Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có...

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?


Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Thủ khoa Võ Nguyễn Anh Thư trong lễ tốt nghiệp mới đây của Trường ĐH Luật TP.HCM

Điểm trung bình 9,21-cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập trường

Trường ĐH Luật TP.HCM hôm 18.8 tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (Q.Phú Nhuận). Tại đây, Võ Nguyễn Anh Thư, sinh viên ngành luật hệ chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, đã thay mặt hơn 1.400 bạn bè cùng trang lứa phát biểu trước toàn trường. Thư là thủ khoa đầu ra với điểm trung bình 9,21- cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập trường.

“Trước giờ tôi đều cố gắng hết mình vì muốn tốt hơn bản thân trong quá khứ, chứ không đặt mục tiêu trở thành thủ khoa. Nhưng khi đạt được danh hiệu này, tôi rất trân trọng và xem đây là động lực lớn để tiếp tục phát triển”, cựu học sinh Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP.HCM) bộc bạch.

Trước khi trở thành thủ khoa, Thư đã là “tấm gương sáng” trong mắt bạn học. Cô đã đạt thành tích sinh viên xuất sắc các năm học 2021-2022 và 2022-2023, sau đó là sinh viên xuất sắc toàn khóa học vào năm cuối cùng. Nữ sinh cũng liên tục nhận học bổng khuyến khích học tập từ Trường ĐH Luật TP.HCM và sau đó là học bổng Asean Study Tour tại Singapore vào năm 2022.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Anh Thư, người đạt điểm cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập Trường ĐH Luật TP.HCM

Luôn giữ kỷ luật và kiên trì với bản thân

Để đạt được các thành tích này, theo nữ sinh viên, là tìm ra một phương pháp phù hợp, và quan trọng hơn là thái độ học tập tích cực. Thư cho biết trong suốt thời gian học, cô luôn giữ kỷ luật và kiên trì với bản thân, như đặt ra các việc phải làm trong ngày và cố gắng hoàn thành nó đúng hạn. “Tôi không muốn trì hoãn vì càng trì hoãn sẽ càng lười”, Thư nhận định.

Ngoài ra, mỗi chương bài giảng cô đều duy trì học 4 lần, gồm tự đọc tài liệu, nghe giảng trên lớp, ôn lại sau khi kết thúc một chương, một nội dung và ôn tập lại khi thi. Thư thường ôn thi những kiến thức tổng quát trước để nắm vững cơ bản, sau đó mới ôn sâu, chủ động tìm hiểu và lý giải những kiến thức mới, vấn đề mới chưa được giảng dạy để lấy điểm ở các câu nâng cao.

Theo Thư, việc chủ động cũng vô cùng quan trọng. Ngoài chủ động khi nghiên cứu kiến thức, sinh viên cũng cần chủ động phát biểu ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân và đây chính là kỹ năng nữ sinh TP.HCM luôn chú ý trau dồi.

Biến hạn chế thành lợi thế

Thư chia sẻ, luật là một trong số các ngành cô quan tâm và hướng đến khi ở lớp 12. Tuy nhiên, vì nhút nhát, ngại giao tiếp và sợ đám đông nên Thư vẫn chưa nghĩ sẽ theo ngành luật cho đến tận ngày cuối cùng, sau khi nghe gợi ý từ người thân. “Tuy là quyết định hơi vội vàng nhưng hiện tại tôi lại thấy đúng đắn, vì tôi đã tìm được một niềm đam mê khác và có được những trải nghiệm rất quý giá”, nữ thủ khoa bộc bạch.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Anh Thư (thứ 4 từ phải qua) với bạn bè cùng lớp

Thư chia sẻ rất thích cảm giác tìm hiểu được lý do vì sao các điều luật lại quy định, sửa đổi và vì sao luật của các nước lại khác nhau ở cùng một vấn đề. Và theo Thư, việc hiểu rõ bản chất, tinh thần pháp luật và cách áp dụng pháp luật quan trọng hơn rất nhiều so với việc học thuộc lòng, nhớ từng chi tiết và từng điều khoản.

