Trang chủDestinationsThái BìnhThống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi...

Thống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ


Theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được thông qua, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH).

Chiều 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Không lấy phiếu tín nhiệm với người chờ nghỉ hưu

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Kết quả cho thấy, có 470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (chiếm tỷ lệ 95,14%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH).

Theo Nghị quyết, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.

Nghị quyết nêu rõ không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 23/6. (Ảnh: DUY LINH).

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Về nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đồng thời, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

Về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Chỉ lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: DUY LINH).

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm (Điều 2), có ý kiến đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ cấp xã để bảo đảm thống nhất với phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 96-QĐ/TW.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên, qua thảo luận, có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và đề nghị bổ sung trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 6 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe). Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cần bám sát Quy định số 96-QĐ/TW về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Quy định số 96-QĐ/TW đã xác định cụ thể các trường hợp không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và cho rằng, cần có cơ chế cho người có phiếu tín nhiệm thấp chủ động xin từ chức, bổ sung thời hạn xin từ chức… Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị cần thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm luôn để bảo đảm tính nghiêm minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết không quy định quá chi tiết tất cả các trường hợp về xử lý hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.

Đối với ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Việc dự thảo Nghị quyết quy định việc xem xét miễn nhiệm đối với người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình về công tác nhân sự.

Quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa phương, khi kỳ họp của Hội đồng nhân dân thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Mặt khác, tại Điều 19 của dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân đến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện giám sát, nên các vấn đề về công tác cán bộ sẽ được theo sát và xử lý sớm nhất có thể, hạn chế để xảy ra tình trạng cán bộ có tín nhiệm thấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian dài sau đó.

Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) gồm 22 điều và 7 Phụ lục kèm theo, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Trường hợp vừa có lương hưu vừa được hưởng trợ cấp một lần từ 1/7/2025

(Dân trí) - Từ ngày 1/7/2025, trường hợp người lao động vừa được hưởng lương hưu vừa được lãnh trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có sự điều chỉnh so với luật hiện hành. Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2024 có sự điều chỉnh so với luật hiện...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Đề xuất nhà giáo được tăng 1 bậc lương, giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo được tăng 1 bậc lương; giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước nhưng không quá 5 tuổi và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Sáng 9/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo, trong đó có những điểm mới về...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cả ngàn học sinh gọi tên, nói lời cảm ơn khi hiệu trưởng vào sân trường

(Dân trí) - Hơn 1.400 học sinh tại một trường THPT ở Đắk Lắk đã vẫy tay, reo hò tên thầy hiệu trưởng, nói lời cảm ơn và hát bài "Bụi phấn" để tri ân trước khi thầy chính thức nghỉ hưu. Ngày 31/10, trên mạng xã hội Facebook đăng tải đoạn clip cả ngàn học sinh đứng kín hành lang các lớp học để tri ân, chia tay thầy hiệu trưởng về hưu.Đoạn clip được quay tại Trường THPT Phan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

Thành phố: Tổ chức giao lưu văn hóa đọc

Thành phố: Tổ chức giao lưu văn hóa đọc ...

Thụy Dân: “Dân vận khéo” kéo phong trào

Thụy Dân: “Dân vận khéo” kéo phong trào ...

Các dự án tu bổ, nâng cấp đê Trà Lý đều đạt và vượt tiến độ đề ra

Các dự án tu bổ, nâng cấp đê Trà Lý đều đạt và vượt tiến độ đề ra ...

Cảnh báo nhiều Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe giả mạo

Cảnh báo nhiều Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe giả mạo ...

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu tiên thăm Ai Cập

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu tiên thăm Ai Cập ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Giá vàng nhẫn tăng đến bao giờ?

Giá vàng chiều nay 16/11/2024: Giá vàng nhẫn tăng từ 300.000 đồng đến gần 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua, trong khi đó, giá vàng miếng vẫn dậm chân tại chỗ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi...

Bị nghi ‘dao kéo’, Hoà Minzy nói xin lỗi: ‘Không thể lừa dối mọi người thêm nữa’

Những ngày qua, Hoà Minzy vướng nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ khi xuất hiện với diện mạo khác lạ. Cặp má căng tròn, môi mọng đầy đặn khiến nhiều khán giả cho rằng cô đã chỉnh sửa dẫn đến gương mặt có sự thay đổi. Hòa Minzy tên thật là Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1995. Năm 2014,...

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM

Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong chính thức được tháo dỡ, di dời để trả lại mặt bằng cho Nhà nước sau nhiều năm "dùng dằng". Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong chính thức được tháo dỡ, di dời để trả lại mặt bằng cho Nhà nước sau nhiều năm "dùng dằng". ...

Đại biểu SSEAYP ăn cơm sườn, ở chung nhà với người dân 13 quận, huyện TP.HCM

Những ngày ở nhà dân (homestay) tạo cơ hội quý để các đại biểu trẻ SSEAYP 2024 cùng trải nghiệm văn hóa, tìm hiểu lịch sử, con người và ẩm thực Việt Nam. ...

Suốt ngày ngồi máy lạnh, dễ mắc bệnh gì?

Với học sinh không vận động trong hàng giờ đồng hồ trong điều kiện máy lạnh phả vào người sẽ dễ bị bệnh. Làm gì để phòng tránh? ...

Mới nhất