Trang chủSự kiệnThông qua luật Địa chất và khoáng sản, nhiều quy định mới...

Thông qua luật Địa chất và khoáng sản, nhiều quy định mới về cấp phép khoáng sản

Chính phủ sẽ quy định tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời, mỗi cá nhân cấp tối đa 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản.

Sáng 29.11, 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua luật Địa chất và khoáng sản, có hiệu lực từ 1.7.2025.

Thông qua luật Địa chất và khoáng sản, nhiều quy định mới về cấp phép khoáng sản- Ảnh 1.

Quốc hội thông qua luật Địa chất và khoáng sản sáng 29.11

ẢNH: GIA HÂN

Liên quan tới đấu giá quyền khai thác khoáng sản, luật vừa thông qua quy định khu vực không thực hiện đấu giá là khu vực khoáng sản được khoanh định để bảo đảm an ninh năng lượng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, sử dụng hiệu quả khoáng sản chiến lược, quan trọng.

Luật cũng quy định, không thực hiện đấu giá với việc khai thác khoáng sản bảo đảm nguyên liệu, vật liệu cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. 

Luật tiếp tục giao Bộ TN-MT khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ TN-MT.

Ở địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức thực hiện việc khoanh định, phê duyệt, điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh.

Chính phủ cũng được giao quy định tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Luật vừa thông qua cũng bổ sung quy định giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định bằng tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của khoáng sản cùng loại ở khu vực không đấu giá. Bước giá được xác định tối thiểu là 1% và tối đa là 10% giá khởi điểm.

Thông qua luật Địa chất và khoáng sản, nhiều quy định mới về cấp phép khoáng sản- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Lê Quang Huy báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật

ẢNH: GIA HÂN

Báo cáo tiếp thu, giải trình dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội Lê Quang Huy, cho biết, một số ý kiến đề nghị gộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực của Nhà nước và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên khác nhau về cơ chế xác định, việc thu, nộp và không trùng lặp thủ tục hành chính. Quy định tiền cấp quyền đối với tài nguyên khoáng sản thống nhất với pháp luật về tài nguyên nước. Trường hợp bỏ quy định thu tiền cấp quyền thì không có cơ sở tính giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Do vậy, dự thảo luật tiếp tục quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và không gộp với thuế tài nguyên. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục cải cách thủ tục nộp thuế, tiền cấp quyền để bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp tối đa 5 giấy phép thăm dò một loại khoáng sản

Thông qua luật Địa chất và khoáng sản, nhiều quy định mới về cấp phép khoáng sản- Ảnh 3.

Bộ trưởng TN-MT Đỗ Đức Duy tại phiên họp thông qua luật Địa chất và khoáng sản. Dự án luật do Bộ TN-MT chủ trì soạn thảo

ẢNH: GIA HÂN

Luật Địa chất và khoáng sản vừa thông qua cũng quy định, mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực.

Báo cáo trước Quốc hội, ông Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ quy định đối với trường hợp tổ chức được cấp vượt quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến số lượng giấy phép thăm dò đối với khoáng sản năng lượng (than) cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo đã bổ sung quy định trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng 1 tổ chức phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.

Về giấy phép khai thác khoáng sản, ông Huy phản ánh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác.

Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Thanhnien.vn
Nguồn:https://thanhnien.vn/thong-qua-luat-dia-chat-va-khoang-san-nhieu-quy-dinh-moi-ve-cap-phep-khoang-san-18524112909493249.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất cho HĐND giám sát cơ quan trung ương ở địa phương

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thẩm quyền giám sát các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp. Ngày 29.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Ngọc Xuân (Bình Dương) cho biết, qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa...

Không đấu giá quyền khai thác khoáng sản khu vực chiến lược

Luật Địa chất và khoáng sản quy định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với một số khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng. Sáng 29.11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Trước đó, trình bày Báo cáo tóm tắt về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự...

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và...

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Trong đó có những nội dung quan trọng bao gồm: Đảm bảo minh bạch, thúc đẩy thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phòng chống chuyển giá, chống trốn thuế, thất thu thuế, chống xói mòn nguồn thu… Truyền hình Quốc hội Việt Nam 

Nhà trong hẻm sâu ở Hà Nội, TP.HCM sẽ bắt buộc mua bình chữa cháy

Theo luật PCCC vừa được Quốc hội thông qua, nhà ở trong hẻm sâu tại các thành phố trực thuộc T.Ư sẽ bắt buộc trang bị bình chữa cháy và thiết bị truyền tin báo cháy. Sáng 29.11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV thông qua luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Luật có hiệu lực thi hành từ 1.7.2025, với nhiều quy định mới về điều kiện PCCC...

