Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThủ khoa ĐH Y dược TP.HCM nhận học bổng toàn phần vẫn...

Thủ khoa ĐH Y dược TP.HCM nhận học bổng toàn phần vẫn lo ‘đứt gánh’ ước mơ


Thủ khoa trường y với nỗi lo việc học đứt gánh giữa đường - Ảnh 1.

Nguyễn Lê Minh Chương (thứ hai từ phải) được PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan – phó hiệu trưởng Trường đại học Y Dược TP.HCM – trao học bổng thủ khoa đầu vào tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Nguyễn Lê Minh Chương (học sinh lớp 12L Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long), thủ khoa đầu vào ngành Kỹ thuật hình ảnh y học trong kỳ tuyển sinh năm 2024, đã được vinh danh tại lễ khai giảng vừa qua của Trường đại học Y Dược TP.HCM.

Nhưng anh tân sinh viên vẫn nặng trĩu nỗi lo việc học bị đứt gánh giữa đường.

Cha mẹ làm lụng còng lưng khi con vô trường danh giá

Khi mọi người chìm trong giấc ngủ, nhiều đêm trong căn nhà nhỏ ở ấp Thanh Thủy (xã An Phước, huyện Mang Thít, Vĩnh Long), vẫn nghe văng vẳng tiếng máy may. Hơn 2 tháng nay, bà Lê Thị Dương Tâm (45 tuổi, mẹ của Chương) suốt ngày ngồi chong đèn miệt mài làm việc bên chiếc máy may.

Bà Tâm tâm sự: “Vợ chồng tôi có đứa con trai duy nhất là thằng Chương. Cả nhà lâu nay sinh sống nhờ vào chiếc máy may này và tiền công lao động thuê của chồng tôi.

Nhìn mức học phí 46 triệu đồng/năm của Trường đại học Y Dược TP.HCM, nghe nói các năm sau sẽ cao hơn nữa, hai vợ chồng tôi xác định phải ‘cày’ nhiều hơn để kiếm thêm ít tiền, lo cho con ăn học được ngày nào hay ngày đó”.

Thủ khoa trường y với nỗi lo việc học bị đứt gánh giữa đường - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Dương Tâm cố gắng làm việc nhiều hơn để kiếm tiền lo cho con học đại học – Ảnh: CHÍ HẠNH

Ông Nguyễn Minh Triết (47 tuổi, ba của Chương), trước đây làm thợ hàn, thường làm việc tại các công trường ngoài trời, phải đối mặt với nắng mưa. Đến nay ông đã hai lần bị tai nặng lao động, gãy ngón trỏ bàn tay trái vào năm 2007 và một lần bị thương nghiêm trọng ở bàn chân trái vào năm 2019.

Do tiếp xúc với ánh lửa hàn nhiều năm, mắt ông nhìn không còn tỏ. Sức lao động giảm sút, ông không làm được việc nặng nữa.

“Giờ chồng tôi chỉ làm được mấy việc nhẹ, trong xóm ai thuê làm gì nấy. Hổm rày thằng Chương lên TP.HCM nhập học, ổng cũng chạy vạy khắp nơi để tìm việc làm kiếm thêm ít đồng nên ít khi ở nhà”, bà Tâm cho biết thêm.

Mỗi ngày, bà Tâm làm việc cực lực lắm mới kiếm được 70.000 – 80.000 đồng tiền công may quần áo. Nhưng điều khiến bà lo lắng là sức khỏe của mình ngày càng giảm sút, đang mắc đủ bệnh bướu cổ cường giáp, bướu sợi tuyến, mắt bị cườm nước.

Cách đây ít ngày, bà phải đi bắn cườm mắt, thị lực giảm sút nhiều nên cũng ảnh hưởng lớn đến công việc may đo. Do vậy, thu nhập của gia đình cũng ngày càng ít đi.

“Ngày nào may mắn thì tui may được 2 bộ, kiếm được hơn 100.000 đồng tiền công. Còn chồng tôi nếu ai kêu đi làm thì có thêm được 250.000 đồng/ngày. Lúc thằng Chương đậu trường y, tui lo lắm, muốn nó ở quê học sư phạm cho đỡ chi phí.

Nhưng nghĩ lại hai vợ chồng tôi đều ít học, giờ con vào đậu thủ khoa vào trường y danh giá nên ráng chịu cực thêm chút… Chỉ mong con được học hành đến nơi đến chốn để đời nó không khổ như cha mẹ”, bà Tâm nói.

Thủ khoa trường y với nỗi lo việc học bị đứt gánh giữa đường - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Dương Tâm bên những bằng khen, giấy khen về thành tích học tập, thi cử của con trai – Ảnh: CHÍ HẠNH

Học sinh trường chuyên, chọn ngành y học hạt nhân, xạ trị để chữa tuyến giáp cho mẹ

Cậu học trò nước mắt rưng rưng khi nhắc đến ba mẹ: “Vì lo cho con ăn học mà ba mẹ tôi vất vả lắm”. Nhà có 2 công đất trồng tắc để trang trải phần nào chi phí sinh hoạt. Ngoài giờ học, Chương thường miệt mài cắt tắc phụ giúp ba mẹ đến bong từng lớp da tay.

