Trang chủKinh tếNông nghiệpThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng nay 31/12, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt trực tiếp tổ chức thực hiện. Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 9 nhóm vấn đề quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Sau một buổi thảo luận sôi nổi, tôi cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, cơ quan đã trao đổi, chia sẻ thắng thắn với các bà con nông dân, hợp tác xã những vấn đề lớn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước luôn quan tâm. Hội nghị hôm nay, tôi có rất nhiều cảm xúc, quan trọng nhất là thể hiện sự đồng lòng nhất trí, tình cảm dành cho nông nghiệp, nông dân, thôn thôn vô cùng đầy đủ, dày dặn.

Nhìn lại một năm 2024 có nhiều sự kiện diễn ra, nhưng với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cơ bản 15/15 chỉ tiêu Đảng và Nhà nước giao cơ bản hoàn thành, thậm chí có chỉ tiêu vượt mức đề ra. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Phạm Hưng

Trong thành tựu chung của đất nước, ngành nông nghiệp có đóng góp rất quan trọng, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,5 tỷ đô, xuất siêu 18 tỷ USD, trong khi xuất siêu cả nước chỉ khoảng 24-25 tỷ USD, tức là nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số xuất siêu của cả nước. Đó là tiền tươi thóc thật của người nông dân chúng ta. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam có mặt ở trên 190 nước trên thế giới, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Chúng ta sản xuất được hàng, đưa hàng đến nơi thị trường cần – đó là quy trình rất lớn. 

Một nội dung nữa khẳng định vai trò vị thế của ngành nông nghiệp, đó là chúng ta không chỉ sản xuất đủ ăn mà còn thặng dư cao, xuất khẩu được trên 9 triệu tấn gạo, mang về hơn 5 tỷ USD. Không những chúng ta có trách nhiệm đóng góp lương thực cho cộng đồng quốc tế mà còn thu lợi nhuận cho nông dân. Điều đó ngày càng khẳng định việc chúng ta xác định con đường xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh là vô cùng đúng đắn. Đây không chỉ là mục tiêu tham vọng rất lớn, nhiều người nói là bất khả thi mà chúng ta vẫn phải quyết tâm thực hiện; mà còn là khát vọng của dân tộc, của đất nước, khó mấy cũng phải làm. 

“Chúng ta phải đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 100 tỷ USD trong những năm tới”, Thủ tướng phát biểu và trân trọng cảm ơn đóng góp của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, của nông dân với sự phát triển của đất nước và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024- Ảnh 2.

Các đại biểu nông dân mang theo nhiều băn khoăn, kiến nghị và cả hiến kế gửi tới người đứng đầu Chính phủ. Ảnh: Phạm Hưng

Thủ tướng nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trước hết, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, việc tháo gỡ cơ chế, chính sách với khoán 10, khoán 100 trước đây đã biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; tỷ lệ hộ nghèo từ 67% đến nay chỉ còn 1,93%. Điều này cho thấy nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân. Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…; từ đó tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn.

Vấn đề thứ hai, là công tác quy hoạch. Trước đây, do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao theo hướng ăn ngon, ăn sạch, do đó công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Vấn đề thứ ba, là đất đai. Phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, bởi đất đai là hằng số, là nguồn lực có hạn. Cùng với đó, phải khai thác cả không gian vũ trụ như phát triển internet vệ tinh để cung cấp sóng viễn thông cho vùng sâu, vùng xa; khai thác không gian biển như phát triển năng lượng mặt trời, gió…; khai thác không gian ngầm chứ không thể kéo cột điện, cột sóng lôm côm như hiện nay để mang lại lợi ích cho nông dân, phát huy sức mạnh của nông dân, phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024- Ảnh 3.

Hội nghị đã lắng nghe, ghi nhận và giải quyết rất nhiều vấn đề thiết thực, hữu ích liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: Lê Hiếu

Vấn đề thứ tư, là vốn và bảo hiểm. Muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng – hưởng để khuyến khích. Đồng thời, phải khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.

Vấn đề thứ năm, là thị trường. Phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần. “Để du khách mua sản phẩm thì bao bì, đóng gói sản phẩm đó phải đi máy bay cũng được, tàu hòa cũng được, tàu biển cũng được, đi bộ cũng được…”, Thủ tướng lấy ví dụ.

