Trang chủPolitical ActivitiesThứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự Tọa đàm: Vai trò của...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự Tọa đàm: Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế



(MPI) – Tham dự và phát biểu tại Tọa đàm: Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế – xã hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trải qua 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; khung pháp lý liên quan đến chính sách thu hút đầu tư đã cơ bản đầy đủ, được đánh giá là cạnh tranh so với các nước. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng qua các năm.

Tọa đàm diễn ra ngày 05/9/2024, tại thành phố Đà Nẵng dưới sự đồng chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, sau gần 40 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt trên 430 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người tăng đạt gần 4.300 USD, ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.

Trong quá trình đó, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tập thể là những bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển theo hướng vừa bổ trợ, vừa cạnh tranh, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Đề cập tới một số điểm nổi bật trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ, Việt Nam đã liên tục sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Luật PPP,… Điều này đã tạo ra một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam với hệ thống thủ tục minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng,… Việt Nam đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, từ giao thông, điện lực đến viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc vận hành và phát triển kinh doanh.

Cùng với đó, Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế; đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với các chính sách đúng đắn và hiệu quả, kịp thời của Việt Nam, khu vực đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng, là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước và tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước; góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước; Góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, tiệm cận dần các chuẩn mực quốc tế;…

Qua quá trình triển khai các chính sách thu hút FDI, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ rõ các bài học kinh nghiệm quan trọng. Một là, cần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường kinh doanh minh bạch: Đây là yếu tố quan trọng nhất để thu hút FDI, giúp nhà đầu tư yên tâm và dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư.

Hai là, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Chính sách phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ họ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này bao gồm cả việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu tài sản, và giải quyết tranh chấp.

Ba là, cần có sự linh hoạt và thích ứng trong xây dựng và điều chỉnh chính sách thu hút FDI; có khả năng thích ứng cập nhật và điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của thị trường quốc tế cũng như tình hình kinh tế trong nước.

Bốn là, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để thu hút FDI. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ thu hút nhà đầu tư mà còn giúp họ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Năm là, chú trọng khâu thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống; gắn chặt trách nhiệm thực thi công vụ ở tất cả các ngành, các cấp; đồng thời nâng cao năng lực khâu kiểm tra, giám sát; chống đầu tư chui, chuyển giá, vi phạm pháp luật về môi trường,…

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự thảo luận tại Tọa đàm. Ảnh: quochoi.vn

Về chính sách phát triển kinh tế tập thể, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Luật Hợp tác xã được Quốc hội thông qua năm 1996 đã tạo khung pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế tập thể. Đến nay, Luật Hợp tác xã đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2012 và gần đây nhất là năm 2023 để phù hợp với điều kiện, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam.

Luật HTX năm 2023 được sửa đổi, bổ sung rất toàn diện trên cơ sở của Luật HTX năm 2012, đã thể chế và cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương được nêu tại các Nghị quyết số 20-NQ/TW của Đảng như hoàn thiện các quy định về bản chất HTX, phát triển thành viên. Theo đó, mở rộng đối tượng tham gia, gồm cả thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và liên kết không góp vốn; bổ sung quy định Quỹ chung không chia là nguồn hình thành tài sản chung không chia mang tính đặc thù của mô hình HTX với quy định cụ thể mức trích lập quỹ tối thiểu từ thu nhập của giao dịch bên ngoài là 5% đối với HTX, 10% đối với liên hiệp HTX nhằm bảo đảm quỹ chung không chia, tài sản chung không chia không ngừng phát triển.

Xóa bỏ các rào cản, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho HTX thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho HTX khi ra nhập thị trường; trao quyền cho HTX, liên hiệp HTX tự quyết định các vấn đề sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế tập thể, như việc xác định mức cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi đáp ứng nhu cầu của thành viên, quyết định việc thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp; tăng tỷ lệ vốn góp tối đa của thành viên chính thức lên 30% vốn điều lệ đối với HTX, 40% vốn điều lệ với liên hiệp HTX; đa dạng hóa hình thức huy động vốn góp của thành viên (góp vốn bằng tiền, bằng quyền tài sản, bằng quyền khác đối với tài sản).

