Trang chủKinh tếNông nghiệpThứ cây đặc sản "hở một tí là thơm" này đang giúp...

Thứ cây đặc sản “hở một tí là thơm” này đang giúp dân một xã ở Sơn La tăng thu nhập thấy rõ


Clip: Xây dựng sản phẩm OCOP, hướng thoát nghèo cho nông dân vùng cao

Sản phẩm OCOP, khâu đột phá trong việc phát triển nông nghiệp

Sau nhiều lần lỡ hẹn, vào những ngày đầu tháng 7, khi có những cơn mưa nặng hạt, báo hiệu một mùa canh tác bội thu đến với người dân vùng cao, chúng tôi mới có dịp trở lại xã Phổng Lập, một trong những xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Tiếp chúng tôi, ông Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, người mới nhận công tác tại xã Phổng Lập, với nhiều trăn trở mong muốn người dân bớt khó khăn, có cuộc sống ổn định và sung túc hơn.

Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập chia sẻ: Xã Phổng Lập cách trung tâm huyện Thuận Châu 19km, địa bàn chủ yếu là đồi núi, dân cư sống tản mát, không tập trung, đường giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Xã Phổng Lập có 13 bản với 3 dân tộc chủ yếu là người Thái, Kháng và Khơ Mú. Toàn xã có hơn 1.200 hộ với trên 600 nhân khẩu, trong đó có đến 423 hộ nghèo, chiếm 34,42%; cận nghèo 195 hộ, chiếm 15,87%. Đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn.

Thứ cây đặc sản

Phổng Lập là một trong những xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Với những khó khăn bộn bề như vậy, xã Phổng Lập xác định, phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của địa phương là con đường giúp nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Xác định được hướng đi, vấn đề đặt ra đối với Phổng Lập hiện nay là phải triển khai các nhiệm vụ đó như nào để hoàn thành được mục tiêu đặt ra.

“Để có được những kết quả rõ nét trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Song song với những chủ chương, chính sách của cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương, rất cần sự đồng hành cùng nông dân, các tổ chức chính trị, đoàn thể, đảng viên là nông dân”, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập nói.

Thứ cây đặc sản

Lãnh đạo xã Phổng Lập khảo sát vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình quả mắc khén đạt chuẩn OCOP. Ảnh: Văn Ngọc

Năm 2024, Đảng ủy xã Phỏng Lập đã lựa chọn xây dựng mô hình “Quả mắc khén đạt chuẩn OCOP”, đây là một trong những khâu đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc thù của cây mắc khén xã Phổng Lập về chất lượng thì rất thơm, phù hợp với khí hậu ở đây, cây phát triển tốt, quả rất sai. Do vậy, xã Phổng Lập có tiềm năng và lợi thế để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Và trên thực tế, khi đến mùa thu hái, ra sản phẩm thì người dân tiêu thụ quả mắc khén này rất là tốt. Giá cũng rất ổn định. Nhiều địa phương ở huyện khác, xã khác cũng đến mua.

Mắc khén là loại cây đã có ở địa bàn xã Phổng Lập từ lâu. Có những cây mắc khén cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng, do là loại cây tự nhiên, không cần người trồng, chăm bón, lại không thể sinh tồn nếu có các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, nên dù có giá trị kinh tế cao hơn một số cây trồng khác của địa phương, cây mắc khén cũng chưa được chú trọng đầu tư, phát triển.

Thứ cây đặc sản

Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc, có mùi thơm dịu chứ không mạnh như hạt tiêu, không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Ảnh: Văn Ngọc

Tìm cách xây dựng sản phẩm OCOP

Cũng theo Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, những năm gần đây, phát hiện ra tiềm năng, lợi thế của loại cây này, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Thuận Châu, Đảng ủy xã Phổng Lập đã tích cực nghiên cứu, khảo sát cụ thể mật độ, số lượng và diện tích của cây. Từ đó, xây dựng các mô hình phát triển phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương. Đặc biệt, đã triển khai mô hình “Quả mắc khén đạt OCOP”, đưa mắc khén trở thành một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của địa phương. 

Lựa chọn được cây trồng phù hợp để xây dựng thương hiệu, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Chủ chương này đã được triển khai đến các bản, chi bộ bản để người dân được tiếp cận và triển khai có hiệu quả. Và chỉ cách đây hơn 2 tháng, vào ngày 26/4, Hợp tác xã Nông nghiệp Phổng Lập cũng đã được thành lập.

