Trong gần 4.000 tân sinh viên năm nay của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, có 99 em từng đạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi cấp quốc gia các môn, trong đó 11 em đạt giải Nhất.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, những năm đại học là cột mốc đánh dấu chặng đường học tập mới của sinh viên – ngắn hơn so với những năm phổ thông hay cuộc sống sau này nhưng vô cùng quan trọng. 

khai giảng đh sư phạm (2).JPG
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Thanh Hùng

Theo ông Sơn, 4 năm đại học không dài, chỉ đủ cho các em tích lũy những hành trang học vấn nghề nghiệp cơ bản để vào đời. Vì vậy sự nỗ lực, dốc sức học tập trong những năm đại học là yếu tố có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất trong giai đoạn này. 

“Khi chưa dành hết sức cho học tập, các em đang làm mất cơ hội cuộc sống của chính mình. Khi ta dành công sức tối thiểu, kết quả đạt được cũng sẽ là tối thiểu. Dù cha mẹ có nêu tấm gương đẹp nhất, thầy cô nỗ lực cao nhất, cuối cùng sự nỗ lực của bản thân mới quyết định việc các em học được bao nhiêu và học như thế nào. Chỉ khi đã nỗ lực hết sức mới có thể mong đợi có đủ kiến thức, kỹ năng để tự lập, tạo lập cuộc sống và điều khiển vận mệnh của mình”, ông Sơn chia sẻ. 

Vị hiệu trưởng cũng chúc các tân sinh viên một cuộc sống sinh động, nhiều trải nghiệm, nhiều ý nghĩa và nỗ lực cao nhất để trưởng thành về con người và nghề nghiệp.

khai giảng đh sư phạm (4).JPG
Em Nguyễn Thanh Xuân (thủ khoa khối C00 toàn quốc năm 2024, theo học ngành Sư phạm Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đại diện cho các tân sinh viên khóa 74 tặng hoa cho Hiệu trưởng Nguyễn Đức Sơn. Ảnh: Thanh Hùng

Tại buổi lễ, nhà trường cũng tổ chức vinh danh các tân sinh viên có thành tích xuất sắc trong kỳ tuyển sinh năm 2024. Trong số này có em Nguyễn Thanh Xuân, một trong những đồng thủ khoa tổ hợp khối C00 toàn quốc năm 2024 với 29,75 điểm (Văn 9,75 điểm; Lịch sử 10; Địa lý 10 điểm), trúng tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) – ngành học có mức điểm chuẩn cao nhất cả nước năm 2024 (29,3 điểm).

Thanh Xuân (cựu học sinh lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) từng là thành viên của đội tuyển dự thi học sinh giỏi của tỉnh Bắc Ninh và cũng từng giành giải Nhất quốc gia với môn Lịch sử.

Thanh Xuân cho hay, em quyết định chọn theo ngành sư phạm bởi cảm nhận sự tâm huyết, ân cần của các thầy cô giáo trong suốt hành trình học tập của mình. Nữ sinh cho rằng, chặng đường bản thân và các bạn sẽ phải trải qua có thể gặp vô vàn khó khăn và thử thách. “Hãy hiểu rõ bản thân: Mình là ai? Là người như thế nào và thực sự muốn điều gì? Hãy luôn giữ trong mình ý chí, nghị lực để vượt qua tất cả”, Thanh Xuân nhắn nhủ tới các tân sinh viên đồng khóa.

Hiệu trưởng Sư phạm: Hơn 9,7 điểm/môn vẫn trượt 'là quy tắc của sự lựa chọn'

Hiệu trưởng Sư phạm: Hơn 9,7 điểm/môn vẫn trượt ‘là quy tắc của sự lựa chọn’

Với việc có 2 ngành điểm chuẩn lên tới 29,3, tức bình quân mỗi môn thí sinh đạt hơn 9,7 điểm vẫn có thể trượt, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã có những giải đáp.
Hơn 9,7 điểm mỗi môn vẫn có thể trượt trường Sư phạm, vì đâu?

Hơn 9,7 điểm mỗi môn vẫn có thể trượt trường Sư phạm, vì đâu?

Năm nay, điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đều tăng, thậm chí có 2 ngành lên tới 29,3 điểm, tức bình quân mỗi môn thí sinh phải đạt hơn 9,7 điểm mới đỗ.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2024

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2024

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn năm 2024 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.