Cùng với đó là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành HTX; Phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tập thể từ thấp đến cao; củng cố, nâng cao vai trò của tổ chức đại diện: Bổ sung quy định về tổ hợp tác, làm rõ quyền, nghĩa vụ và việc đăng ký của tổ hợp tác; quy định rõ hệ thống Liên minh HTX Việt Nam là tổ chức đại diện nòng cốt, bảo vệ lợi ích cho tất cả tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX trên phạm vi cả nước; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể;…

Thứ trưởng cho biết thêm, trong thời gian vừa qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế tập thể, HTX tại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển và đạt được các kết quả lớn. Kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX là các tổ chức có tính cộng đồng cao, có vai trò quan trọng về mặt kinh tế, chính trị – văn hóa – xã hội, là một trong 4 thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Số lượng và chất lượng của các tổ chức kinh tế tập thể không ngừng được tăng lên. Tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 30.698 HTX (tăng 58,6% so với năm 2013), 137 liên hiệp HTX (tăng 191% so với năm 2013) và 71.500 tổ hợp tác (giảm 43,7% so với năm 2013); trong đó gần 65% là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 35% các HTX còn lại hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (giao thông vận tải, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, tín dụng, dịch vụ môi trường…). Ước năm 2024, Việt Nam có khoảng 34.000 HTX, 160 liên hiệp HTX và 73 nghìn tổ hợp tác.

Đến nay đã có khoảng gần 2.000 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất kinh doanh; trên 4.000 HTX nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản cho các hộ thành viên. Các HTX là chủ thể quan trọng trong phát triển các sản phẩm tiêu biểu của địa phương (OCOP), chiếm 41,5% tổng số chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP .

Khu vực kinh tế tập thể, HTX đã từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế của các hộ thành viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tính liên kết giữa các thành viên trong tổ chức kinh tế tập thể, HTX được tăng cường, cùng nhau hợp sức, góp vốn, chia sẻ nguồn lực, lợi ích, kinh nghiệm, tạo mối liên kết giữa các thành viên theo hướng cộng đồng, tương trợ để cùng phát triển, đồng thời, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế tập thể với nhau và với các thành phần kinh tế khác được mở rộng.

Kinh tế tập thể, HTX đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011-2020, khu vực kinh tế tập thể đóng góp khoảng 4% GDP, thu hút khoảng 6 triệu thành viên, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và thường xuyên. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế tập thể còn đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế hộ thành viên, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình (hiện đang chiếm khoảng 30% GDP cả nước).

Tọa đàm là dịp để Quốc hội Lào và Quốc hội Việt Nam cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Các thông tin và các bài học kinh nghiệm từ Tọa đàm sẽ đóng góp hữu ích, thiết thực cho mỗi quốc gia trong xây dựng hoặc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của hai nước trong tình hình mới./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-6/Thu-truong-Tran-Quoc-Phuong-tham-du-Toa-dam-Vai-trqwshzx.aspx

Cùng chủ đề

SỨC HÚT CỦA SỰ ĐỘC BẢN

Khi một thiết kế được tạo ra với dấu ấn riêng biệt, nó không chỉ đơn thuần là trang sức hay quà tặng, mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm những thông điệp và câu chuyện cá nhân của người sở hữu. Dấu Ấn Độc Bản Từ Trang Sức Trong thế giới mà sự đồng nhất lên ngôi, việc sở hữu một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân đang ngày càng được ưa chuộng. Từ những...

Ông Trump điện đàm với Tổng thống Biden, đổ lỗi phe Dân chủ về vụ bị ám sát hụt

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người tiền nhiệm Donald Trump về vụ cựu tổng thống bị ám sát hụt lần thứ 2. Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Emilie Simons, ông Biden và ông Trump đã có một “cuộc trò chuyện thân mật” chiều 16/9 (giờ Mỹ). Trong đó, lãnh đạo Nhà Trắng bày tỏ bản thân cảm thấy nhẹ nhõm khi biết ông Trump vẫn an toàn. Đáp lại,...

Nghi phạm ám sát ông Trump từng liên lạc với quân đội Ukraine

(Dân trí) - Nghi phạm ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đến Kiev và đề nghị giúp đỡ Ukraine. Nghi phạm Ryan Wesley Routh (giữa) (Ảnh: GoFundMe). Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, đã bị bắt vào ngày 15/9 sau khi Mật vụ Mỹ phát hiện ra ông có ý định ám sát cựu Tổng thống Donald Trump tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach, Florida. Các bài đăng trên mạng xã hội và một...

Ông Donald Trump và nghi án bị ám sát lần 2, tài sản tỷ USD ra sao?

Tài sản của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục giảm sau khi đã rớt mạnh sau cuộc tranh luận với bà Kamala Harris và kết quả kinh doanh thua lỗ của công ty Trump Media trước đó. Theo Forbes, tính tới ngày 16/9, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump có khối tài sản 3,9 tỷ USD, giảm 42 triệu USD (-1,1%) so với cuối tuần trước và chỉ còn xếp thứ 877 trên thế giới.  Tài sản của ông Donald Trump...

