Trang chủPolitical ActivitiesThứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội thảo chia sẻ...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội thảo chia sẻ kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách”



(MPI) – Ngày 06/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo chia sẻ kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc. Tham dự Hội thảo có bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN); ông Vatcharin Sirimaneetham, Trưởng phòng Chính sách và Phân tích kinh tế vĩ mô, Ủy ban kinh tế – xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc cùng đại diện các bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: MPI

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao báo cáo Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” với nhiều kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời cho biết, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu SDG được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 và được xem là khung khổ dẫn dắt tiến trình phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn cầu, định hình xu hướng hợp tác giữa các quốc gia cũng như chiến lược hoạt động của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế và các cơ quan Liên hợp quốc trong giai đoạn 2015-2030.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu SDG tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành, lĩnh vực đã tích hợp toàn diện các mục tiêu SDG và đã chú ý và lồng ghép tốt hơn các nhóm yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ để bảo đảm tinh thần “Không ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030. Việt Nam luôn ý thức được rằng trụ cột về văn hóa, y tế, an sinh xã là những trụ cột đóng vai trò quan trọng việc thực hiện thành công SDGs.

Theo Rà soát quốc gia tự nguyện năm 2023, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định đối với SDG 1, SDG 6, SDG 9, SDG 10, SDG 16, SDG 17. Đồng thời kết quả tích cực đã được ghi nhận trên nhiều chỉ tiêu cụ thể trong một số lĩnh vực như chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tiếp cận điện năng… Việc đạt được những mục tiêu SDG của Việt Nam rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức nhe hiện nay. Kết quả nêu trên cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững ở cả phạm vi quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song, trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là đất nước đang phát triển, nguồn thực hiện phát triển cũng như thực hiện các mục tiêu SDG còn hạn chế. Trong đó, nguồn ODA giảm rõ rệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp; thu hút nguồn FDI vẫn tiếp tục tăng nhưng vẫn còn nhiều dư địa để thu hút dự án công nghệ cao để hướng tới phát triển bền vững; thu hút từ nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn còn hạn chế; còn nhiều dư địa lớn để nâng cao hiệu quả đầu tư vào các trụ cột văn hóa, y tế, giáo dục.

Với bối cảnh như vậy, Việt Nam còn nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phải làm phía trước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh; đồng thời đánh giá cao kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” với những quan điểm, định hướng là hướng đến xanh hơn thông qua đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng tái tạo phù hợp để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan.

Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của chính sách tài khóa toàn diện trong việc hỗ trợ thực hiện các mục tiêu SDG; lợi ích về môi trường khi đầu tư vào các lĩnh vực chuyển đổi quan trọng như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số; sự đánh đổi trong các lựa chọn chính sách và minh họa những tác động khác nhau theo quy mô, thành phần và tốc độ đầu tư; tầm quan trọng của đảm bảo hiệu quả trong chi tiêu công; cân bằng giữa quản lý hiệu quả nợ công và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn.

Hiện nay, các bộ, ngành và địa phương đang tập trung cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025, tổng kết kết quả thực hiện và đưa ra các định hướng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2026-2030, đồng thời, đang triển khai công tác đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 nhằm đưa ra định hướng mới cho triển khai thực hiện các mục tiêu SDG trong thời gian còn lại.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc mong muốn thông qua việc chia sẻ kết quả của Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho các bên liên quan trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của mình, đồng thời, tạo diễn đàn để cùng chia sẻ, trao đổi về các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu SDG trong chặng đường còn lại.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội thảo, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Đồng thời bày tỏ hy vọng, qua việc chia sẻ kết quả của Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” sẽ tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

Nghiên cứu do các chuyên gia của UN-ESCAP trực tiếp thực hiện trong vòng hơn một năm vừa qua dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô do UN-ESCAP phát triển để hỗ trợ cho các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thiết kế gói chính sách phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu COVID-19. Đối với Việt Nam, các kịch bản chính sách được lựa chọn để mô phỏng trong Nghiên cứu này bao gồm hướng tới nền kinh tế xanh hơn; giảm nghèo, bất bình đẳng và an sinh xã hội; và hướng tới tăng trưởng dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.

Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đầu tư để đẩy nhanh tiến độ SDG và cho biết, Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên đều tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ và sẽ cùng nỗ lực để thực hiện các mục tiêu SDG thông qua các chính sách và hành động khẩn cấp, mang tính trọng tâm, chuyển đổi. Theo đó, bà Pauline Tamesis nêu những phân tích, khuyến nghị như: cần có những ưu tiên về thu hút đầu tư nhằm đóng góp vào tăng trưởng GDP, tạo thêm nhiều việc làm, giảm phát thải, tăng cường chất lượng không khí; về việc cần thiết đầu tư vào vốn con người thông qua các trụ cột quan trọng như y tế, giáo dục, an sinh xã hội; đầu tư vào công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Ảnh: MPI

Hội thảo được nghe các thông tin chuyên sâu liên quan đến kết quả nghiên cứu như tài trợ cho SDGs từ phân tích tăng cường về tính bền vững của nợ công của ESCAP; các phát hiện và khuyến nghị chính từ Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách”. Qua các bài trình bày nhằm giúp hiểu rõ tình hình, thách thức và cơ hội liên quan đến việc tài trợ cho các ưu tiên phát triển quốc gia và các mục tiêu SDG ở khu vực và Việt Nam; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất liên quan đến việc đẩy nhanh tài trợ cho SDG. Từ đó đề xuất các biện pháp chính sách khả thi, các sáng kiến và thực tiễn có thể mở rộng quy mô tài trợ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi SDG tại Việt Nam, dựa trên các phát hiện và khuyến nghị từ Nghiên cứu.

Những phát hiện qua nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của can thiệp chính sách chủ động và có mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Trên lộ trình phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam, những thông tin chuyên sâu từ nghiên cứu này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng và lập kế hoạch chiến lược./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-11-6/Thu-truong-Nguyen-Thi-Bich-Ngoc-tham-du-Hoi-thao-cnj4j7d.aspx

Cùng chủ đề

Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra các mục tiêu trọng tâm năm 2025

(ĐCSVN) - Năm 2025, Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra 07 nhóm với 29 chỉ tiêu chi tiết, cùng với 09 nhóm nhiệm vụ giải pháp, các mục tiêu trọng tâm 2025. Mới đây, Công ty Điện lực Bình Chánh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Đảng, Công tác Sản xuất kinh doanh, hoạt động Công đoàn và Đoàn Thanh niên năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. Hội thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 10385/BKHĐT-KTCNDV gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ Quốc phòng, an ninh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi giúp khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, Ban Chỉ đạo đã chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp...

Khu vực kinh tế tập thể tiếp tục phát triển

(MPI) - Năm 2024, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, các giải pháp bình ổn nguyên nhiên liệu đầu vào của Chính phủ và hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, sự phục hồi của nhu cầu quốc tế đã hỗ trợ cho khu vực KTTT tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Phú Quốc đặt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025

Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Trần Minh Khoa cho biết, năm 2025, thành phố đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 17,26% so với năm 2024; trong đó, khách quốc tế đạt 1 triệu lượt khách, tăng 3,9%. ...

Toàn cảnh bức tranh tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đặt ra và thực hiện từ lâu nhưng chưa hiệu quả. Vậy ngoài đòn bẩy kinh tế thì còn phương án nào để tối ưu? Hai tuần sau Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết Nghị quyết 18/2017, nhiều bộ, ngành, địa phương đã công bố dự kiến kế...

Quy hoạch tỉnh Bình Phước:

(MPI) - Với chủ đề “Bình Phước, điểm đến hấp dẫn”, ngày 14/12/2024 tại Bình Phước đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP ...

Cùng chuyên mục

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. Hội thảo...

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024. Diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), triển lãm là một hoạt động trọng điểm, tạo điểm nhấn mang nhiều...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 – Mang thông điệp “Hòa bình – Hợp tác

(Bqp.vn) - Diễn ra từ ngày 19 - 22/12, đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, với thông điệp “Hòa bình - Hợp tác - Cùng phát triển”, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024 có sự tham gia của 66 đoàn đại biểu quốc tế và hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng...

Tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 10385/BKHĐT-KTCNDV gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. ...

Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/122024). Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự buổi gặp mặt. ...

Mới nhất

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. ...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng...

Mới nhất