Trang chủNewsDu lịchThu phí tham quan phố cổ có khả thi?

Thu phí tham quan phố cổ có khả thi?


UBND TP.Hội An (Quảng Nam) vừa ban hành phương án về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An. Theo đó, từ ngày 15.5, du khách phải mua vé tham quan tại các quầy vé trước khi vào khu phố cổ. Vé vẫn giữ nguyên mệnh giá hiện hành (120.000 đồng/vé dành cho khách quốc tế, 80.000 đồng/vé dành cho khách nội địa). Thời gian bán vé từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 30 vào mùa hè và đến 21 giờ vào mùa đông.

Thu phí tham quan phố cổ có khả thi? - Ảnh 1.

Du khách tham quan phố cổ Hội An

Để kiểm soát thu phí, sẽ có 2 lối đi riêng tại các đường chính vào khu phố cổ, dành cho người dân địa phương và cho du khách. Hội An cũng sẽ bổ sung, mở rộng không gian đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” cho tuyến đường Phan Chu Trinh. Phố đi bộ và xe không động cơ cũng sẽ thực hiện xuyên suốt từ 9 – 21 giờ 30 hằng ngày vào mùa hè và đến 21 giờ vào mùa đông (thay vì tạm dừng trong khung 11 – 15 giờ như hiện nay).

Chủ tịch thành phố Hội An: ‘Thu tiền vé là để đảm bảo công bằng cho tất cả du khách’

KHÔNG “NGĂN SÔNG CẤM CHỢ”?

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An, cho biết từ năm 1995 đến nay, phương án phát hành vé tham quan chung cho cả “vùng lõi” khu phố cổ Hội An (khu vực 1) đã nhiều lần thay đổi, cải tiến phương thức. Phương án này được UNESCO châu Á – Thái Bình Dương đánh giá cao, cho đây là “mô hình mang nhiều ưu điểm” vì quản lý được nguồn vé, tránh tiêu cực xảy ra tại điểm di tích, kiểm soát số lượng khách tham quan. Với giá 120.000 đồng/vé dành cho khách quốc tế và 80.000 đồng/vé dành cho khách nội địa, mỗi du khách có một ô vé chung để tham quan cảnh quan không gian khu phố cổ, được tham quan và trải nghiệm lối sống của người Hội An với những sinh hoạt hằng ngày, những trò chơi dân gian, xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền trên mỗi góc phố suốt từ 7 – 22 giờ… Du khách cũng tự chọn cho mình điểm đến thuộc nhiều loại hình di tích trong 22 điểm tham quan tiêu biểu. Đối với khách nước ngoài, ô vé tự chọn từ 6 điểm, khách VN là 3 điểm.

Thu phí tham quan phố cổ có khả thi? - Ảnh 2.

Hội An dự kiến thu phí 120.000 đồng/vé dành cho khách quốc tế và 80.000 đồng/vé dành cho khách nội địa

Ngoài ra, TP.Hội An cũng có một số ưu đãi như khách tham quan đi theo đoàn do các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch tổ chức thì có cơ chế miễn giảm. Một số ưu đãi “ngoại lệ” khác: Khách có chương trình tham quan và lưu trú tại Hội An vài ba ngày, tấm vé tham quan sẽ không chỉ bó hẹp trong 24 giờ mà có giá trị trong suốt thời gian lưu trú.

Theo ông Lanh, thực chất vé tham quan không phải dành cho toàn bộ phố cổ Hội An, mà chỉ giới hạn trong khu vực 1 của khu phố cổ, tức “vùng lõi” rộng 4 km2 với đậm đặc mật độ di tích kiến trúc nghệ thuật, công trình tín ngưỡng, dân dụng. “Quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ Hội An được xem như một “bảo tàng sống” về kiến trúc, về lối sống đô thị. Do vậy, mọi vấn đề hành xử với phố cổ mấy chục năm qua đều được đặt trong tầm nhìn tổng thể và cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng trên tất cả các lĩnh vực”, ông Lanh khẳng định.

Travel blogger Đinh Hằng: ‘Thu phí vào Hội An sẽ khiến khách du lịch quay lưng’

Có một thực tế, lượng khách vào phố cổ Hội An nhưng không mua vé khiến khu di sản này quá tải. Trong số đó, nhiều du khách chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” rồi đùa giỡn, xả rác, gây mất trật tự. “Việc kiểm soát vé là giữ lại những dòng khách đàng hoàng cho một điểm đến thân thiện, để du lịch Hội An bài bản, công bằng và bình đẳng hơn với tất cả du khách”, ông Lanh chia sẻ.

