Trang chủNewsThời sựThủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công...

Thủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng


Thủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng- Ảnh 1.

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”, với sự nỗ lực tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đến nay cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây,

3 năm trồng được gần 770 triệu cây xanh

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán. Những nỗ lực này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng; nhờ đó đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người làm nghề rừng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhận thức được vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”.

Sau 3 năm thực hiện Đề án, với sự nỗ lực tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đến nay cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây, đạt 121% so với kế hoạch; phong trào xã hội hoá trồng cây, trồng rừng ngày càng được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phát triển rừng và trồng cây xanh còn gặp một số khó khăn, thách thức như: diện tích đất chưa trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; công tác quản lý quy hoạch, duy trì diện tích đất cho trồng cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện nay thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị; phát triển cây xanh ở một số địa phương còn manh mún, chưa được quy hoạch thống nhất, đồng bộ; việc phối hợp giữa cơ quan quản lý trực tiếp cây xanh với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế; vốn đầu tư cho công tác phát triển rừng còn hạn chế, phân bổ còn chậm, mức hỗ trợ trồng cây, trồng rừng còn thấp so với yêu cầu thực tiễn.

Tình hình an ninh trật tự liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa bàn vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư về kinh phí và chỉ đạo nên tiến độ rà soát, đo đạc, cắm mốc ranh giới rừng trên thực địa còn chậm.

Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức

Để tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo thế giới về rừng và sử dụng đất tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:

a) Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ thiên tai; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, cụ thể:

– Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung, phát triển lâm sản ngoài gỗ; nông lâm kết hợp; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị đa dụng của rừng ở địa phương.

– Việc tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp, đồng thời tăng cường huy động xã hội hóa, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

– Quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp; chú trọng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp bản địa đa mục đích; ưu tiên sử dụng cây giống mô, hom chất lượng cao; kết hợp trồng cây lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

– Đẩy mạnh trồng cây xanh lâu năm phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa – lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng

b) Tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm.

c) Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

d) Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật, tình trạng khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, chủ rừng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

đ) Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng; xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng các – bon của rừng để quản lý rừng bền vững, nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả 5 năm thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương: tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực hiện công tác điều tra rừng theo quy định tại Điều 33 Luật Lâm nghiệp và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư, xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý rừng, đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật về diện tích và chất lượng rừng phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.

c) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng để nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nâng cao trữ lượng các – bon của rừng và phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

d) Tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng hệ sinh thái rừng một cách khoa học, minh bạch, hiệu quả, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng (trong đó có giá trị hấp thụ, lưu giữ các – bon) nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

đ) Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa; lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, đề án khác giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo để thực hiện thành công Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2050, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan tăng cường thời lượng và đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong việc thực hiện phong trào trồng cây, trồng rừng và quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.

4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội phổ biến, vận động các thành viên về nội dung của Chỉ thị này và tham gia tích cực, giám sát quá trình thực hiện.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ thị phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển...

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. Ảnh minh họa Chỉ thị nêu rõ: Bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng...

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, thực hiện mục tiêu kép về chuyển đổi số

Nâng cấp nền kinh tế số Việt NamThủ tướng nêu rõ, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những kết quả đạt được; còn nhiều việc phải làm phía trước. Để...

Có thêm 694 tân Cử nhân, Kỹ sư chuyên ngành TN&MT

Nhân dịp này, PGS.TS. Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT TP.HCM cũng đã gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ TN&MT và TP.HCM, các đối tác và các quý doanh nghiệp đã hỗ trợ Nhà trường...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham quan Triển lãm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Học viện. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-du-le-khai-giang-cua-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-381521.html

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Năm 2024, chuyển đổi số quốc gia có chủ đề: "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh...

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu

Chuyến công tác Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...
14:50:58

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

(Dân trí) - Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.   "Sự trỗi dậy" của các chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Cuối tháng 1/2023, ChatGPT - chatbot (phần mềm chat tự động) tích hợp trí tuệ nhân tạo - đã vụt sáng trở...

Cùng chuyên mục

Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu ngày 11.10. Ảnh: VGP.   ...

Triển vọng nào cho Việt Nam và các nước IPEF khi 2 thỏa thuận chính có hiệu lực

Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng, hai trong bốn trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), lần lượt có hiệu lực vào ngày 11/10 và 12/10. Hãng thông tấn Kyodo ngày 12/10 đưa tin, Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng, hai trong bốn trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thực hiện tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu các trường đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ ở các nước phát triển. Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới tham dự lễ khai giảng năm học mới tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phát biểu...

Đài Hà Nội đặt 36 micro quanh quảng trường Ba Đình để thu âm lễ thượng cờ

Trong đĩa than Thanh âm Hà Nội có các ca khúc kinh điển về Hà Nội, có cả hiệu lệnh báo động phòng không thủ đô, tiếng tàu điện, đặc biệt lễ thượng cờ lúc 6h sáng ở quảng trường Ba Đình - một hình ảnh gắn liền với người dân Hà Nội bao lâu nay… Đĩa than Thanh âm Hà Nội lưu lại những thanh âm gắn với Hà Nội suốt 70 năm qua - Ảnh: Đài Hà Nội Đĩa...

Khi bữa ăn không chỉ là… bữa ăn

Đó là bữa ăn của sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội - cơ sở đào tạo lớn nhất nhì đất nước cả về quy mô đào tạo lẫn vị thế trong khối giáo dục đại học. Một số sinh viên của trường đang tham gia khoá đào tạo giáo dục an ninh quốc phòng cho biết, suất cơm của các em cho dù phải đóng với mức giá...

Mới nhất

Triển vọng nào cho Việt Nam và các nước IPEF khi 2 thỏa thuận chính có hiệu lực

Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng, hai trong bốn trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), lần lượt có hiệu lực vào ngày 11/10 và 12/10. Hãng thông tấn Kyodo ngày 12/10 đưa tin, Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công...

ChatGPT dự đoán người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Tạp chí Newsweek đã hỏi ChatGPT dự đoán liệu ông Trump hay bà Harris sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11 sắp tới. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris - Ảnh: ABC NEWS Câu hỏi do tạp chí Newsweek đặt ra với ChatGPT: "Có thể cho tôi biết bạn...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thực hiện tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu các trường đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ ở các nước phát triển. Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Mới nhất