Trang chủNewsChính trịThống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển dữ...

Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài

Chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại dự thảo Luật Dữ liệu là vấn đề mới, phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, và hiện nay có một số cơ quan đại diện, một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài gửi ý kiến kiến nghị. Do đó làm sao quy định chặt chẽ chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là vấn đề đang được đặt ra.

anh trên
Làm sao quy định chặt chẽ chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là vấn đề đang được đặt ra. Ảnh: M.H.

Thực tế đây không chỉ là dự án Luật khó, mới, mà còn phức tạp khi qua rà soát hiện có 69 Luật có quy định về cơ sở dữ liệu (bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành). Điều đáng nói, tại Điều 25 về chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang nhận được sự quan tâm của các ĐBQH cũng như dư luận hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa -Vũng Tàu) cho rằng, dự thảo Luật quy định về chuyển dữ liệu ra nước ngoài nhưng chưa làm rõ các loại dữ liệu bị cấm, hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài và quy trình cụ thể. Trong bối cảnh quốc tế hóa, việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới đòi hỏi phải có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ chủ quyền số của quốc gia. Vì vậy, cần làm rõ các loại dữ liệu bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài và quy trình chi tiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cũng nêu quan điểm, cần thận trọng trong việc bảo vệ dữ liệu bí mật của tổ chức, cá nhân, không để kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu, trục lợi bằng nhiều hình thức khác nhau, bảo vệ chủ quyền số và lợi ích quốc gia nhưng cũng đảm bảo hài hòa thông lệ quốc tế, không cản trở dữ liệu an toàn, tự do biên giới. Ngoài ra, cũng cần xác định cụ thể các trường hợp bị cấm hoặc hạn chế ra nước ngoài. Ông Hòa tán thành với việc giao Chính phủ quy định cụ thể chi tiết nội dung này tại khoản 4 quy định của tổ chức, cá nhân.

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu. Liên quan đến chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, ông Lê Tấn Tới – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, quy định về chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đối với dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi để bảo đảm quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Hiện nay, việc mua bán dữ liệu nói chung và việc chuyển giao dữ liệu giữa tổ chức, cá nhân ngày càng phổ biến. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tới quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nhất là dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng. Nhiều nước trên thế giới cũng đã có quy định hạn chế, kiểm soát việc chuyển giao các dữ liệu này ra nước ngoài, để bảo đảm an ninh tài nguyên dữ liệu.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, đây là nội dung mới, phức tạp, còn có ý kiến khác nhau và hiện nay có một số cơ quan đại diện, một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài gửi ý kiến kiến nghị. Để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm linh hoạt trong quá trình quản lý, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị chỉ quy định những nội dung cơ bản mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đặt vấn đề, dự thảo Luật đã có quy định về chuyển dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng ra nước ngoài; chuyển dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và xử lý dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng ở nước ngoài, vậy cũng cần đặt vấn đề chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ như thế nào?

Theo ông Lê Quang Huy – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới từ trong nước ra nước ngoài có tính chất quan trọng vì còn liên quan đến dữ liệu số, chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên ông Huy cho hay, chỉ nên quy định khung vì lĩnh vực này rất mới và đa dạng, phức tạp, không thể lường hết được những tình huống xảy ra trong tương lai. Sau đó giao Chính phủ quy định chi tiết để tùy theo từng thời kỳ sẽ có các điều chỉnh ở mức độ các văn bản dưới luật.

Liên quan đến nội dung chuyển dữ liệu ra nước ngoài, hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thiết kế lại điều này để vừa đáp ứng yêu cầu quản lý, vừa khơi thông dòng chảy dữ liệu trong nước và quốc tế. Vì tính cấp bách, Chính phủ xin thông qua dự thảo Luật Dữ liệu trong 1 kỳ họp (Kỳ họp thứ 8).

Khi kết luận nội dung về dự án Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí dự án Luật Dữ liệu đủ điều kiện để báo cáo Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Ông Phương cho rằng, những vấn đề mới thì chỉ quy định khuôn khổ, nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết để thuận lợi trong tổ chức thực hiện; đáp ứng yêu cầu vừa quản lý, vừa khơi thông nguồn lực dữ liệu.

Theo dự kiến trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu trong trường hợp đủ điều kiện.

Việc mua bán dữ liệu nói chung và việc chuyển giao dữ liệu giữa tổ chức, cá nhân ngày càng phổ biến. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tới quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Nhiều nước trên thế giới đã có quy định hạn chế, kiểm soát việc chuyển giao các dữ liệu ra nước ngoài, để bảo đảm an ninh tài nguyên dữ liệu.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thong-nhat-giao-chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-viec-chuyen-du-lieu-ra-nuoc-ngoai-10294764.html

Cùng chủ đề

Tăng trưởng xanh – Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu

Kinhtedothi - Ngày 28/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”. Tham gia tọa đàm, đại diện các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đều khẳng định tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược và là lựa chọn tất yếu để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Tăng trưởng xanh không chỉ là...

Phát triển kinh tế – xã hội số phù hợp thực tiễn

Để công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm. Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là mục tiêu và động lực. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban KT-XH Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng. Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Phát triển kinh tế gắn với an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động

Kinhtedothi - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới Mục đích của Kế hoạch nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 140/KH-BCĐTKNQ18 ngày 05/12/2024. Theo đó số nhiệm vụ chung cần triển khai như các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ...

Nhiệm vụ và giải phát trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò của đại đoàn kết,  một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương xuyên suốt, thống nhất của Đảng ta trong suốt quá...

Đảm bảo sản xuất, kinh doanh lúa, gạo xuất khẩu bền vững

Những tháng đầu năm 2024, thị trường lúa gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số cơ quan liên quan thì tình hình xuất khẩu gạo vẫn thuận lợi, nhu cầu gạo của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao...

Cùng chuyên mục

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Mới nhất

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Mới nhất