Trang chủNewsThời sựThông điệp mạnh mẽ về Việt Nam là thành viên tích cực,...

Thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

Ngày 8/8/2024 tại New York, Ủy ban chuyên trách của Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng.
Chú thích ảnh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát

Nhân dịp này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên.

Thưa Thứ trưởng Thường trực, xin ông chia sẻ về tiến trình đàm phán Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng?

Đàm phán xây dựng dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng là một trong những tiến trình thương lượng đáng chú ý nhất tại Liên hợp quốc trong thời gian qua, với sự tham gia đóng góp trực tiếp của trên 150 quốc gia. Có mấy lý do chính khiến tiến trình này được quan tâm và ủng hộ như vậy.

Thứ nhất, vấn đề an ninh không gian mạng hiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Song song với sự phát triển và những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các hoạt động tội phạm mạng cũng gia tăng một cách đáng lo ngại. Các cuộc tấn công trên không gian mạng phát triển nhanh chóng về cả hình thức và quy mô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của các nước, đe dọa chủ quyền và làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia do tính chất xuyên biên giới và ẩn danh trên không gian mạng. Trong khi đó, Liên hợp quốc thiếu một khuôn khổ pháp lý chung để các nước hợp tác chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra, thu thập chứng cứ… liên quan đến tội phạm mạng, vì vậy việc xây dựng và sớm ký kết một công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm trên không gian mạng là rất cần thiết.

Thứ hai, dự thảo Công ước được kỳ vọng sẽ kiến tạo khuôn khổ pháp lý giúp tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng. Dự thảo Công ước khẳng định chủ quyền và trách nhiệm của mỗi quốc gia trong phòng chống tội phạm mạng đi kèm với bảo đảm các quyền con người cơ bản trên không gian mạng; hình sự hóa 11 loại hình tội phạm mạng điển hình, gây nhức nhối nhất; thống nhất quy định 6 biện pháp nghiệp vụ đặc thù; thiết lập cơ chế hợp tác 24/7 giữa cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia, đáp ứng yêu cầu tương trợ tư pháp kịp thời, hiệu quả; khuyến khích cơ chế phối hợp với cộng đồng chuyên gia, hiệp hội và doanh nghiệp công nghệ nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm mạng; cho phép sớm thảo luận xây dựng Nghị định thư bổ sung đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và loại hình tội phạm mới.

Thứ ba, khi đi vào hiệu lực, Công ước sẽ trở thành văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên mang tính toàn cầu quản lý không gian mạng, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy luật pháp quốc tế nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác toàn cầu ứng phó với các vấn đề trên không gian mạng. Công ước cũng sẽ củng cố, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp lý quốc tế của Liên hợp quốc trong phòng chống tội phạm như Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) và Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC). Sự đồng thuận của các nước đối với dự thảo Công ước đã tiếp tục khẳng định giá trị, đóng góp của chủ nghĩa đa phương tại Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế.

Dự thảo Công ước là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm, lợi ích và thực tiễn quốc gia khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về phạm vi áp dụng Công ước, các nguyên tắc trong thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ… Vì vậy, thành công của đàm phán dự thảo Công ước rất đáng khích lệ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, góp phần thu hẹp khoảng cách về năng lực số giữa các quốc gia.

Thưa Thứ trưởng Thường trực, việc dự thảo Công ước được thông qua có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phổ cập Internet hàng đầu thế giới, với 78,44 triệu người sử dụng Internet tính đến đầu năm 2024, tương đương 79,1% dân số. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2023, đã ghi nhận gần 16.000 phản ánh chỉ riêng trong vấn đề lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tăng 64,78% so với năm 2022. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng.

Nhận thức được mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ tội phạm mạng, sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã cùng các cơ quan chức năng Việt Nam tham gia thảo luận và đàm phán văn kiện ngay từ giai đoạn đầu tiên trong năm 2022. Việc nhất quán ủng hộ việc thành lập cơ chế đàm phán và tham gia tích cực xuyên suốt 8 phiên họp của Ủy ban chuyên trách đã khẳng định thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định quốc tế.

Đối với Việt Nam, dự thảo Công ước được thông qua mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất, dự thảo Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý cụ thể, toàn diện để cơ quan chức năng Việt Nam thiết lập, tăng cường hiệu quả hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật các nước. Bởi tính chất không biên giới của tội phạm mạng, hợp tác quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cơ quan chức năng Việt Nam kịp thời điều tra, thu thập thông tin, chứng cứ về hành vi phạm tội trên không gian mạng phục vụ công tác truy tố, xét xử tội phạm.

Thứ hai, trong bối cảnh vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng số giữa các quốc gia, dự thảo Công ước mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tham gia và tiếp nhận các cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ. Những cơ chế này sẽ góp phần nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng phó với tội phạm mạng của các nước đang phát triển, đóng vai trò hết sức quan trọng giúp xây dựng môi trường không gian mạng toàn cầu lành mạnh, an toàn hơn.

Thứ ba, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến thực thi pháp luật, xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ cũng như tham gia điều phối các quy định về biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, với cơ chế đoàn liên ngành, Việt Nam bám sát, tham gia chặt chẽ, hiệu quả, toàn diện các nội dung của Công ước về khía cạnh ngoại giao, pháp lý và kỹ thuật. Điều này góp phần thực hiện nhiệm vụ chủ động, tích cực đóng góp nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị – kinh tế quốc tế nêu tại Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. 