Thứ cây đặc sản

Xã Phổng Lập hướng dẫn nông dân cánh thu hái, bảo quản hạt mắc khén. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Lò Văn Hoan, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Để đưa được sản phẩm quả mắc khén ra thị trường và để có được một thương hiệu riêng, thì chúng tôi cũng đưa vào những sản phẩm OCOP của huyện. Thứ nhất là để tạo ra một sản phẩm có thương hiệu riêng, có giá trị cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai nữa là để mang lại nguồn lợi cho bà con. Thời gian tới, phải có một vùng nguyên liệu. Sau đó là đưa ra quy trình sản xuất, đóng gói bao bì sản phẩm. Sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường để kết nối với thị trường, tạo ra thương hiệu riêng cho sản phẩm mắc khén của Phổng Lập.

Quyết phải tạo ra một sản phẩm có thương hiệu riêng, có giá trị cạnh tranh trên thị trường, mang lại nguồn lợi cho bà con, Đảng ủy xã Phổng Lập đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của địa phương. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Các ủy, chính quyền trên địa bàn phối hợp với phòng NN&PTNT huyện lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP đối với quả mắc khén. Hơn 350 đảng viên ở 19 chi bộ tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản phẩm phát triển và hoàn thiện sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, giúp bà con nông dân từng bước làm quen với kinh tế hàng hóa.

Thứ cây đặc sản

Quả mắc khén được phơi khô. Ảnh: Văn Ngọc

Sản phẩm OCOP, giúp nông dân nâng cao thu nhập

Trên địa bàn bản Ban Lềm có khoảng 10ha cây mắc khén mọc tự nhiên. Sản lượng đạt trên 10 tấn quả tươi mỗi năm, với giá thành giao động từ 35.000 – 60.000đ/kg. Hướng đến xây dựng quả mắc khén thành sản phẩm OCOP, bà con trong bản thường xuyên được cán bộ chuyên môn các cấp và chi ủy chi bộ bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn cách chăm sóc, thu hái mắc khén đúng kỹ thuật để sản phẩm quả mắc khén đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Lò Văn Lả, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Năm 2015 trở về đây, các hộ trồng cây cà phê và cây chè mới trồng xen cây mắc khén. Cây mắc khén giúp bà con phát triển kinh tế, bán được giá, tiêu thụ thì cũng dễ, có thương lái tới tận bản thu mua. Cây mắc khén cho thu nhập cao gấp 3 lần so với sản xuất cây chè với cây cà phê. Trong thời gian qua, được cấp ủy, chính quyền, UBND xã tuyên truyền cho bà con nhân dân là sản phẩm OCOP sẽ được giá sản phẩm cao hơn, mà thu nhập nó cũng cao hơn.

Cũng theo Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, thực hiện chủ chương của Đảng ủy xã Phổng Lập, để nâng cao giá trị của hạt mắc khén, cũng như xây dựng thương hiệu hạt mắc khén trở thành sản phẩm OCOP, chi bộ bản đã vận động bà con nhân dân tập trung chăm sóc, khai thác, cũng như bảo tồn khi khai thác cây mắc khén ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng đẩy mạnh trồng mới thêm diện tích cây trồng này.

Thứ cây đặc sản

Xã Phổng Lập đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân chăm sóc cây mắc khén. Ảnh: Văn Ngọc

Gia đình anh Quàng Văn Liên ở bản Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trước đây cũng trồng chè và cà phê như các hộ dân khác ở địa phương. Từ ngày được các cán bộ xã và chi ủy chi bộ phân tích về giá trị kinh tế của cây mắc khén, anh và gia đình cũng chú ý nhiều hơn đến loại cây này. Từ đó đến nay, gia đình anh có thêm một nguồn thu nhập nữa.

Anh Liên chia sẻ: Hiện tại cây mắc khén nhà tôi có khoảng 30 – 35 cây. So với các cây trồng khác thì cây mắc khén không cần chăm sóc vì nó là tự nhiên. So với cây chè và cây cà phê thì cây mắc khén thu được lợi nhuận dễ hơn và làm dễ dàng hơn. Không bón phân, không phun thuốc, cứ đến mùa là mình đi thu về bán thôi, giá trị cao hơn so với các cây khác. Gia đình chúng tôi mong muốn sau này sẽ được nhân rộng để chúng tôi có thu nhập ổn định hơn, đầu ra ổn định hơn.