Theo thống kê, sau đại dịch Covid-19, từ tháng 3.2022 đến nay, du lịch Hội An phục hồi rất nhanh, có giai đoạn thậm chí “vỡ trận”. Số liệu ghi nhận từ các bãi giữ xe năm 2022 cho thấy, tổng lượt khách vào phố cổ hơn 1 triệu lượt khách, nhưng chỉ có 300.000 khách mua vé.

Cho dù địa phương giải thích việc mua vé tham quan chỉ áp dụng ở khu vực 1, nhưng kế hoạch này vẫn tạo ra nhiều luồng thông tin trái chiều. Trên các trang mạng xã hội, có người ủng hộ vì cho đây là “công cụ” để kiểm soát bớt tình trạng quá tải hiện nay, nhưng có người không đồng tình vì cho rằng lợi bất cập hại, “tận thu”.

Anh Nguyễn Huy Hoàn (32 tuổi, một du khách đến từ Hà Nội) cho hay việc buộc mua vé vào phố cổ là tạo sự công bằng cho tất cả du khách, nhưng sẽ không ai chịu vào phố cổ Hội An để sáng ăn một ổ bánh mì, chiều uống ly cà phê, tối đi dạo phố ngắm đèn lồng, nhà cổ mà mất 3 lần mua vé cả. “Nếu TP.Hội An buộc tất cả du khách phải mua vé vào phố cổ thì sẽ mất nhiều hơn được, kéo theo đó lượng du khách đến Hội An sẽ giảm dần”, anh Hoàn nói.

CẤP “CĂN CƯỚC PHỐ CỔ” CHO NGƯỜI DÂN

Bà Nguyễn Thị Thu (58 tuổi, ở xã Cẩm Thanh, TP.Hội An) ủng hộ chủ trương phải mua vé, nhưng vẫn lo ngại có xáo trộn. “Vậy thì ai muốn vào thăm người thân bị ốm, đám tang… cũng phải mất tiền mua vé hay sao?”, bà Thu đặt câu hỏi.

Ông Trần Văn Khoa, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Jack Tran Tours, đề xuất nên áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, khi mọi người đến điểm soát vé thì chỉ cần máy quét tự động thì sẽ nhận dạng được đâu là người dân Hội An, đâu là du khách.

Trước băn khoăn của nhiều người, đại diện lãnh đạo TP.Hội An cho rằng sẽ có phương án 2 làn lưu thông tại điểm soát vé trước khi vào phố cổ. Trước đây, du khách và người dân địa phương đều đi chung nên rất khó kiểm soát vé, gây phiền hà cho khách và mất an toàn. Bây giờ sẽ tách ra thành 2 làn, một dành cho người dân, một dành riêng cho du khách. Người dân địa phương cứ ra vào thoải mái, không ai kiểm soát, cũng không phải mua vé; riêng làn của du khách thì phải soát vé. “Từ nay đến ngày 15.5, thành phố sẽ làm từng bước. Trước hết, tập hợp các nội dung để họp với các đơn vị lữ hành, lắng nghe ý kiến của họ. Sau đó, Hội An sẽ họp bàn với người dân để lấy ý kiến, để họ hiến kế, tư vấn thêm cho chính quyền vì người dân là chủ nhân của di sản”, ông Lanh nói.

Nhưng làm sao phân biệt đâu là dân phố cổ, đâu là người “có lý do chính đáng”, đâu là du khách? Theo lãnh đạo TP.Hội An, nếu là người phố cổ Hội An thì nhân viên kiểm soát vé sẽ biết. Với người ở địa phương khác đến mà chưa mua vé, nhân viên soát vé sẽ hỏi đi đâu, mục đích gì; nếu tham quan thì sẽ nhắc nhở họ mua vé để phục vụ tốt hơn. Riêng đối với người thăm đau, tác nghiệp, nghiên cứu… thì ra vào bình thường, không yêu cầu mua vé. “Để phân biệt người dân phố cổ và du khách, sắp tới địa phương sẽ tiến tới quét mã, cấp căn cước phố cổ (thẻ riêng) cho người dân”, ông Lanh nói thêm.

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, cho rằng mức phí hiện chưa tương xứng với giá trị của một di sản. Ở nhiều nơi khác, mức phí tham quan còn cao hơn và đa phần khách quốc tế ủng hộ, sẵn lòng đóng góp cho di sản. Về kế hoạch bắt buộc mua vé khi vào tham quan phố cổ Hội An, ông Thủy cho rằng vấn đề là cách TP.Hội An sẽ ứng xử, tổ chức thu phí thế nào để đảm bảo công bằng; nhất là công khai, minh bạch cho du khách thấy số tiền mình đóng góp đã quay lại với công tác bảo tồn di tích ra sao.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho hay hiện nay Sở vẫn chưa nhận được phương án về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An. Tuy nhiên, liên quan đến thu phí, lệ phí, vé tham quan… và quản lý, bảo tồn, trùng tu, phát huy các giá trị đô thị cổ Hội An thì tỉnh Quảng Nam đã phân cấp cho TP.Hội An. “Việc bán vé phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật”, ông Hồng nói.