Vấn đề thứ sáu, là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh. “Trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu, nghiên cứu bao bì, mẫu mã… đều cần đến khoa học công nghệ. Chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu sẽ cho giải pháp thông minh, như chỗ nào trồng lúa tốt nhất, giải pháp canh tác nào tốt nhất, thông minh nhất”, Thủ tướng nói.

Vấn đề thứ bảy, là đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Chuyển đổi lao động bền vững là chuyển đổi ngay tại chỗ, công nghiệp hóa nông thôn. “Ly nông mà không ly hương là ở chỗ này, chứ không phải là người lao động chuyển từ miền Tây lên miền Đông”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024- Ảnh 4.

Thủ tướng chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu tham dự Hội nghị đối thoại năm 2024. Ảnh: Lê Hiếu

Vấn đề thứ tám, xác định văn hóa là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, văn hoá soi đường cho quốc dân đi. “Vẫn là bài hát Trống Cơm, vẫn là chèo, là tuồng, nhưng nếu đổi mới sáng tạo, có đầu tư trí tuệ, ứng dụng khoa học công nghệ thì bài hát được nâng tầm lên rất nhiều. Vừa rồi 2 concert rất thành công là nhờ yếu tố trí tuệ, đầu tư khoa học công nghệ”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, phải khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mình, phải quốc tế hoá các giá trị văn hoá, thương mại hoá văn hoá thành nguồn lực, dân tộc hoá văn minh nhân loại vào đất nước chúng ta để khai thác tiềm lực, đồng thời tạo ra nguồn lực và thu hút đầu tư.

Vấn đề thứ chín, hệ thống chính trị cơ sơ phải luôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân. Đồng thời, chủ động đề xuất thể thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để phục vụ phát triển. Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước đã và đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Theo đó, xây dựng thể chế thông thoáng, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ, giảm cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; xây dựng hạ tầng chiến lược (về giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dụcthể thao…) để giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thời gian, chi phí, công sức cho người dân và doanh nghiệp; đào tạo nhân lực và chuyển dịch lao động, nâng cao tay nghề, tri thức, trình độ kỹ năng của người nông dân.

Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe với nông dân, Thủ tướng kêu gọi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất – đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-ket-luan-9-nhom-van-de-quan-trong-tai-hoi-nghi-doi-thoai-voi-nong-dan-nam-2024-20241231135207468.htm

Cùng chủ đề

Giải pháp hỗ trợ trẻ sinh mổ tăng cường miễn dịch

Thông qua chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và các nước trong khu vực, các giải pháp hỗ trợ nhằm cung cấp bệ phóng dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sinh mổ cũng được nhấn mạnh và làm rõ. ...

Bộ Tài chính Mỹ bị tấn công mạng, lập tức gọi tên tin tặc Trung Quốc

Bộ Tài chính Mỹ tố tin tặc Trung Quốc tấn công mạng vào bộ này, nhưng Bắc Kinh ngay lập tức bác bỏ và gọi cáo buộc là 'vô căn cứ'. Theo CBS News, ngày 30-12, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc tin tặc...

Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Sự kiện Vietnam Motor Show trở lại, ngành công nghiệp ô tô tạo đột phá với tỷ lệ nội địa hóa ghi nhận tích cực trở thành điểm nổi bật ngành ô tô năm 2024. Sự kiện Vietnam Motor Show trở lại Triển lãm Ô tô Việt Nam (VietNam Motor Show - VMS) luôn là tâm điểm, sự kiện thường niên lớn nhất ngành ô tô hàng năm. Sau một năm 2023 tạm...

Nhộn nhịp trên công trường cao tốc Bắc – Nam ngày cuối năm

Ngày cuối cùng của năm 2024, công trường dự án cao tốc Bắc - Nam ghi nhận nhà thầu đang tích cực đôn đốc công nhân thi công dự án. Thậm chí có kế hoạch “gác lễ” đẩy nhanh thi công để dự án hoàn thành kịp tiến độ. ...

Mắc hội chứng hiếm gặp do trì hoãn điều trị sỏi mật

Để phòng ngừa hội chứng Mirizzi, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh sỏi mật là rất quan trọng. Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ và thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường. Tin mới y tế ngày 31/12: Mắc hội chứng hiếm gặp do trì hoãn điều trị sỏi mậtĐể phòng ngừa hội chứng Mirizzi, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh sỏi mật là rất quan trọng. Người bệnh nên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những chính sách chưa có tiền lệ của ngân hàng sau bão Yagi

Bà Hoàng Thị Gái, nông dân đến huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng cho biết, tôi có đặt 3 câu hỏi tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024 và rất thỏa mãn với trao đổi của các đồng chí lãnh đạo. Hội nghị do Trung ương Hội...