Sau thời gian học tại trường, Thư nhận định dù đã tự tin hơn trước rất nhiều nhưng vẫn là một người hướng nội, yêu thích sự riêng tư và kín đáo. “Tính cách hướng nội đôi khi cũng là lợi thế lớn vì tôi có sự điềm tĩnh khi giải quyết một vấn đề, lắng nghe thấu đáo, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chuẩn bị tốt trước khi hành động. Đây cũng là những điều mà người theo đuổi ngành luật nên có”, Thư nói.

Một lời khuyên khác mà nữ sinh viên muốn dành cho các bạn khóa dưới là mỗi người sẽ có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, vì thế không nên so sánh bản thân mình với người khác, “chỉ cần mình tốt hơn bản thân trong quá khứ, đó cũng là một loại thành công”.

Từng đứng lớp Anh Thư, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thái Hy, giảng viên Khoa Luật quốc tế Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết thầy “ấn tượng mạnh” với nữ sinh về tinh thần, thái độ học tập. “Mặc dù em ấy mới bắt đầu học tiếng Pháp khi bước chân vào giảng đường ĐH nhưng Thư luôn nổi bật trong các lớp luật chuyên ngành học bằng tiếng Pháp. Trong cuộc sống, em luôn vui vẻ, hòa nhã và vô cùng kiên nhẫn với bạn học”, thạc sĩ Hy nói.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 4.

Anh Thư trong buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Thạc sỹ Hy nhận định Thư luôn kiên định với mục tiêu đề ra, không vì khó khăn trước mắt hay vì thành tựu đã đạt được mà sao nhãng. Thư đã thể hiện những phẩm chất đó rất rõ khi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoàn toàn bằng tiếng Pháp, với một chủ đề vô cùng thách thức liên quan đến pháp luật và công nghệ, thầy Hy nói. Và điều này đã giúp nữ sinh đạt được số điểm gần tuyệt đối: 9,75.

Về định hướng trong thời gian tới, Thư nói muốn trau dồi ngoại ngữ để có thêm nhiều cơ hội và trải nghiệm. Cô dự định sẽ tiếp học cao học, và một trong những phương án cô cân nhắc là chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với trường ĐH tại Pháp của Trường ĐH Luật TP.HCM.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-khoa-cao-diem-nhat-lich-su-truong-dh-luat-tphcm-co-gi-dac-biet-185240821083448004.htm

Cùng chủ đề

Bài phát biểu của nữ thủ khoa Trường ĐH Hoa Sen khiến nhiều người bật khóc

(NLĐO) – Chưa đầy 24 giờ đăng tải, đoạn clip quay cảnh một nữ thủ khoa chia sẻ trong lễ tốt nghiệp đã thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận. ...

TP.HCM tham gia mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO: Thêm cơ hội học tập cho người dân

TP.HCM đang xây dựng mạng lưới thành phố học tập toàn cầu theo bộ tiêu chí của UNESCO. Người dân sẽ có nhiều cơ hội tham gia học tập suốt đời và thêm nhiều kỹ năng của thời đại công nghệ số. Trao đổi...

TP.HCM hướng dẫn người dân đăng ký danh hiệu công dân học tập

Bước vào mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM đang đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy học tập ở nhiều cấp độ như công dân học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập… Ngày 30-10, tại hội nghị sơ...

Thủ khoa học 19 tiếng mỗi ngày, bị ám ảnh bởi điểm số

(Dân trí) - Lúc ôn thi đỉnh điểm, Lê Nguyễn Phước Lộc, thủ khoa Trường Đại học Sức khỏe (Đại học Quốc gia TPHCM), học 19 tiếng/ngày. Với số điểm 1.048/1.200, Lê Nguyễn Phước Lộc trở thành thủ khoa trường Đại học Khoa học Sức khỏe (ĐHQG TPHCM) năm 2024, bằng phương thức đánh giá năng lực. Với ước mơ trở thành bác sĩ, Lộc chọn ngành y khoa, cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất tại trường năm...

Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc (Cao khảo) được mệnh danh là một trong những cuộc thi khốc liệt nhất thế giới. Để đạt điểm vừa đủ đỗ vào đại học đã là điều khó khăn, hiếm thí sinh nào mơ đến việc đạt điểm tuyệt đối tại kỳ thi này.Thế nhưng Hà Bích Ngọc (SN 1985) lại làm được điều đó. Cô gây chấn động truyền thông vì xuất sắc đạt điểm tuyệt đối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Mới nhất