Thu phí ở Khu du lịch quốc gia Núi Sam cũng bị phản ứng

Khu du lịch (KDL) quốc gia Núi Sam (TP.Châu Đốc, An Giang) có diện tích gần 1.487 ha, là khu du lịch tâm linh nổi tiếng với Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu… Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 4 triệu lượt khách du lịch, là nguồn thu lớn cho địa phương và động lực trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh An Giang.

Từ năm 2006 đến nay, du khách đến KDL quốc gia Núi Sam và Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam để hành hương, cúng lễ phải mua vé tham quan với giá 20.000 đồng/người/vé.

Hiện nay, việc tổ chức thu phí, vị trí đặt trạm thu phí do Ban Quản lý KDL quốc gia Núi Sam triển khai. Thế nhưng, 3 trạm thu phí của đơn vị này đều được bố trí tại 3 tuyến chính đường vào Miếu Bà Chúa xứ, bất chấp từ trước đến nay xung quanh Núi Sam có hàng trăm hộ dân, doanh nghiệp và hàng ngàn gia đình sinh sống, làm ăn. Khi người dân phản ứng cho rằng chỉ đi ngang qua KDL quốc gia Núi Sam để vào nhà người thân hoặc vào thăm người thân quanh Núi Sam thì nhân viên Ban quản lý KDL Quốc gia Núi Sam thường tỏ vẻ khó chịu.

Anh Nguyễn Thanh Tài (39 tuổi, tài xế xe 16 chỗ), chở khách du lịch từ H.Cai Lậy (Tiền Giang) đến vía Bà Chúa xứ Núi Sam, cho biết: “Đến Châu Đốc chủ yếu là thắp hương cho Bà để cầu nguyện, nhưng muốn vô miếu Bà phải tốn 20.000 đồng/người. Tôi thấy bỏ thu phí sẽ hay hơn”. Anh Nguyễn Trung Nhân (ngụ Q.8, TP.HCM) nêu quan điểm: “Cách dựng rào chắn chặn xe thu phí vừa phản cảm, vừa bất tiện, vì lái xe phải xuống xe mua vé, vừa trả tiền xong thì cũng nhân viên khác đứng ngay quầy vé xé luôn vé mới mua để kiểm soát!”.

Tiến sĩ Ngô Quang Láng, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT-DL An Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, cho rằng Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam là điểm hành hương tâm linh nổi tiếng với nghi thức thờ mẫu dân gian, mà đã là tín ngưỡng dân gian thì cần tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân đến đây. Việc thu phí tham quan tất cả những người đi ngang qua là kiểu “gạn chài bắt cá” cần xem xét lại.

Ngày 20.12.2022, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã có thông báo kết luận về phương án thu phí tham quan tại KDL quốc gia Núi Sam. Theo đó, Tỉnh ủy giao UBND tỉnh An Giang phối hợp TP.Châu Đốc bố trí trạm thu phí bảo đảm khoa học, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng hoạt động đi lại của người dân. UBND tỉnh An Giang đã có văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL chủ trì với các sở, ngành về việc xây dựng Đề án quản lý và sử dụng nguồn thu phí tham quan KDL quốc gia Núi Sam để tham mưu tỉnh trình HĐND tỉnh An Giang.

 Trần Ngọc



Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam vào top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho du khách

Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre đã mở cuộc khảo sát để chọn ra top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho khách du lịch, trong đó có Việt Nam. Cuộc khảo sát của Flight Centre đã phân tích phản hồi từ hơn 170.000 du khách từ Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada và Vương quốc Anh để xác định 10 quốc gia được đánh giá cao nhất trong năm 2024. Theo đó, Việt Nam có trong top...

Sau bao năm, “hồn” Trung thu giữa thành phố nhộn nhịp thay đổi ra sao?

Những hoạt động truyền thống ngày Trung thu được tái sinh trong “hình hài” mới vừa khơi gợi sự háo hức vốn có, vừa mang lại những cảm xúc mới mẻ. ...

