Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm việc với tỉnh Thái Nguyên về...

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm việc với tỉnh Thái Nguyên về khắc phục thiệt hại bão số 3

Ngày 14/9, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm và làm việc với tỉnh Thái Nguyên về khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.

Tại đây, đoàn đã đến thăm và tặng quà tại Trường Mầm non Túc Duyên, Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên (thành phố Thái Nguyên) và làm việc với Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên.

Đoàn công tác Bộ GDĐT thăm Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên (Thành phố Thái Nguyên)

Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên Nguyễn Thị Sáu cho biết: Năm học 2024-2025, nhà trường có 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 15 lớp học với tổng số 600 học sinh. Sau cơn bão số 3 đã bị ngập sâu toàn bộ khuôn viên nhà trường độ sâu khoảng 1,5m bao gồm toàn bộ khu phòng học, khu phòng chức năng, toàn bộ khu vực nhà hiệu bộ, sân trường, sân thể dục dẫn đến cơ sở vật chất của nhà trường bị thiệt hại nặng nề.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường đã và đang tiến hành dọn dẹp, vệ sinh trường lớp, sửa chữa các đồ dùng, cơ sở vật chất, học liệu tại nhà trường để khắc phục dần, đảm bảo an toàn để đón học sinh quay trở lại nhà trường sớm nhất.

Trường Mầm non Túc Duyên nằm gần vùng nước xoáy trong cơn bão số 3 nên đồ chơi, trang thiết bị ngoài lớp học bị trôi dạt. Hiệu trưởng nhà trường Đỗ Thị Thanh Thảo chia sẻ, hệ thống cơ sở vật chất trong các lớp học, tài liệu, trang thiết bị điện tử tại nhà trường bị ngập nước và hư hỏng nặng. Đến thời điểm này, nhà trường đã dọn rửa được bùn đất, vệ sinh trong ngoài lớp học và các phòng chức năng, vệ sinh, khử khuẩn, đảm bảo an toàn và dự kiến cho trẻ trở lại trường vào ngày 16/9.

Đoàn công tác Bộ GDĐT thăm Trường Mầm non Túc Duyên (Thành phố Thái Nguyên)

Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác, Giám đốc Sở GDĐT Thái Nguyên Phạm Việt Đức thông tin: Tính đến thời điểm ngày 13/9, toàn tỉnh có 2 học sinh thiệt mạng, 93 trường bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với ước tính thiệt hại khoảng hơn 23 tỷ đồng. Trong đó có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình phụ trợ khác.

Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng liên quan chủ động kiểm tra tình hình thiệt hại, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ để khắc phục hậu quả, đồng thời tuyên truyền tiếp tục thực hiện các biện pháp gia cố, chằng chống các tài sản, cơ sở vật chất khác… để ứng phó với mưa, lũ sau bão và đảm bảo an toàn khi thiên tai tiếp tục xảy ra.

Đoàn công tác làm việc với Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên

Sở GDĐT, Công đoàn ngành GDĐT đã thực hiện thăm hỏi và hỗ trợ thực phẩm thiết yếu cho 80 học sinh trường THPT Chuyên ở lại ký túc xá nhà trường do không thể về nhà tại thời điểm nhà trường bị cô lập do nước lũ dâng cao; thăm hỏi động viên cán bộ giáo viên các trường và nhân dân trong vùng lũ thuộc TP Thái Nguyên, huyện Phú Bình, TP Phổ Yên…

Các phòng GDĐT đã khẩn trương tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo và hoàn thành công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3, mưa, lũ sau bão gây ra tại các cơ sở giáo dục, với quyết tâm sớm đưa học sinh trở lại trường và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học 2024-2025.

Công tác khắc phục hậu quả do ngập lụt, đặc biệt là tại thành phố Thái Nguyên, có sự hỗ trợ của chính quyền, các cơ quan trên địa bàn, lực lượng quân sự địa phương, Đoàn thanh niên, các thầy cô giáo của các trường, các địa phương không bị ngập lụt. Các cơ sở giáo dục bị ngập nước đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh và phun khử khuẩn.

Đoàn công tác trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ với những khó khăn, tổn thất, đồng thời đánh giá cao công tác khắc phục khẩn trương, kịp thời thiệt hại do cơn bão số 3, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục rà soát, phối hợp, hỗ trợ, khắc phục những thiệt hại do cơn bão, mưa lũ gây ra. Đặc biệt phải rà soát về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn, đầy đủ trang thiết bị trước khi đón học sinh trở lại trường.

Thứ trưởng cũng lưu ý với ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên về vai trò quan trọng, cần thiết của công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ năng ứng phó trước những tình huống bất ngờ, bão lũ thiên tai cho giáo viên, học sinh và xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại Thái Nguyên, đoàn công tác của Bộ GDĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường chịu thiệt hại và gia đình có học sinh thiệt mạng do bão số 3.

 

Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9784

Cùng chủ đề

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11, UBND TP. Phổ Yên tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ và tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), nằm trong quần thể Di tích lịch sử Lý Nam Đế gồm đền Mục, chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng tại phường Tiên Phong. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-di-tich-den-tho-ly-nam-de-110332.html

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện. ...

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Nuôi lợn bằng bột trà xanh ở Thái Nguyên, lợn khỏe, lợn đẹp, thịt ngon cỡ nào mà người ta tò mò?

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao nhận thức Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Bắc Trung bộ

Ngày 2/11, tại Trường Đại học Hồng Đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường...

Khung năng lực số góp phần phát triển nguồn nhân lực số cho đất nước

Ngày 1/11, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân. ...

Bộ GDĐT làm việc với Ủy ban Dân tộc về quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục

Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc về một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng, Phó Chủ...

Tập huấn nâng cao năng lực về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục

Trong hai ngày (31/10, 1/11), tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Tập huấn đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên. ...

“Học sinh không đợi lớn mới tuân thủ, thực thi pháp luật”

Đó là một trong những từ “không” được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong phát biểu tại Lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) sáng 31/10. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel vì thành tích giành ngôi vô địch 2 năm liên tiếp tại Pwn2Own - một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới. Ngày 25/10, đội ngũ Viettel Cyber Security giành ngôi vô địch...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS,...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. ...

Mới nhất