Toàn cảnh Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Đã có quyết định kỷ luật

Liên quan đến vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1, ngành chức năng đã thi hành kỷ luật, đồng thời nhà trường có chỉ đạo với các giáo viên trong trường. ...

Đây là giống quýt cổ xưa còn trồng ở Hòa Bình, dân xã này hái 1.000 tấn, hễ nói bán là hết veo

Trung tuần tháng 12, thời điểm chính vụ thu hái quýt cổ Nam Sơn tại xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình). Các nhà vườn trồng giống quýt cổ xưa này trên địa bàn xã "quên ăn, quên ngủ” để thu hoạch, đảm bảo cung cấp cho tư thương...

Nghệ nhân ở Hội An luôn tay đan móc đèn lồng rực rỡ để kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Những ngày cuối năm, nhiều cơ sở sản xuất đèn lồng ở Hội An lại tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025. Từ lâu nghề làm đèn lồng Hội An (Quảng Nam) đã tạo sinh kế cho nhiều người dân địa phương nơi đây. Những chiếc đèn lồng chứa đựng tâm huyết và sự tỉ mỉ của người thợ nơi đây. Để làm ra một chiếc đèn lồng hoàn hảo, những...

Bài đọc nhiều

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

Khu vực nào ở Bắc Ninh dự kiến sẽ không được phép chăn nuôi?

UBND tỉnh Bắc Ninh đang xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi để trình HĐND tỉnh thông qua vào đầu năm 2025. Vậy,...

Chúc mừng năm mới!

Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chúc mừng năm mới 2025!Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc...

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng...

Ông Trần Mạnh Báo nói, nông dân ngày nay phải trở thành doanh nghiệp

Qua những lần tổ chức đối thoại với người đứng đầu Chính phủ, vị thế, vai trò và tiếng nói của tổ chức Hội NDVN ngày càng được nâng cao; quan trọng hơn là các đề xuất, kiến nghị, nguyện vọng của nông dân cả nước gửi đến Chính phủ, các...

Cùng chuyên mục

Những chính sách chưa có tiền lệ của ngân hàng sau bão Yagi

Bà Hoàng Thị Gái, nông dân đến huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng cho biết, tôi có đặt 3 câu hỏi tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024 và rất thỏa mãn với trao đổi của các đồng chí lãnh đạo. Hội nghị do Trung ương Hội...

Toàn cảnh Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

cần thêm chính sách đầu tư vào nông nghiệp

Đây là lần thứ 6 hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân được tổ chức. Hội nghị có sự tham gia trực tiếp của 300 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các địa phương; nhiều chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức, DN, hợp tác xã và đặc biệt là đông đảo nông dân đại diện cho hàng chục triệu hộ đến từ nhiều tỉnh, TP trên cả nước. Hội nghị được...

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này. “Chạy đua” phục vụ Tết Không chỉ...

Đây là giống quýt cổ xưa còn trồng ở Hòa Bình, dân xã này hái 1.000 tấn, hễ nói bán là hết veo

Trung tuần tháng 12, thời điểm chính vụ thu hái quýt cổ Nam Sơn tại xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình). Các nhà vườn trồng giống quýt cổ xưa này trên địa bàn xã "quên ăn, quên ngủ” để thu hoạch, đảm bảo cung cấp cho tư thương...

Mới nhất

Ngôi sao Thái Lan bị sốt vẫn vào sân cứu đội nhà, ghi bàn xong nhập viện

Suphanat Mueanta là cầu thủ nổi bật nhất của đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup 2024. Tiền vệ sinh năm 2002 trải qua giải đấu vất vả, thậm chí phải vào sân khi đang bị ốm để giải cứu đội tuyển xứ chùa vàng ở thởi điểm quan trọng.Ở trận bán kết lượt về gặp Philippines tối...

Metro số 1 tăng giờ, số chuyến tàu phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025

Sở giao thông vận tải TPHCM vừa có thông báo quan trọng về việc tổ chức chạy tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025. Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp Tết, Sở giao thông vận tải (GTVT) TPHCM thông báo thay đổi biểu đồ chạy tàu,...

Mùa vàng Mù Cang Chải – Yên Bái

HappyVietnam

Huế – Đánh thức nàng công chúa

HappyVietnam

Mới nhất