Trang chủNewsNhân quyềnThủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

(LĐXH) – Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đã được giảm bớt, thời gian tiếp cận cũng nhanh hơn song người dân và doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự quyết tâm mạnh mẽ trong tháo gỡ các rào cản về giấy phép.

Bên cạnh đó còn có tháo gỡ rào cản về điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

38% doanh nghiệp vẫn khó khăn khi tìm hiểu TTHC

Theo Nghị quyết số 68/NQ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025 (Chương trình), mục tiêu là cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp - 1
Những vướng mắc về thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ năm 2021 đến hết tháng 3/2024, 2.886 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa. Tuy nhiên, kết quả này được đánh giá còn khiêm tốn so với yêu cầu thực tiễn.

Đặc biệt, số lượng TTHC về cấp phép (từ gia nhập thị trường đến thực hiện một hoạt động cụ thể trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh) còn rất lớn, với 5.183 thủ tục – chiếm 81,6% tổng số TTHC của cả nước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 15,2% doanh nghiệp hiện gặp khó khăn do TTHC, điều kiện kinh doanh, quy trình đấu thầu còn phức tạp, chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2023 cho thấy, khoảng 38% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động lâu năm đều phản ánh việc tìm hiểu TTHC còn nhiều khó khăn.

Ngoài ra, vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu còn thiếu phương thức cung cấp thông tin toàn diện, dễ hiểu và dễ sử dụng; thiếu các hỏi đáp về các vấn đề thương mại quốc tế; khó khăn khi tra cứu thông tin và hỏi đáp giải quyết vướng mắc trên cổng một cửa quốc gia.

Kết quả khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng cho thấy, 32,8% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm TTHC, tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý TTHC. Riêng doanh nghiệp về xây dựng cho biết, khoảng 10 năm trở lại đây, thủ tục trong ngành này rất khó khăn, nhiều thủ tục con, phải xin quá nhiều giấy phép.

Hệ quả là tình trạng phân cấp, phân quyền giải quyết TTHC còn hình thức, trình tự để thực hiện một dự án đầu tư quá dài. Chưa kể, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm cũng khiến tốc độ của nhiều quy trình, thủ tục trở nên khó xác định thời gian hoàn thành…

Những bất cập này không chỉ làm khó doanh nghiệp mà còn giảm cơ hội đầu tư cũng như giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam.

“Số doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô do dự báo tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô năm tới tăng khá cao so với kỳ khảo sát trước. Nhưng các doanh nghiệp cũng chia sẻ rất sợ sách nhiễu, quá nhiều thủ tục, quá nhiều điều kiện kinh doanh”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thẳng thắn.

Doanh nghiệp mong mỏi gì?

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết, một số doanh nghiệp phản ánh lo ngại về sự thiếu nhất quán và minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, quy định mới.

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ không chỉ rà soát pháp luật mà còn đảm bảo tính ổn định, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng thay đổi quá nhanh dẫn đến khó khăn cho thích nghi và thực thi tại cấp địa phương.

Ngoài ra, một số lo ngại về các quy định mới cũng như tăng thêm những chi phí tiêu thụ gây ra nhiều áp lực với doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Mạc Quốc Anh cho rằng còn tồn tại sự chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các văn bản quy định pháp luật, gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ và thực thi vì không biết nên tuân thủ quy định nào trước. Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt còn phức tạp và kéo dài.

Nhiều TTHC liên quan đến việc xin giấy phép phê duyệt dự án hay cấp phép hoạt động còn mất nhiều thời gian, công sức làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

Một số văn bản pháp luật bị thay đổi đột ngột khiến doanh nghiệp khó khăn trong điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã không đủ tiềm lực.

Ngoài ra, một khó khăn nữa là các quy định mới, đặc biệt là chi phí tuân thủ tương đối cao như: Chi phí về môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, thuế… đã tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp. 

Ông Muto Shiro, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị, các TTHC nên được thực hiện suôn sẻ, kịp thời, không đặt ra các điều kiện hoặc yêu cầu nộp hồ sơ ngoài quy định của pháp luật.

Còn đại diện doanh nghiệp Mỹ tại Hà Nội, ông Joseph Uddo cho rằng cần có sự phê duyệt kịp thời đối với giấy phép về quy hoạch và các giấy phép liên quan như: Giấy phép kinh doanh, đầu tư, phát triển bất động sản, thị thực cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia.

Trên diễn đàn Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) đề nghị, Chính phủ quan tâm đẩy mạnh và cải cách thực chất hơn nữa, không chỉ cắt bỏ một vài giấy tờ hay một vài ngày trong thời hạn mà phải cắt giảm được chi phí tuân thủ không cần thiết;

Cùng với đó, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc các bộ, ngành, địa phương không thực hiện đúng cải cách TTHC, điều kiện kinh doanh đã được phê duyệt. Việc cắt giảm phải trên nguyên tắc gắn với cơ chế và điều kiện để bảo đảm thi hành, không cào bằng trong tất cả lĩnh vực và phải lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp.