Thứ cây đặc sản

Việc xây dựng sản phẩm OCOP từ quả mắc khén góp phận xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo ông Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trên địa bàn xã Phổng Lập hiện có tổng diện tích cây mắc khén đạt hơn 30ha, với số lượng trên 5.000 cây. Nhiều hộ gia đình đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích các cây giá trị kinh tế thấp, dần thay thế bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có cây mắc khén. Một số địa bàn cũng bắt đầu thử nghiệm trồng cây mắc khén, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc khén.

Đảng ủy, Ủy ban cũng phải tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nhân rộng, trồng nhiều cây mắc khén. Nghiên cứu để cây mắc khén khi bói hoa, bói quả có sản lượng cao hơn và tốt hơn. Khi thành sản phẩm OCOP sẽ mang lại thu nhập ổn định cho người trồng và nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao được thu nhập cho người dân ở khu vực xã Phổng Lập.

Thực tế tại Đảng bộ xã Phổng Lập cho thấy, lựa chọn, nhân rộng các mô hình phù hợp trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo được sự đồng thuận và niềm tin trong nhân dân. Nhờ đó, không chỉ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc. Đây được coi là “đệ nhất gia vị Tây Bắc” – là linh hồn của các nhiều món ăn ngon vùng Tây Bắc như chẩm chéo, trâu gác bếp…

Mắc khén có mùi thơm dịu chứ không mạnh như hạt tiêu, không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Mắc khén được dùng nhiều trong ẩm thực của người dân vùng cao, là loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào miền Tây Bắc. Nó được dùng để ướp cho các món nướng như: cá nướng, gà nướng, thịt nướng… để át mùi tanh và tăng phần hấp dẫn cho món ăn.

Mắc khén cũng được dùng cho nhiều món khác như chiên, kho; tẩm ướp thịt sấy khô, thịt gác bếp, thịt hun khói; cho vào nước chấm. Mắc khén cũng được dùng để chấm cùng xôi nếp nương. Đặc biệt, đây còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món đặc sản của người Tây Bắc – chẩm chéo.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-cay-dac-san-ho-mot-ti-la-thom-nay-dang-giup-dan-mot-xa-o-son-la-tang-thu-nhap-thay-ro-20240708174916029.htm

Cùng chủ đề

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Với quy mô 60 gian hàng, Festival làng nghề kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954-28/8/2024) và 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên...

TP Hồ Chí Minh tuyên dương “Nông dân tiêu biểu” lần thứ 17 năm 2024

Ngày 9/10, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024). Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã phát biểu ôn lại truyền thống Hội Nông dân Việt Nam gắn với từng thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Những đóng góp của tổ chức Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh...

OCOP Hậu Giang: Bún khô Huỳnh Đức

Trong bối cảnh phát triển nông thôn bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung mạnh mẽ vào chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), coi đây là chìa khóa để khai thác tối đa tiềm năng của địa phương và gia tăng...

Livestream 3 tiếng, ‘Chợ phiên OCOP’ chốt hơn 600 đơn hàng

HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Là một học trò xuất sắc

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh lá thư tay với nội dung mong muốn được hỗ trợ cho một bạn học cùng lớp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục được đến trường. Được biết, người viết bức thư...

Cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ cô giáo xoắn tai, đập lưng học sinh lớp 1 thâm tím

Mới đây, Trường Tiểu học Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã có báo cáo tường trình UBND và Phòng GDĐT thị xã Bỉm Sơn về vụ việc giáo viên của nhà trường đánh học sinh. Cụ thể vào lúc 9h thứ Sáu ngày 11/10,...

Bí đỏ, quả ngon ăn tốt cho não, cải thiện trí nhớ, một xã ở Trà Vinh trồng thành công, bán hút hàng

Đây là vụ thứ 2 (chỉ sản xuất vụ màu đông - xuân) được doanh nghiệp liên kết với nông dân xã Hàm Giang, huyện Trà Vũ (tỉnh Trà Vinh) trồng bí đỏ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bí đỏ theo...

Trường ĐH Thủ Dầu Một lý giải nguyên nhân thu học phí tín chỉ thực hành 37 tỷ đồng

Lý do Trường ĐH Thủ Dầu Một thu học phí tín chỉ thực hành gấp 1,5 lần tín chỉ lý thuyếtNhững ngày gần đây, việc Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) thu học phí chưa phù hợp quy định 37 tỷ đồng đã gây xôn...

Bài đọc nhiều

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Cả làng ở Tiền Giang làm tuyến đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm, dân tha hồ chụp hình

Xây dựng tuyến đường hoa nông thôn mới ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm nâng chất các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là việc duy trì, nâng chất tiêu chí 17 về môi trường và an...