“Những trái tắc do chính tay ba tôi trồng như từng trái hy vọng, trái niềm tin mà ba mẹ dành cho tôi. Xác định học là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công, tôi luôn cố gắng để đạt kết quả tốt nhất có thể”, Chương nói.

Hôm cầm giấy báo trúng tuyển đại học trên tay, tâm trạng Minh Chương vui buồn lẫn lộn với nỗi lo tiền đâu ăn học. Vì số tiền học phí và chi phí nhập học khá lớn, vượt quá khả năng của gia đình.

Dù đập ống heo lấy tiền tích cóp Chương nhận được từ tiền thưởng học sinh giỏi, học bổng suốt 3 năm phổ thông trường ở chuyên, cũng chưa đến một nửa số tiền phải đóng khi nhập học.

Nhưng cánh cửa đại học cuối cùng cũng hé mở với Minh Chương tin báo Trường đại học Y Dược TP.HCM sẽ được cấp học bổng toàn phần năm học đầu tiên cho thủ khoa ngành.

Đã nhập học được gần hai tháng, Chương bảo được ngồi trên giảng đường như một giấc mơ, nhưng hiện vẫn nặng trĩu nỗi lo việc học bị đứt gánh giữa đường.

Chương cho biết: “Điều khiến tôi lo nhất là cha mẹ ở quê sẽ thêm vất vả kiếm tiền lo cho tôi ăn học. Mẹ thường xuyên bị bướu cổ hành hạ, luôn khó thở và đau ngực. Trong khi sức khỏe của ba cũng không còn được như trước”.

Cũng vì lo cho sức khoẻ cha mẹ, cậu học sinh trò chuyên lý lại yêu thích ngành y. Từ khi tìm thấy được ngành học yêu thích của mình như vậy, Chương đã phải bắt đầu lại từ số 0, vừa ôn thi học sinh giỏi vừa ôn luyện cho ước mơ học y của mình…

“Tôi học chuyên lý, nên không tự tin chọn ngành y khoa. Trong khi ngành kỹ thuật hình ảnh có chuyên ngành xạ trị, y học hạt nhân điều trị cho những người bị bướu cổ, tuyến giáp… Tôi muốn học ngành này để sau này chữa trị cho mẹ”, Chương chia sẻ.

Thủ khoa trường y với nỗi lo việc học bị đứt gánh giữa đường - Ảnh 5.

Tân sinh viên Nguyễn Lê Minh Chương (giữa) trên giảng đường Trường đại học Y Dược TP.HCM – Ảnh: TRẦN HUỲNH

“Mong hỗ trợ một học sinh ưu tú để em phát huy tài trí”

Thầy Lê Trung Nhân – giáo viên chủ nhiệm của Chương suốt 3 năm tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Vĩnh Long) – kể về cậu học trò mình: “Hồi năm lớp 10, tôi đọc danh sách nhận lớp thấy thiếu em Nguyễn Lê Minh Chương. Tôi iên hệ gia đình mới biết mẹ Chương không cho học trường chuyên vì sợ lên thành phố ở xa nhà, tốn kém chi phí. Sau khi nhà trường vận động, bà Tâm mới cho con lên học trường chuyên”.

Thầy Nhân đánh giá Chương là học sinh rất giỏi, nhất là khối tự nhiên, dù bạn có hoàn cảnh, điều kiện học tập không bằng các các bạn cùng trang lứa. “Suốt 3 năm tôi làm chủ nhiệm, Chương luôn là học trò tự lực vươn lên, chịu khó và là học sinh của đội tuyển học sinh giỏi tỉnh.

Em còn đạt được rất nhiều chứng nhận, giấy khen cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lý, giải nhất học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh, tham gia kỳ thi học sinh quốc gia năm học 2023-2024…).

Nghe tin học trò mình đậu thủ khoa Trường đại học Y Dược TP.HCM, tôi rất mừng. Mong mọi người hỗ trợ để em ấy tiếp tục phát huy tài trí, thay đổi cuộc sống và giúp ích cho xã hội”, thầy Nhân nói.

Ông Lê Hồng Hải – bí thư kiêm trưởng ấp Thanh Thủy, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nơi Chương cư trú, cho biết gia đình em thuộc diện khó khăn, cha mẹ mất sức lao động.

“Trước đây, trong xóm không ai để ý đến Chương, nhưng sau này khi em học trường chuyên và tham gia đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh thì xóm giềng mới biết. Cha mẹ của Chương sống rất chuẩn mực. Do sức khỏe và tai nạn lao động nên gia đình thu nhập rất bấp bênh. Mấy lần tôi đi thu tiền thuế, phí hằng năm, mẹ em Chương mới tâm sự khó khăn.

Ở góc độ địa phương, tôi chỉ hỗ trợ được cho cháu vay vốn ngân hàng chính sách để đi học. Nhưng đối với ngành y dược, số tiền này cũng không thấm vào đâu. Tôi cũng mong mọi người, tổ chức nào đó giúp cho cháu nó hoàn thiện mơ ước. Vì cháu nó ham học

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phầntập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacamcòn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 8.



Nguồn: https://tuoitre.vn/thu-khoa-dh-y-duoc-tp-hcm-nhan-hoc-bong-toan-phan-van-lo-dut-ganh-uoc-mo-2024101519570662.htm

Cùng chủ đề

Điều gì sưởi ấm trái đất này nhiều nhất?

Khi báo Tuổi Trẻ thực hiện học bổng Tiếp sức đến trường 2024 cho tân sinh viên nghèo trên 63 tỉnh thành, chúng ta có dịp hiểu sâu sắc về lòng tốt của con người. ...

Bằng bác sĩ răng hàm mặt của Việt Nam có chuyển đổi ở Úc được không?

Có bằng bác sĩ răng hàm mặt ở Việt Nam khi qua Úc có được chuyển đổi để hành nghề bác sĩ nha khoa hay không? Câu chuyện của một bác sĩ người Việt sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho những...

Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của một học trò vừa nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024. Trao học bổng cho sinh viên...

Nữ SV nghèo kiện tướng quốc gia karate được KTX Cỏ May tài trợ, ĐH kinh tế TP.HCM tặng học bổng

Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài viết về Nguyễn Đỗ Như Hằng - tân sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, đã có nhiều cánh tay dang ra giúp đỡ, tặng học bổng cho nữ sinh nghèo kiện tướng quốc gia karate này. ...

Khánh thành 2 tượng đài y học miền Nam

Hai tượng đài y học miền Nam được khánh thành và đặt tại khuôn viên Trường ĐH Y dược TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HLV Myanmar: ‘Chỉ Thái Lan mới là đối thủ của tuyển Việt Nam’

Phát biểu sau trận thua 0-5 ở ASEAN Cup 2024, HLV Myo Hlaing Win chúc đội tuyển Việt Nam may mắn trong cuộc đua vô địch với Thái Lan. HLV Myo Hlaing Win ở cuộc họp báo sau trận - Ảnh: N.K Myanmar đã để thua đội tuyển Việt Nam 0-5 ở lượt cuối bảng B ASEAN Cup 2024 diễn ra vào tối 21-12 trên sân Việt Trì. Mở đầu buổi họp báo sau trận đấu, HLV Myo Hlaing Win gửi lời chúc mừng...

Metro định tuyến lại đường đi học, đi làm

Ngày 22-12-2024 không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hạ tầng giao thông của TP.HCM mà sẽ là ngày mới được chờ đợi bấy lâu, ngày thay đổi cuộc sống của bao người, bao gia đình. Sáng nay (22-12) các nhà ga thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu đón khách - Ảnh: C.TUẤN Tuyến đường 20km từ Thủ Đức vào khu vực trung tâm TP sẽ rất gần với metro và các...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. Thông tư 68 của Bộ...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo và các hạng mục nhận diện thương hiệu của HCMC Metro lại do một nhóm sinh viên tái thiết kế...

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ...

Giảm bao nhiêu tiền trong chi phí học tập?

Nếu từ năm học 2025-2026, trẻ mầm non dưới 5 tuổi ở TP.HCM được miễn học phí, phụ huynh sẽ giảm được một khoản tiền trong chi phí học tập của con em. Việc miễn học phí này còn có ý nghĩa trong...

Bài luận đặc biệt giúp nam sinh Hà Nội giành học bổng Mỹ hơn 7,5 tỷ đồng

Ví mình từng giống như “người ngoài hành tinh”, có thế giới nội tâm là một hành tinh xa lạ chưa ai đặt chân tới, Nam Khánh kể về hành trình thay đổi bản thân, nhờ đó góp phần chinh phục đại học khai phóng hàng đầu nước Mỹ. Trần Nam Khánh, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội), vừa nhận kết quả trúng tuyển sớm vào Colby College, ngôi trường thuộc top 25...

Thí sinh nhận ‘mưa’ giải thưởng Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

TPO - Chiều 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). TPO - Chiều 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). Dự lễ bế mạc có anh Lê Hải Long, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch...

Mới nhất

Bên trong nhà máy Z111: Nơi ra lò súng, đạn ‘made in Việt Nam’

Với các quốc gia, thông tin về vũ khí trang thiết bị - khí tài quân sự, luôn được coi là bí mật. Nhân 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, một số thành tựu về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí quân sự được công bố và lần đầu tiên, Báo Thanh...

Chuyên gia Indonesia cay đắng: ‘Trình độ HLV Shin Tae-yong quá bình thường’

"Tôi không muốn phân biệt nhưng có thể thấy chiến thuật của HLV Shin Tae-yong chẳng phát huy tác dụng gì nếu không được hỗ trợ bởi cầu thủ nhập tịch. Trình độ của ông ấy không được thể hiện. Nếu không có cầu thủ nhập tịch mà Liên đoàn bóng đá Indonesia triệu tập, HLV Shin Tae-yong...

“Từ nhân dân mà ra” là cuốn hồi ký nổi tiếng của ai?

Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta-quân đội kiểu mới và mang trong mình truyền thống, đặc điểm con người, đất nước, văn hóa Việt Nam.

Mới nhất