Vậy, công việc tiếp theo cần thực hiện sau khi dự thảo Công ước được Ủy ban chuyên trách thông qua là gì, thưa Thứ trưởng?

Sau khi Ủy ban chuyên trách nhất trí về dự thảo Công ước, tài liệu này sẽ được đệ trình Đại hội đồng Liên hợp quốc để 193 nước thành viên chính thức thông qua trong thời gian sớm nhất. Trên cơ sở đó, Công ước sẽ được mở để các nước tham gia ký kết cho đến trước ngày 31/12/2026.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu việc chính thức thông qua, ký và phê chuẩn Công ước; rà soát, đánh giá và hoàn thiện các văn bản pháp lý chuyên ngành của Việt Nam nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả, hiệu lực các quy định của Công ước, có tính đến các đặc thù của tội phạm mạng; quan tâm đầu tư hạ tầng và năng lực công nghệ để đáp ứng yêu cầu của Công ước; trao đổi với Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Việc thông qua Công ước mới chỉ là bước đi đầu tiên và sẽ còn rất nhiều công việc ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của các bộ, ngành liên quan.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng Thường trực.

TTXVN/Báo Tin tức
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thong-diep-manh-me-ve-viet-nam-la-thanh-vien-tich-cuc-trach-nhiem-cua-cong-dong-quoc-te-20240810225150970.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Việt Nam: Dấu mốc trong lịch sử quan hệ

Chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt-Lào, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới. Ngày mai (10/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và...

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

​Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm - Ảnh: NAM THÀNH Chiều 8-9, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào hồi 15h30 cùng ngày, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công...

Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-8/9. Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bầu cử Mỹ: Ứng cử viên Harris chia sẻ việc bếp núc để tăng kết nối với cử tri

Ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang tích cực chia sẻ thông tin về thời thơ ấu, việc bếp núc và món ăn yêu thích, để cử tri thấy khía cạnh khác của bà. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Rochester, Pennsylvania, Mỹ, ngày 18/8. Ảnh: Getty Images/TTXVN Trên thực tế, bà Harris vừa làm bữa sáng với bánh pancake và thịt xông khói cho hai cháu gái 6...

Khảo sát bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đang cạnh tranh sít sao

Càng tiến về giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt là thời điểm trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên dự kiến diễn ra tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia vào ngày 10/9, cuộc cạnh tranh giữa ứng cử viên của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump và bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, càng gay cấn và sít sao. Theo kết...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nga. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán...

Các cơ sở y tế nhanh chóng khắc phục thiệt hại và ổn định khám chữa bệnh sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi, nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão đã bị thiệt hại về cơ sở vật chất. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 3, yêu cầu nhanh chóng khắc phục tác...

Tổng thống Mozambique đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 8/9, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/9 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi kể từ khi nhậm chức và là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Mozambique sau...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Cùng chuyên mục

Phân luồng hướng đi do cầu Phong Châu bị sập

Do nước lũ dâng cao, chảy siết, nên cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C thuộc Phú Thọ bị...

Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng vũ trang Quân khu 2 đang khẩn trương triển khai phương tiện, cùng hơn 500 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu.   Hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đã điều 3 xuồng cao tốc và hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tới khu vực cầu Phong Châu. Đồng thời, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ và Lữ đoàn Công binh 543 triển khai lực lượng cứu hộ vụ sập cầu Phong...

Nước sông Hồng tràn bờ, TP Lào Cai di chuyển khẩn cấp hơn 1.000 hộ dân

Trong nướcBích Hợp • 09/09/2024 - 14:56(TN&MT) - 13h00 ngày 9/9/2024, Đài Khí tượng thuỷ văn Lào Cai đã quan trắc được mực nước sông Hồng tại Lào Cai là 85,84 m, cao hơn mực nước lên so lúc 12h là 0,3m, lũ đang ở mức trên báo động 3 là 2,34 m; Trên sông Hồng tại Bảo Hà là 60,73m, trên báo động 3 là 3,73m. Do nước lũ lên cao đã tràn bờ kè và tràn...

Sập cầu Phong Châu, các phương tiện đi lại như thế nào?

Để tránh hiện trường vụ sập cầu Phong Châu, các phương tiện lưu thông như sau:  Xe từ cầu Đồng Quang, cầu Trung Hà, các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Lâm Thao, Việt Trì di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi đường Hồ Chí Minh → qua cầu Ngọc Tháp hoặc qua Quốc lộ 2 → đi Lâm Thao, Việt Trì.  Các xe từ Lâm Thao, Việt Trì đi Tam Nông,...

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Mới nhất

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất...

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 56/2024 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.Theo đó, Quyết định 56 có hiệu lực từ ngày 20/9, sẽ thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao...

Xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện 220kV và 500kV sau bão tại Quảng Ninh

Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại.   Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và...

Hải Phát Invest (HPX) tái cấu trúc tài chính vẫn ‘vất vả’ nợ nần

Hoạt động kinh doanh vẫn không có dấu hiệu khởi sắc  Sau ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào tháng 4/2024, thành phần cổ đông của CTCP Đầu tư Hải...

Mới nhất