Châu Anh

Báo Lao động và Xã hội số 138



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/thu-tuc-hanh-chinh-rao-can-vo-hinh-bo-chan-doanh-nghiep-20241116102439921.htm

Cùng chủ đề

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Chiều 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội điều hành phiên trù bịNăm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công...

Nhà đầu tư nước ngoài dồn dập đề xuất dự án vào phía Nam

Những tháng cuối năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài dồn dập đến các tỉnh, thành phố phía Nam xúc tiến đầu tư và đề xuất dự án. Những tháng cuối năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài dồn dập đến các tỉnh, thành phố phía Nam xúc tiến đầu tư và đề xuất dự án. Nhộn nhịp xúc tiến đầu tư Cách đây ít hôm, hơn 40...

Cầu vượt đi bộ ở Hà Nội trở thành nơi tụ tập, ăn uống nhậu nhẹt, đánh bài xuyên đêm của giới trẻ

Thời gian gần đây, cầu vượt đi bộ ở Hà Nội đang dần trở thành điểm tụ tập vui chơi về đêm của giới trẻ. Cầu bị tận dụng làm khu vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài… gây mất trật tự và làm ảnh hưởng đến người đi bộ trên cầu vượt. ...

Lộ diện nhà đầu tư dự án khu đô thị gần 450 tỷ đồng ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư Dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành rộng hơn 18,6 ha, với tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ đồng. Lộ diện nhà đầu tư dự án khu đô thị gần 450 tỷ đồng ở Quảng NgãiCông ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư...

TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản

TP.HM xin Thủ tướng cơ chế xử lý nợ rủi ro của các doanh nghiệp vay vốn nhưng phá sản nhiều năm nhưng không có giấy tờ để chứng minh, không có người làm thủ tục xử lý nợ. TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sảnTP.HM xin Thủ tướng cơ chế xử lý nợ rủi ro của các doanh nghiệp vay vốn nhưng phá sản nhiều năm nhưng không có giấy tờ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến từ năm 2024

Có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua. Cụ thể gồm: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh; chiến sĩ thi đua cơ sở; lao động tiên tiến; chiến sĩ tiên tiến.Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá...

Xúc động lá thư gửi người thầy không bao giờ quên của cô giáo Hà thành

Những lời động viên của chị như những tia nắng ấm áp, nhẹ nhàng xoa dịu những lúc em cảm thấy bơ vơ, mất phương hướng nhất, cảm ơn chị, người chị - người thầy không bao giờ quên… Đó là những dòng tâm tình nhẹ nhàng, lắng đọng, tình cảm của Cô giáo Nguyễn Thị Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch (Hà Nội) - gửi tới Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Nguyễn Thị Phương Lan...

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Người lao động có thể nghỉ phép gộp 3 năm một lần

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần, tối 3 năm một lần. Liên quan đến quyền lợi nghỉ phép của người lao động, tại khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao...

Lời chúc ngày 20/11 trang trọng, xúc động và dí dỏm dành tặng thầy cô giáo

Thầy cô là người đã không ngừng truyền đạt tri thức, rèn luyện nhân cách và định hướng con đường tương lai cho học trò. Lời chúc 20/11 thể hiện lòng biết ơn sâu sắc trước nỗ lực và sự tận tâm ấy. 20/11 là ngày để tôn vinh vai trò của nhà giáo trong việc "trồng người", giúp xã hội nhận thức được giá trị cao quý của nghề giáo. Gửi đến các thầy cô giáo những lời chúc dịp...

Bài đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Cùng chuyên mục

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào...

“Gieo chữ” ở vùng cao Phú Mỡ

Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào một buổi sớm mai giữa tháng 11, cơn mưa phùn lất phất làm cho tiết trời thêm se lạnh. Nhiều người lớn vẫn đang quây quần bên bếp lửa chờ nắng lên để ra nương rẫy, thì tại các điểm trường, học sinh đã đến lớp đầy đủ. Để tạo được nề nếp học tập như này ở những điểm trường vùng cao, là...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ ngày 19-21/11, đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại Bangkok, Thái Lan.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Mới nhất

Đại tướng Phan Văn Giang dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 18

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp...

Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Thường trực Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 chủ trì Hội nghị nghe báo cáo công tác triển khai khu triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền...

Dự án Aqua City của Novaland được gỡ vướng đến đâu?

Tập đoàn Novaland cho hay việc UBND tỉnh Đồng Nai chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000 là bước pháp lý quan trọng, mở đường cho việc hoàn tất điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chi tiết 1/500...

Trao tặng hơn 100 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hội Phụ nữ Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa cùng mạnh thường quân và bà con Tổ dân...

“Trường học hạnh phúc”, bồi đắp tình thầy trò

Một trong những nội dung trọng tâm được Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum, tỉnh Kon Tum chú trọng triển khai trong những năm vừa qua là đẩy mạnh xây dựng “Trường học hạnh phúc” giúp gìn giữ tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau....

Mới nhất