bao quát, quyết tâm, quyết liệt hơn.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược, thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững.

Ban Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp, gắn kết, chia sẻ thông tin kịp thời giữa các Bộ, ngành, HĐND, UBND Thành phố, tập trung những nội dung ưu tiên, những vấn đề quan trọng và các giải pháp liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội; chủ động xây dựng các cơ chế đặc thù thuộc thẩm quyền của Thành phố và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế đặc thù theo thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố; nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố, nhằm tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố; sớm nghiên cứu xây dựng văn bản trình Chính phủ cho phép mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND Thành phố so với các quy định hiện hành.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, các Bộ, ngành phải khẩn trương xem xét và trình Chính phủ xem xét, quyết định, trên tinh thần chính sách phải bám sát tình hình thực tiễn, giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền; cơ chế, chính sách dành cho Thành phồ Hồ Chí Minh phải cao hơn, có tính đặc thù, đột phá và mạnh dạn thí điểm theo đúng tinh thần của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện thông thoáng cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững.

Hội nghị lần thứ nhất BCĐ 850 về phát triển TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Hội nghị lần thứ nhất BCĐ 850 về phát triển TP Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT và quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố.

Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố. Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ cho chủ trương xây dựng Nghị định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố.

Về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 461/TB-VPCP ngày 08/11/2023 nghiên cứu xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp, hoàn thành và trình Chính phủ trước ngày 31/12/2023.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành lấy ý kiến rộng rãi, nghiên cứu, xem xét bổ sung quy hoạch xây dựng Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc áp dụng chuẩn nghèo của Thành phố…

Về vốn cơ chế ngân sách cho các công trình, dự án lớn, Thủ tướng Chính phủ giao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn một số dự án trọng điểm đề xuất để thực hiện. Các Bộ, ngành hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong sắp xếp các nguồn vốn thực hiện dự án đường sắt đô thị; thúc đẩy thực hiện các dự án kết nối vùng như mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng sàn giao dịch mua – bán chứng chỉ carbon tại Thành phố. Đặc biệt, cho rằng sông Sài Gòn là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái sông Sài Gòn…





Nguồn

Cùng chủ đề

113.000 đại biểu dự Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết 46, Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự, chỉ đạo và trực tiếp quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết tại điểm cầu Trung ương...

Thị trường căn hộ Tp.HCM rục rịch tăng giá theo Hà Nội

Nhu cầu tìm hiểu căn hộ tăng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hàng loạt các doanh nghiệp chạy chương trình quảng cáo, ra mắt dự án, công bố bán hàng ở sản phẩm mới. Đặc biệt, nhiều sàn môi giới hiện nay đang ghi nhận lượng khách đến tham quan, tìm hiểu dự án ngày càng đông. Dữ liệu nghiên cứu...

Chung tay sáng tạo phát triển văn học nghệ thuật nước nhà

Hội thảo là hoạt động điểm nhấn trong chuỗi chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và niệm...

Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chỉ trong khoảng thời gian gần 2 ngày (15 và 16/3), dưới sự điều hành, chia sẻ của các lãnh đạo báo chí, các nhà báo, chuyên gia truyền thông nổi tiếng, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo… Các phiên họp với nhiều ý kiến trao đổi đã mang...

Không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22 ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Theo đó, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Để tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến 21h30. Sự kiện Giờ Trái đất năm 2024 tại Việt Nam diễn ra với thông điệp “TIẾT KIỆM ĐIỆN - THÀNH...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Thanh tra nêu trách nhiệm một loạt sở, ngành Hà Nội về chậm xác định giá đất

Về vấn đề này, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành 10 Kết luận thanh tra về nội dung chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 10 Dự án.Các dự án này bao gồm: (1) ­Dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn "Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024" (tỉnh Kon Tum) gặp sự cố bay, tử vong. Thông tin...

Mới nhất

Trao giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Nhiều hoạt động khám phá độc đáo, truyền cảm hứng

Khoảnh khắc Tết của tôi 2024. Các tác phẩm dự thiBan giám khảo chấm giải Khoảnh khắc Tết của tôi Ảnh: DUYÊN PHAN ...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng...

Mới nhất