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao nhất lịch sử, doanh nghiệp cà phê làm ăn lỗ lãi thế nào?

Xuất khẩu cà phê cao chưa từng có, nhiều doanh nghiệp lại thua lỗ Kết thúc niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 11,3% so với niên vụ trước, nhưng kim ngạch thu về đạt kỷ lục hơn 5,4 tỷ USD. Hiện giá cà...

Con ruốc, con động vật bé tí ti nhảy búa xua ở đảo Phú Quốc Kiên Giang, vớt bán 90.000 đồng/kg

Dụng cụ bắt ruốc chỉ cần có lưới ô nhỏ tầm 1-1,5mm là tha hồ kéo ruốc. Những người chuyên nghiệp hơn sẽ chạy ghe kéo lưới ruốc để có sản lượng nhiều hơn.Anh Nguyễn Văn Khương, người dân ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc...

Một xã của Yên Bái đang có giải pháp gì để tạo đà cho đích đến nông thôn mới kiểu mẫu?

Tân Hợp là xã vùng I của huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) có diện tích tự nhiên 6290,92 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 1.337 hộ với 5.009 nhân khẩu, được chia thành 6 thôn, trong đó...

Cùng chuyên mục

Bí đỏ, quả ngon ăn tốt cho não, cải thiện trí nhớ, một xã ở Trà Vinh trồng thành công, bán hút hàng

Đây là vụ thứ 2 (chỉ sản xuất vụ màu đông - xuân) được doanh nghiệp liên kết với nông dân xã Hàm Giang, huyện Trà Vũ (tỉnh Trà Vinh) trồng bí đỏ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bí đỏ theo...

Diễn đàn Nông dân Quốc gia 2024: Đôi điều lắng đọng

Bà con mình suốt đời bám rừng bám biển, bám sông bám suối, tề tựu về tham dự một diễn đàn không theo khuôn mẫu, không nặng tính hình thức, hành chính, thứ bậc. Bà con mình mà, khách sáo làm gì!Về với chuỗi sự kiện...

Đây là hồ nước ngọt nhân tạo mới nhất của tỉnh Bình Thuận, cảnh sắc đẹp như phim

Nhiều du khách nói với nhau rằng, hồ Sông Lũy như viên ngọc sáng giữa đại ngàn với cảnh đẹp thơ mộng, quyến rũ và là điểm đến lý tưởng đối với những người yêu thiên nhiên.Đây là hồ nước ngọt được xây dựng trên Sông...

Cau tăng giá kỷ lục, đồng bào ở Quảng Ngãi thêm thu nhập

Hiện nay, thị trường tiêu thụ cau chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc nên giá cả bấp bênh, năm được năm mất. Để tạo nguồn thu nhập cho bà con trong những năm cau rớt giá, huyện Tây Sơn khuyến khích bà con đưa một số giống cây vào trồng dưới tán cây cau như hành Hà Lan, ổi Nữ Hoàng, dứa, sả... để cân đối cây trồng tại địa phương.Tại huyện Tiên Phước, vùng cau...

Kỳ vọng của Người có uy tín vào Đại hội IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra vào ngày 18-19/10 với chủ đề "Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, đổi mới, phát huy lợi thế, hội nhập và phát triển".Cũng...

Mới nhất

Hàng trăm người dân Yên Bái, Phú Thọ được khám các bệnh da liễu sau bão lũ

Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa qua đã liên hệ với các tỉnh bị ảnh hưởng sau cơn bão Yagi để khảo sát tình hình bệnh da tại địa phương. Qua khảo sát cho thấy, tình trạng bệnh lý về da đang bùng phát phức tạp tại một số địa bàn....

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễm

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễmCông ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) vừa đồng hành cùng các hiệp hội y khoa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề cập nhật tình hình dịch tễ và giải pháp chủ động...

Đại học RMIT Việt Nam dành quỹ học bổng hơn 53 tỉ đồng cho sinh viên tài năng

105 suất học bổng trị giá hơn 53,2 tỉ đồng cho nhiều ngành học Chương trình học bổng 2024 của RMIT Việt Nam được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm, với 1.900 đơn ứng tuyển cho 19 hạng mục, bao gồm các chương trình dự bị đại học, đại học, cao học và tiến sĩ.   Trường đã trao...

Triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị...

Là một học trò xuất sắc

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh lá thư tay với nội dung mong muốn được hỗ trợ cho một bạn học...

Mới nhất