Ngân hàng chuẩn bị rao bán khách sạn Lụa Hội An, giá từ 240 tỷ đồng

Theo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An (VietinBank Hội An), tài sản sắp rao bán là quyền sử dụng đất và công trình khách sạn gắn liền; toàn bộ trang thiết bị của khách sạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh khách sạn của Công ty TNHH Khách sạn Lụa Hội An. Khách sạn này nằm trên thửa đất số 123, tờ bản đồ số 30, khối 3 (nay là khối Tu...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’

Ngay sau khi tỏa sáng trong màu áo CLB Bình Dương với cú đúp mở màn V-League 2024 - 2025, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã vinh dự nhận giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' của T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2024. Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" ẢNH: NVCC Được biết, giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (T.Ư Hội LHTN Việt Nam) khởi xướng...

Bài đọc nhiều

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Các điểm du lịch miền Bắc mở cửa đón khách trở lại sau bão Yagi

Sa Pa – Khắc phục thần tốc Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng tại miền Bắc, đã nhanh chóng phục hồi sau những tác động do hoàn lưu bão số 3 và chào đón du khách trở lại. May mắn ít bị ảnh hưởng...

Lễ hội Nghinh Ông – Nét đẹp văn hóa của người dân biển Cần Giờ

Ngoài chương trình lễ hội truyền thống, điểm nhấn ý nghĩa trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 là hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Đông đảo du khách và người dân tham dự Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế QuânBình Thuận: Đặc sắc Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân 2024Sóc Trăng: Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút...

Ảnh: Giới thiệu chương trình xúc tiến Du lịch

Thực hiện: Nam Nguyễn | 16/09/2024 ...

Mở ra những cơ hội mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam

Sáng 16/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chủ trì buổi họp báo. Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh, Tổng biên tập Báo Văn Hóa Nguyễn Anh Vũ đồng...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa gắn với sáng tạo

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025. Sự kiện là cơ hội tốt để tỉnh Thừa Thiên Huế dần khẳng định vị trí của địa phương trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng và bản đồ du lịch thế giới nói chung. Huế...

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung thu hút hàng chục vạn du khách theo đạo Cao Đài

Tối 17/9, hàng vạn người theo đạo, du khách, cùng người dân trong tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tề tựu về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024Tòa thánh Cao đài Tây Ninh tổ chức Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2022Ban Tôn giáo Chính phủ mừng đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đạo Cao ĐàiĐại lễ Hội yến...

Hai bộ xương cá Ông ở đảo Lý Sơn được xác nhận lớn nhất Việt Nam

Được biết, Di tích Lăng Tân - nơi bảo tồn hai bộ xương cá Ông luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá đảo núi lửa Lý Sơn. Năm 2023, Lý Sơn đón...

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón hơn 4,9 triệu lượt khách

Trong đó, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) là 4.792.064 lượt người, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2023; Cửa khẩu Bắc Luân II là 190.177 lượt người. Trong số 4.792.064 lượt người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) có 2.397.218 lượt người nhập cảnh, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2023 và 2.394.846 lượt người xuất cảnh, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tại Cửa khẩu...

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn “HorecFex Việt Nam 2024”

Chiều 17/9, Liên Chi hội Khách sạn Việt Nam, Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng tổ chức lễ công bố sự kiện triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn "HorecFex Việt Nam 2024".Với chủ đề "Dẫn dắt tương lai ngành khách...

Mới nhất

00:31:38

Nghĩa đồng bào

Cả nước đón trung thu giữa lúc đang phải dồn sức khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi lịch sử. Trong khó khăn, hoạn nạn, sự yêu thương và tình người luôn sáng mãi. Thiêng liêng lắm hai chữ "ĐỒNG BÀO". Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ đến những câu chuyện thấm thía về nghĩa đồng...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Ai Cập

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Di trú và Kiều dân Ai Cập Badr Abdelatty vào chiều 17/9. Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty gửi lời chia buồn sâu sắc...

Chi tiết trách nhiệm hộ gia đình về phòng cháy chữa cháy

Lực lượng công an tuyên truyền phòng cháy chữa cháy đến từng người dân. Ảnh: Chu Dũng Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21.10.2024 để xem xét 39 nội dung, trong đó có dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).Theo Điều 7 dự thảo luật, PCCC&CNCH...

Những cải tiến mới nhất của Microsoft 365 Copilot

DNVN - Microsoft vừa chính thức công bố những cải tiến lần thứ hai của công cụ Microsoft 365 Copilot, kết hợp web, công việc và pages thành một hệ thống thiết kế hoàn...

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024: Pallet từ xơ dừa và phế phẩm nông nghiệp

Từ phế phẩm nông nghiệp như vỏ dừa, vỏ trấu, vỏ cà phê, vụn gỗ…, những tấm pallet thành hình khởi nguồn từ một start-up ra đời để sản xuất, nghiên cứu giải pháp thay thế nhựa bằng phế phẩm nông nghiệp...

Mới nhất

00:31:38

Nghĩa đồng bào