Bộ đội mũ nồi xanh Việt Nam mang Tết Trung thu đến trẻ em Abyei

TPO - Tại căn cứ Highway thuộc Phái bộ UNISFA, Đội Công binh số 2 của Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Vui rằm Trung thu 2024” cho trẻ em ở nhà thờ khu vực Abyei, nhằm lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc và chia sẻ yêu thương tới cộng đồng người dân địa phương. Theo Đội Công binh số 2 của Việt Nam (ĐCB số 2), trường học tại khu vực nhà thờ Abyei là nơi chăm sóc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh như bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe...

Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(MPI) – Tại Thông báo số 416/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp của Tổ Công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ đề xuất, kiến nghị của các Bộ,...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030

(MPI) - Ngày 12/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 968/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự án Luật Đầu tư công...

(MPI) - Sáng ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã chủ trì Hội thảo lấy ý kiến các Đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các đối tác phát triển là các tổ chức quốc tế, nhóm các ngân hàng phát triển, Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam cùng đại diện các đơn vị...

Bài đọc nhiều

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Ngành du lịch miền Bắc góp sức khắc phục hậu quả mưa lũ

Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đang tích cực quyên góp, hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ ở nhiều địa phương phía Bắc. Một số cơ sở lưu trú tại Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng đón tiếp miễn phí người dân và các đoàn thiện nguyện. ...

Indonesia ban hành quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Theo đó một số nội dung trọng tâm tại Quyết định này cần lưu ý: 1.Quy định mới về thông báo báo trước (Prior Notice) và thông báo Notification of Non-Compliance dành cho các công ty xuất khẩu nước xuất xứ, áp dụng cho các sản phẩm: động vật và các sản phẩm động vật, cá và các sản phẩm cá; thực vật và các sản phẩm thực vật. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện khai báo...

Công điện hỏa tốc về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện nhằm đảm …

Cơn bão số 3 vừa qua đã đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc với cường độ rất mạnh; hoàn lưu bão gây mưa lớn trên toàn bộ các tỉnh từ miền Bắc trở ra với tổng lượng từ 200 - 400mm, các tỉnh miền núi từ 400 - 600mm, có nơi trên 700mm. Nhiều hồ chứa thủy điện khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã phải xả lũ khẩn cấp để đảm bảo an...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Chào mừng Ngài Đại sứ Yaron Maver và các cán bộ của Đại sứ quán Israel đến làm việc với Bộ Công Thương, Thứ trưởng bày tỏ vui mừng đây là lần đầu tiên gặp và làm việc với Ngài Đại sứ, mong muốn sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận các nội dung thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách của Bộ Công Thương. Thứ trưởng cho rằng...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác ngành ô tô, cơ khí với CHLB Đức

Chủ trì Bàn tròn về phía Đức có ông Michael Bose trưởng phòng quan hệ quốc tế, kiêm giám đốc điều hành dự án hợp tác với Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam (BeCAN 2.0); về phía Việt Nam có ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và bà Đặng Thị Thanh Phương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Đức. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các cán bộ Hiệp hội và...

Xây dựng hình ảnh “Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn”

Để xây dựng hình ảnh "Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An đang đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù và bộ nhận diện du lịch khi được tỉnh công nhận; ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong bảo tồn,...

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị xuất quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh...

(Bqp.vn) - Sáng 16/9, tại Hà Nội, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ xuất quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 (BVDC2.6) và Đội...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán...

Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số cơ quan Tổng cục Chính trị

(Bqp.vn) - Chiều 16/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Cơ quan Tổng cục Chính trị. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Những tháng đầu năm 2024, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của Cơ quan Tổng cục...

Mới nhất

Ông Trump nói “ghét” Taylor Swift sau khi nữ ca sĩ ủng hộ bà Harris

(Dân trí) - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai nói "ghét" Taylor Swift, vài ngày sau khi nữ ca sĩ nổi tiếng bày tỏ sự ủng hộ với đối thủ của ông - Phó Tổng thống Kamala Harris. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nữ ca sĩ Taylor Swift (Ảnh: Getty).  Trong một bài đăng trên mạng xã...

Ông Trump đổ lỗi cho phe Dân chủ về việc mình bị ám sát

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/09 đã đổ lỗi cho các phát ngôn của phe Dân chủ dẫn đến việc mình bị ám sát.   Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin tức Fox News ngày 16/09, cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng các phát ngôn của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris là nguyên nhân...

HUD đang kinh doanh ra sao?

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Công ty TNHH (HUD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 với những kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty đạt gần 1.792 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước....

Mới nhất

HUD đang kinh doanh ra sao?