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy

Trong phiên làm việc, Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà trong hẻm sâu ở Hà Nội, TP.HCM sẽ bắt buộc mua bình chữa cháy

Theo luật PCCC vừa được Quốc hội thông qua, nhà ở trong hẻm sâu tại các thành phố trực thuộc T.Ư sẽ bắt buộc trang bị bình chữa cháy và thiết bị truyền tin báo cháy. Sáng 29.11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV thông qua luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Luật có hiệu lực thi hành từ 1.7.2025, với nhiều quy định mới về điều kiện PCCC...

Diện cặp đôi quần jeans xanh và áo khoác cho ngày lạnh

Quần jeans xanh đã nhẹ nhàng bước vào tủ đồ công sở của mỗi quý cô theo cách...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư: Thời điểm ý Đảng quyện với lòng dân bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Hiện nay là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thịnh vượng sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, GS-TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng, trực tiếp trao đổi chuyên...

Tổng thống Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Chiều nay, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã cùng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - công trình mới khánh thành và mở cửa đón nhân dân, du khách từ 1/11. Chiều 25/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Thời điểm chín muồi để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bộ máy quá cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển. Không tinh gọn, đất nước sẽ không phát triển được. Cách mạng tinh gọn bộ máy Phát biểu tại Quốc hội (QH) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn câu chuyện: Chỉ một vấn đề là cát, đá, sỏi lòng sông mà Bộ GTVT thì bảo: khai thác cát, đá, sỏi lòng sông giúp khơi thông luồng lạch,...

Chuyên gia hiến kế hướng tinh gọn bộ máy để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - PGS TS Trương Thị Hiền góp ý, TPHCM cần có một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để bước vào kỷ nguyên mới. Các ban, sở, ngành cần tinh gọn tương ứng với cấp Trung ương, Chính phủ. Sáng 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm "TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Sự kiện là dịp để chuyên gia, nhà khoa...

Cùng chuyên mục

Đề xuất cho HĐND giám sát cơ quan trung ương ở địa phương

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thẩm quyền giám sát các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp. Ngày 29.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Ngọc Xuân (Bình Dương) cho biết, qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa...

Không đấu giá quyền khai thác khoáng sản khu vực chiến lược

Luật Địa chất và khoáng sản quy định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với một số khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng. Sáng 29.11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Trước đó, trình bày Báo cáo tóm tắt về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự...

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và...

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Trong đó có những nội dung quan trọng bao gồm: Đảm bảo minh bạch, thúc đẩy thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phòng chống chuyển giá, chống trốn thuế, thất thu thuế, chống xói mòn nguồn thu… Truyền hình Quốc hội Việt Nam 

Nhà trong hẻm sâu ở Hà Nội, TP.HCM sẽ bắt buộc mua bình chữa cháy

Theo luật PCCC vừa được Quốc hội thông qua, nhà ở trong hẻm sâu tại các thành phố trực thuộc T.Ư sẽ bắt buộc trang bị bình chữa cháy và thiết bị truyền tin báo cháy. Sáng 29.11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV thông qua luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Luật có hiệu lực thi hành từ 1.7.2025, với nhiều quy định mới về điều kiện PCCC...

Thời điểm chín muồi để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bộ máy quá cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển. Không tinh gọn, đất nước sẽ không phát triển được. Cách mạng tinh gọn bộ máy Phát biểu tại Quốc hội (QH) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn câu chuyện: Chỉ một vấn đề là cát, đá, sỏi lòng sông mà Bộ GTVT thì bảo: khai thác cát, đá, sỏi lòng sông giúp khơi thông luồng lạch,...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại

“… Em cao nguyên huyền thoại Em cao nguyên cỏ dại Một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi…” (trích lời bài hát Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột - Nguyễn Cường) Thật vậy, Tây Nguyên luôn là những hình ảnh thân quen với cồng chiêng, đất đỏ bazan, voi và đồng bào. Nhưng Tây Nguyên cũng...

Những món ngon khó cưỡng của người Ba Na ở huyện Kbang

(NLĐO) - Ẩm thực truyền thống của người Ba Na được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, mang đậm hương vị núi rừng. ...

Đề xuất cho HĐND giám sát cơ quan trung ương ở địa phương

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thẩm quyền giám sát các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp. Ngày 29.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Phát biểu...

Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam. Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi,...

Chủ tịch Quốc hội Singapore chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Singapore từ ngày 1-3/12, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa của chuyến thăm đối với quan hệ hai nước, ngày 28/11, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại